Vì sao Doraemon chết

Ngày thiếu nhi Nhật Bản 5-5, báo Asahi đăng một bài thơ khuyên nhủ trẻ em học tập... Nobita, hãy nằm yên ở nhà trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp

Trên các diễn đàn truyện tranh, nhiều người không giấu được sự trầm trồ khi người bạn tuổi thơ của nhiều thế hệ đã bước sang tuổi năm mươi.

Có thể nói, Doraemon chính là "biểu tượng quyền lực" của manga Nhật Bản trên toàn thế giới, từ truyện tranh, hoạt hình đến các sản phẩm ăn theo; đưa hình ảnh chú mèo máy đến từ tương lai trở thành hình ảnh quen thuộc kể cả với những ai chưa đọc truyện hay xem phim hoạt hình.

Ở Việt Nam, đứa con tinh thần của họa sĩ Fujiko Fujio - trong một thời gian dài thường được viết là Đô-rê-mon - là nhân vật thân thương đối với thế hệ 8X, 9X cùng với những người bạn như Nôbita [Nobita], Chaien [Jaian], Xuka [Shizuka], Xêkô [Suneo]…

Câu chuyện của một họa sĩ manga

Fujiko Fujio là bút danh chung của Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Đến năm 1987, hai họa sĩ chia tay nhau và theo đuổi con đường sáng tác riêng. Bộ truyện Doraemon được Fujimoto tiếp tục thực hiện - lúc này ký bút danh Fujiko F Fujio - đến ngày ông qua đời.

Độc giả có thể kể vanh vách từng bảo bối xuất hiện trong truyện Doraemon, thậm chí có thể nói bảo bối ấy xuất hiện trong tập nào.

Tuy nhiên, đời tư của người sáng tạo ra nó vẫn ít ai biết đến. Trong quyển truyện tranh - hồi ký Doraemon kí sự - câu chuyện phía sau họa sĩ Fujiko F Fujio của Mugiwara Shintaro hé mở cho ta phần nào cuộc sống của họa sĩ danh tiếng trong giai đoạn cuối sự nghiệp.

Quyển sách kể câu chuyện của một mangaka [họa sĩ manga] điển hình với sự toàn tâm cho công việc sáng tác ngay cả lúc bạo bệnh. Fujiko F Fujio đã là thầy của Shintaro ngay cả lúc ông còn chưa biết cậu.

Ẩn dưới tình yêu quá lớn dành cho thầy, ta còn thấy được câu chuyện về một đứa trẻ mơ mộng dám theo đuổi ước mơ của Shintaro. Điều này gợi nhắc ta đến mối quan hệ sư - đồ trong phim Star War - bộ phim mà tác giả của Doraemon yêu thích nhất.

Mugiwara Shintaro là một trong những trợ lý của Fujiko F Fujio ở Công ty Fujiko Pro từ năm 1988. Ông cũng là người hoàn thành tác phẩm cuối cùng của Fujiko F Fujio - Nobita và cuộc phiêu lưu ở thành phố dây cót, dựa trên những phác thảo của thầy.

Để bộ truyện Doraemon hiện diện ở Việt Nam, không thể quên công sức của ông Nguyễn Thắng Vu - vị cố giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, người đi tiên phong đưa manga vào Việt Nam.

Doraemon xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1992, nhanh chóng thành hiện tượng xuất bản chưa từng có.

Nhưng mãi tới năm 1996, Nhà xuất bản Kim Đồng mới thương lượng bản quyền thành công với Nhà xuất bản Shogakukan, đồng thời mời được họa sĩ Fujiko F Fujio đến thăm Việt Nam, giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp ra mắt Quỹ học bổng Doraemon từ toàn bộ tiền bản quyền bộ truyện.

Cuối năm đó, họa sĩ Fujiko F Fujio qua đời vì bạo bệnh. Chuyến đi được Shintaro thuật lại trong Doraemon kí sự cho thấy sự nồng nhiệt này của người hâm mộ dành cho cố họa sĩ.

Nhìn lại chú mèo máy sau 50 năm

Rất nhiều đứa trẻ trên đời từng ít nhất một lần ao ước có được món bảo bối nào đó của Doraemon để "cứu bồ" trong tình huống bí bách.

Nhưng dẫu có mở rộng cuộc phiêu lưu ra bên ngoài vũ trụ, dưới đại dương hay trong lòng đất, còn hơn một câu chuyện về những điều thần kỳ, Doraemon vẫn là tiểu vũ trụ của những bạn nhỏ, với những mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội, những nỗi lo thường nhật.

Thế giới ấy cũng có những trọc phú, cướp giật, lừa đảo, tội phạm. Nó chối từ việc lý tưởng hóa cuộc sống, nó đặt những đứa trẻ trước cái xấu, trước những cám dỗ vật chất trên con đường trưởng thành.

Fujiko F Fujio để lại một Doraemon dang dở đi trên cuộc đời này mà không hồi kết. Trong bộ phim hoạt hình Stand by Me Doraemon ra mắt năm 2014, các nhà làm phim gần như đã cho Doraemon cái kết đẹp. Doraemon phải rời Nobita, trở về thế giới của mình.

Các bảo bối có thần kỳ đến đâu cũng chỉ nhất thời. Những đứa trẻ rồi phải lớn. Doraemon có trở lại cũng chỉ để nối dài tình bạn không thể nào chia cắt.

Năm mươi năm đã trôi qua, thế giới đã sẵn sàng chia tay với Doraemon chưa? Không thể phủ nhận rằng ngày nay chúng ta còn gắn bó với nhân vật này bởi hoài niệm.

Nhưng suốt nửa thế kỷ, nhiều nhân vật truyện tranh khác đã xuất hiện, và Doraemon vẫn tồn tại gần gũi bất chấp những dị biệt về văn hóa. Những vấn đề môi trường mà bộ truyện đề cập đến từ vài chục năm trước, đến nay đã trở thành bức thiết.

Có lẽ nửa thế kỷ là dịp để nhìn lại chú mèo máy sợ chuột và những nhân vật bất toàn của tuổi thơ. Thế giới chúng ta ngày nay đang tiến gần đến tưởng tượng của Fujiko F Fujio khi xưa. Doraemon không chỉ đặt nhân loại trước nỗi trăn trở về sự thống trị của công nghệ, mà còn khiến ta băn khoăn tự hỏi liệu bản thân có đủ "nhân tính" hơn một robot...

Bộ tem kỷ niệm 50 năm ra đời bộ truyện Doraemon - Ảnh: Japan Post

Nhiều độc giả bày tỏ sự thích thú khi lần đầu tiên sau 4 năm, một bộ tem chủ đề Doraemon được phát hành.

Bộ tem 10 chiếc có giá 840 yen/bộ [khoảng 184.000 đồng] với hình ảnh hai nhân vật Doraemon và Nobita mang nét vẽ của giai đoạn 1970 - 1971, tương đối khác so với nét vẽ độc giả ngày nay quen thuộc.

Bưu điện Nhật Bản cũng phát hành song song bộ tem mang chủ đề du lịch giá 630 yen/bộ [khoảng 138.000 đồng] với hình ảnh Doraemon tham quan các danh lam thắng cảnh của Nhật Bản.

Doraemon, Conan, Shin... từ manga ra rạp, phim có đủ sức hút?

NỮ LÂM

Sự chia ly giữa Doraemon và Nobita là điều khó tránh khỏi, nhưng cái kết sau đây đã giải quyết điều đó hết sức hợp lý và đầy phần nhân văn.

Đối với những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X, không ai không biết đến tình bạn đẹp đẽ giữa chú mèo máy Doraemon và cậu nhóc Nobita trong bộ truyện tranh cùng tên. Qua nét vẽ mộc mạc cùng những câu chuyện bay bổng về bảo bối thần kỳ, bộ đôi tác giả Fujiko Fujio [gồm Fujiko F. Fujio và Fujiko Fujio A] đã vẽ nên thế giới đầy mơ mộng, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho những cô - cậu bé lúc đó.

Thế nhưng cho đến nay, Doraemon vẫn khiến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: Liệu có cái kết cuối cùng cho truyện hay không? Thực tế, bộ đôi tác giả Fujiko - Fujio tan rã năm 1987, do đó cả hai vẫn chưa cùng thảo luận cái kết chính thức cho truyện. Thêm nữa, Fujiko F. mất vào năm 1996 nên cũng chưa có quyết định nào về kết thúc của bộ truyện.

Bộ đôi tác giả Fujiko - Fujio

Trong vô số những đoạn kết được người hâm mộ, các họa sĩ manga nghiệp dư và cả nhà xuất bản đưa ra, mỗi cái kết đều có ưu, nhược điểm riêng, khó làm chiều lòng số đông người hâm mộ. Thế nhưng, cái kết do họa sĩ manga có bút danh Tajima T. Yasue [田嶋・T・安恵] được bình chọn là cái kết hay, có ý nghĩa và hợp logic nhất. Fanpage Mọt Truyện cũng có những phân tích cũng như nhận xét rất kỹ về đoạn kết này.

Theo đó, vào một ngày nọ, Doraemon bị hết pin và ngưng hoạt động. Nobita dùng Tivi xuyên thời gian liên lạc Dorami, em gái của Doraemon. Dorami nói rằng nếu thay pin như thông thường thì Doraemon sẽ mất hết kí ức về Nobita. Ngoài ra, đội tuần tra thời gian không cho phép cô bé quay về quá khứ giúp anh mình nữa.

Giờ đây Nobita đứng trước 2 lựa chọn: Hoặc tự mình thay thế bộ pin bên trong chú mèo máy bất động, mà việc này có thể dẫn đến Doraemon bị cài đặt lại từ đầu và mất hoàn toàn trí nhớ, hoặc cậu phải chờ tiến bộ khoa học để phục hồi lại Doraemon một ngày nào đó trong tương lai.

Doraemon bị hết pin dù Nobita có lây gọi bằng mọi cách

Nobita phải đứng trước hai sự lựa chọn để sữa chửa Doraemon

Và Nobita đã chọn cách thứ 2, nhưng cậu không ngồi yên chờ đợi mà lao vào học tập để tự tạo ra phép màu. Chính nguồn động lực lớn lao đã đánh thức tiềm năng của Nobita, biến cậu trở thành nhà khoa học số 1 lúc đó.

Đoạn độc thoại khi Nobita trò chuyện cùng Doraemon lúc này đã mất hoàn toàn ý thức khiến không ít fan rơi nước mắt

Ngay sau đó, Nobita lao vào học tập, tìm tòi, hy vọng có thể tìm ra được phép màu sửa chữa Doraemon

Nói đến đây, một số "mọt" Doraemon có thể sẽ ngay lập tức phản biện lại bằng những điểm phi lý xuyên suốt bộ truyện:

1. Tại sao có cảnh sát tuần tra vũ trụ nhưng Nobita và Doraemon từ trước đến nay vẫn đi phiêu lưu xuyên thời gian thì thoải mái?

2. Con cháu Nobita trong tương lai tự nhận nghèo khó mà còn gửi Doraemon cho Nobita. Vậy con cháu Suneo [Xê Kô] sao không gửi mèo máy xịn cho ông tổ?

3. Tại sao Doraemon, một con rô bốt lỗi [xem tập Doraemon ra đời] lại có những bảo bối thần kỳ như Tủ điện thoại yêu cầu, Lịch quy định nắng mưa...

Những câu hỏi này đều được giải thích bằng thuật ngữ "biến dị thời gian" trong đoạn kết: Việc Doraemon đến quá khứ từ lúc bắt đầu câu chuyện đến chương kết thúc fanmade là để gây ra biến dị thời gian lên Nobita. Nói cách khác, đây là cách đánh thức tiềm năng của Nobita - cậu bé được cả thế giới gửi gắm mơ ước và tương lai thông qua thử thách.

Theo truyện, Doraemon ra đời vào năm 2112. Còn Nobita ra đời vào năm 1963 [vì khi Doraemon xuất hiện lần đầu là năm 1973, và Nobita khi đó 10 tuổi], Theo chap truyện fanmade, Nobita sửa xong Doraemon khi râu ria xồm xoàm, tầm 50 tuổi. Vậy là vào năm 2023, Nobita đã sửa chữa được Doraemon, một sản phẩm ra đời sau đó... 99 năm!

Nói như một câu thoại của Dekisugi trong tập kết fanmade này: "Điều tối mật phải được đặt trên mọi thứ đã được thông báo từ Tương Lai: Mọi can thiệp vào người đó phải bị cấm ngặt!" Vậy là đã rõ! Việc Doraemon quay về quá khứ giúp đỡ Nobita không phải là chủ ý của con cháu dòng họ Nobi, mà chính là sứ mệnh nhằm tạo ra "biến dị thời gian".

Chính vì vậy, việc Nobita du hành vượt thời gian trong suốt những tập trước không hề bị cấm, mà ngược lại còn có đội tuần tra theo sát để đảm bảo cậu đi theo đúng dòng lịch sử đã được đặt ra.

"Điều tối mật phải được đặt trên mọi thứ đã được thông báo từ Tương Lai: Mọi can thiệp vào người đó phải bị cấm ngặt!"

Đến đây, lại có một câu hỏi khác lớn lao hơn được đặt ra: Tại sao sứ mệnh lại lựa chọn Nobita - một cậu nhóc hậu đậu, yếu ớt, nhà nghèo... mà không chọn Dekisugi [Đê Khi] thông minh, Jaina [Chaien] khỏe mạnh hay Suneo [Xê Kô] giàu có để mọi chuyện có thể diễn ra dễ dàng, suôn sẻ hơn?

Câu trả lời đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa: Nobita là một đứa trẻ bình thường nhưng cũng rất đặc biệt. Chú bé Nobita chính là hiện thân của một "loser" mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ môi trường nào: không tài giỏi, không thu hút, không giàu có và cũng không có nhiều tài lẻ.

Cậu bé dễ bị lu mờ bởi những thứ giá trị hào nhoáng mà xã hội ngày nay dễ dàng tôn vinh. Nhưng, cũng chính cậu bé Nobita yếu ớt ấy, sẵn sàng đứng lên chống lại Jaina để bảo vệ quan điểm của mình, dùng hết sự chân thành ngây ngô của mình chinh phục Xuka.

Và vẫn là cậu bé yếu ớt ấy, khi được Doraemon giao nhiệm vụ nuôi thú, cậu đã sáng tạo ra Rồng, Thiên Mã, Điểu Sư; hay với tài năng bắn súng tưởng chừng vô dụng trong thời bình, lại là thứ để cậu hạ gục trùm sát thủ quốc tế, giải cứu hành tinh tím...

Những phẩm chất, tài năng đáng quý ấy thật sự bật lên sau khi cậu gặp được Doraemon - một chú mèo máy sở hữu biết cao bảo bối thần kỳ và cũng là người bạn tri kỷ của Nobita.

Doraemon là chú mèo máy giúp Nobita bật lên được những phẩm chất của mình

Đoạn kết fanmade này thực sự kế thừa tính nhân văn mà tác giả Fujiko Fujio đã đặt ra: Mỗi đứa trẻ đều có trong mình những điều đặc biệt; và chúng cần được yêu thương, che chở, chắp cánh cho trí tưởng tượng để tạo nên những điều phi thường; thay vì bị hắt hủi, coi thường hay bắt nạt!

Bao nhiêu năm gặp lại, nhà khoa học Nobita U50 khi đó với Doraemon vẫn mãi là cậu nhóc tiểu học hậu đậu hôm nào

Đoạn kết này được Tajima đưa lên Internet năm 1998, năm 2005, anh chuyển nó thành manga và đã nhận được đông đảo sự đón nhận của độc giả khi bán được tới trên 13.000 bản với giá 500 yên mỗi bản. Với nét vẽ không quá khác là bao so với bản Doraemon "thật", cộng thêm tính nhân văn sâu sắc, đoạn kết này đã được bình chọn là đoạn kết hay và làm vừa lòng fan nhất từ đó đến nay.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về đoạn kết này? Comment và chia sẻ cùng YAN News nhé!

Bài viết có tham khảo fanpage Mọt Truyện, ảnh kết truyện lấy từ kejut.com/doraemon1 - dịch YoutaMoutechi

[Ảnh: Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề