Viêm phế quản khám ở đâu

Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Vậy viêm phế quản là bệnh lý như thế nào? Viêm phế quản có nguy hiểm không, nên điều trị ở đâu hiệu quả? Những thông tin được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

1. Thông tin bệnh lý

Trước khi trả lời cho vấn đề viêm phế quản có nguy hiểm không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh lý.

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản, khiến các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại. Viêm phế quản khiến ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp.

Viêm phế quản là bệnh lý về hô hấp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh

Bệnh lý chia làm hai 2 loại, gồm có:

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính hay còn gọi là viêm khí phế mạc cấp là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Lúc này, bệnh lý gây ra các tác động làm đường hô hấp bị sưng và xuất hiện nhiều dịch nhầy.

Viêm phế quản mạn tính

Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Quá trình viêm ống dẫn khí diễn ra liên tục nhưng vô cùng âm thầm, khi chịu tác động của các tác nhân kích ứng dễ khiến bùng phát thành những cơn cấp tính. Viêm phế quản mạn tính là nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Trong đó, viêm phế quản mạn tính lại được chia thành ba dạng bệnh cơ bản là:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: Triệu chứng bệnh là các cơn ho dai dẳng. Bệnh tái phát liên tục.

  • Viêm phế quản dạng hen hay viêm phế quản co thắt: các cơn ho đi kèm cảm giác khó - ngạt thở, cơ thể mệt mỏi.

  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Người bệnh thường xuyên cảm thấy tắc nghẽn đường thở với mức độ cao, tần suất dày đặc. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi cao, người hút thuốc lá.

2. Giải đáp: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Viêm phế quản triệu chứng hay gặp là: ho, sốt, chảy dịch mũi, tiết đờm, khò khè,... số ít bị khó thở. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn dễ xảy ra những biến chứng tiêu cực, gây hại tới sức khỏe của người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản có thể kể đến như sau:

Viêm phổi

Quá trình viêm nhiễm kéo dài, kèm theo các cơn ho có đờm có thể lây lan và gây viêm tới phổi. Đồng thời, hệ nhiễm dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi hơn khiến các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Khi cơ thể bị suy hô hấp hay tràn khí màng phổi có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.

Bệnh hen phế quản

Viêm phế quản khi không được điều trị kịp thời khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành hen mạn tính. Hen phế quản khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp, rít và rất khó để điều trị. Đối với đối tượng người bệnh là trẻ con hoặc người cao tuổi có thể nguy hại đến tính mạng.

Viêm phế quản kéo dài có thể phát triển thành hen phế quản

Áp xe phổi

Một trong những biến chứng tiêu cực của viêm phế quản là áp xe phổi, khiến phổi bị tổn thương toàn bộ khi kéo dài dai dẳng, không được điều trị. Người bệnh thường có biểu hiện khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường, xuất hiện các bệnh liên quan tới tim mạch,…

COPD COPD là tình trạng phổi của người bệnh bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,… Dịch nhầy được phế quản tiết ra là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các bệnh về tim mạch

Viêm phế quản không được điều trị, liên tục tái diễn chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và dần lây lan tới các cơ quan khác của cơ thể. Lâu dài gây viêm nhiễm, suy giảm hệ tim mạch và phát triển thành các bệnh liên quan tới tim mạch.

3. Cách chăm sóc người bị viêm phế quản

Với người mắc bệnh lý, cần lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến biến chứng như:

  • Người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc điều trị.

  • Thực hiện thăm khám - chẩn đoán định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh lý.

  • Có thể kết hợp điều trị bằng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian nhằm hạn chế các triệu chứng bệnh lý.

  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, ga, các chất kích thích.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…

  • Không hút thuốc lá.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức.

  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng bổ sung khoáng chất và vitamin

4. MEDLATEC - Địa chỉ thăm khám và điều trị viêm phế quản hiệu quả

Để phòng ngừa - điều trị viêm phế quản hiệu quả thì việc tiến hành thăm khám định kỳ bệnh lý là thực sự. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khi có nhu cầu thăm khám. Trong đó, Chuyên khoa hô hấp thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu, bởi những lý do dưới đây:

  • Hội tụ những đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm hàng đầu thuộc chuyên khoa về hô hấp.

  • Sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế, máy xét nghiệm hiện đại giúp đảm bảo kết quả thăm khám - chẩn đoán là chính xác nhất.

  • Dịch vụ thăm khám nhanh chóng, tiện ích. Bệnh viện tiến hành khám chữa bệnh vào tất cả các ngày, kể cả thứ 7 và chủ nhật.

  • Chi phí thăm khám hợp lý, tiết kiệm. Người bệnh được thực hiện bảo lãnh viện phí và chi trả theo phí bảo hiểm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín với các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ viêm phế quản là gì và viêm phế quản có nguy hiểm không. Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan hay có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, vui lòng gọi tới đường dây nóng 1900.56.56.56.

Viêm phế quản mãn tính được xem là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm phế quản mạn tính có thể biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp, và nghiêm trọng hơn là ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi.

Vậy triệu chứng viêm phế quản mãn tính là gì, viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các chuyên gia Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Viêm phế quản mạn tính là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]. Đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm gây tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến việc các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho và khó thở.

Nếu không được khắc phục sớm, viêm phế quản mãn tính có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. [1]

Bệnh viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện ở người lớn tuổi, có các triệu chứng đi kèm như ho, khạc đờm, khó thở.

Theo BS.CKII Trần Vũ Minh Phát, viêm phế quản nói chung và viêm phế quản mạn tính nói riêng là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trong đó có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:

    • Người nghiện hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao bên trong phổi, gây tổn hại phổi nghiêm trọng. Theo thống kê, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá.
    • Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn không khí độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông gòn, bụi vải, khói hoá học…
    • Người có sức đề kháng yếu, hoặc có tiền sử mắc bệnh mạn tính gây ra tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch.
    • Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao, được xem là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. [5]

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà các triệu chứng viêm phế quản mãn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm những triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Khạc đờm
  • Khó thở, thở khò khè.

Cụ thể, chất đờm nhầy thường có màu xanh, vàng, trắng. Theo thời gian, lượng chất nhầy này sẽ tăng dần lên do sự sản xuất chất nhầy trong phổi và tích tụ lại trong các ống phế quản làm hạn chế luồng không khí. Điều này là nguyên nhân gây ra việc khó thở, có thể đi kèm với thở khò khè ở người bị viêm phế quản mạn tính. Triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu viêm phế quản mãn tính khác như: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, tức ngực, tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng. Do tính trạng thiếu oxy trong máu, nên da và môi của những người bệnh giai đoạn sau thường xanh xao, nhợt nhạt. Một số trường hợp còn có thể dẫn tới hiện tượng phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân. [2]

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây: [3]

Khói thuốc lá được xem là kẻ thù đối với sức khỏe con người, gây ảnh hưởng không tốt đến phổi và phế quản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có chứa một số chất làm tiêu diệt lông mao bên trong phổi, gây tổn thương nghiêm trọng. Những tổn thương này nếu kéo dài sẽ khiến bệnh viêm phế quản mãn tiến triển nguy hiểm hơn.

Không chỉ hút thuốc chủ động, mà ngay cả việc thường xuyên hít phải khói thuốc lá [hút thuốc thụ động] cũng là chính là nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính.

Khói thuốc lá được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính.

Các chất thải độc hại như khí công nghiệp, chất thải hóa học, khí độc… được xem là những yếu tố nguy hiểm gây kích thích đến phổi, dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Do đó, những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích phổi như công nhân xây dựng, công nhân làm việc ở mỏ than, xưởng dệt vải… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Mọi người cần phải sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe, trang bị đồ bảo hộ đạt chất lượng tốt trong suốt quá trình lao động.

Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu; những người thường xuyên bị cảm lạnh, mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch rất dễ bị virus tấn công, có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm phế quản mãn tính.

Ngoài ra, sức đề kháng yếu, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh là nguyên nhân khiến bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần, sau đó trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính.

BS.CKII Trần Vũ Minh Phát cho biết, bệnh viêm phế quản mãn tính có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi… do không gây ra những triệu chứng điển hình.

Để xác định bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết sau: [4]

Đo chức năng thông khí phổi được xem là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, có khả năng loại trừ những nguyên nhân gây ra các cơn ho kéo dài thường xuất hiện trong bệnh giãn phế quản, viêm phổi…

Nếu kết quả đo chức năng thông khí phổi bình thường, nhu mô phổi không bị tổn thương, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chụp x-quang phổi cũng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính. Thông qua phim chụp x-quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng phổi của người bệnh; nhận thấy được những dấu hiệu như các mạch máu, ống dẫn khí, tổ chức kẽ phế quản dày lên. Bên cạnh đó, chụp x-quang phổi còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định, phân biệt và loại trừ những khả năng do các bệnh lý gây tổn thương nhu mô phổi như: viêm phổi kẽ, lao phổi, ung thư phổi; bệnh lý giãn phế quản… có cùng triệu chứng là những cơn ho kéo dài.

Đối với bệnh viêm phế quản mãn tính thường không xuất hiện những dấu hiệu bất thường quá rõ rệt để nhận biết.

Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà cách chữa viêm phế quản mạn tính sẽ khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị sẽ nhằm vào các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

    • Thuốc: Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thường được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc giãn phế quản. Thuốc này có tác dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi, giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn.
    • Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng một loại máy hô hấp giúp đưa thuốc vào cơ thể. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc theophylline nhằm xoa dịu các lớp cơ ở đường thở, giúp người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.
    • Trong trường hợp cả hai loại thuốc trên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén, giúp mở đường thở.
    • Chương trình phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp bao gồm các bài tập thể dục, các bài tập về hô hấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Việc áp dụng một cách khoa học chương trình phục hồi chức năng phổi sẽ giúp người bệnh nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình thở được diễn ra dễ dàng hơn.
    • Sử dụng các thiết bị làm sạch chất nhầy, giúp người bệnh có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
    • Liệu pháp oxy giúp người bệnh viêm phế quản mãn tính thở tốt hơn.

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, ngay từ bây giờ, mọi người cần lưu ý những điều sau: [5]

    • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc là được xem là một trong những tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính nói riêng, và các bệnh lý về phổi nói chung, dẫn đến suy giảm chức năng của hệ hô hấp và thậm chí là ung thư phổi. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn, mà cả những người xung quanh. Bởi những người hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
    • Thường xuyên đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi để tránh nguy cơ xâm nhập của những tác nhân gây hại đến đường hô hấp.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

    • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn; vệ sinh đường hô hấp [nhỏ mũi, súc họng…] bằng nước muối sinh lý; vệ sinh sạch sẽ nở ở, hạn chế tối đa bụi bẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
    • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi, tiêm vắc xin cúm, vắc-xin ho gà… cũng là phương cách hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh viêm phế quản mãn tính còn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi. Đây đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản mãn tính cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì khả năng hô hấp của người bệnh bị suy giảm đáng kể.

“Chính vì vậy, người bệnh viêm phế quản mãn tính không nên chủ quan, cần thường xuyên đi khám và tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm”, BS.CKII Trần Vũ Minh Phát cho biết.

Video liên quan

Chủ Đề