Người ngoại giao là gì

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương [APEC], Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 [SĐT: 202-861-0737].

          Lễ tân ngoại giao là tổng hợp các quy định và tập quán về phép xử sự quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho quốc gia, được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao, hay nói cách khác hễ có hoạt động ngoại giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao.

          Tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, là những công việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động vừa đòi hỏi tính nguyên tắc, khoa học vừa đòi hỏi sự tinh tế, nghệ thuật. Trong thực tế, tất cả những ai có hoạt động đối ngoại dù ở cương vị công tác nào, ít nhiều đều có làm công tác lễ tân ngoại giao, do đó việc nắm và hiểu biết những kiến thức và quy định về trong công tác lễ tân ngoại giao là hết sức cần thiết.

          Những người tham gia vào hoạt động ngoại giao, đặc biệt là cán bộ làm công tác lễ tân ngoại giao cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Lễ tân ngoại giao. Nguyên tắc thứ nhất là tôn trọng lẫn nhau, theo đó phải tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Các biểu tượng quốc gia mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng và chu đáo; Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử.Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ của các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận, trong việc sắp xếp chỗ ngồi cho các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế... Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa. Cần khắc phục phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, tự cao và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam; Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc có đi có lại: Nguyên tắc này là hệ quả logic của hai nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy; Nguyên tắc thứ tư là kết hợp luật pháp quốc tế với qui định quốc gia và truyền thống dân tộc.

          Cán bộ ngoại giao nói chung và cán bộ làm công tác lễ tân nói riêng phải thường xuyên trau dồi phẩm chất, đạo đức và tác phong. Người làm công tác lễ tân thường tiếp xúc với người nước ngoài, đôi khi lại phải xử lý các vấn đề liên quan đến vật chất, vì vậy cần thực hiện liêm, chính, biết coi trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, nhưng đồng thời cũng không để các vấn đề "lợi ích vật chất" làm giảm giá trị tinh thần của người cán bộ. Trong công tác lễ tân có những biện pháp nếu không tính toán kỹ có thể lãng phí sức người và của cải, vì vậy người làm công tác lễ tân phải có ý thức tiết kiệm cao, không nên đưa ra lý do không xác đáng về yêu cầu chính trị để có những khoản chi phí không cần thiết.       Không vì nguyên tắc có đi có lại mà cố gắng tiếp bạn như mức bạn tiếp ta, không chú ý đến hoàn cảnh mỗi nước.

          Về mặt tác phong, người cán bộ lễ tân cần có tinh thần quán xuyến công việc, luôn luôn thận trọng, chu đáo, chính xác, tỷ mỷ, đi sâu, đi sát, cụ thể, nghe tận tai, thấy tận mắt, không coi thường việc nhỏ, không chủ quan đối với những việc thường làm. Trong thực tế có những việc thường làm, nhưng mỗi lần làm lại vấp váp, sai sót khác nhau, không lần nào giống lần nào. Khẩn trương, nhanh nhẹn, nhưng bình tĩnh không vội vàng; đàng hoàng, chững chạc nhưng không khệnh khạng, kênh kiệu; thận trọng nhưng không rụt rè; khiêm tốn, tự tin, linh hoạt nhưng đảm bảo nguyên tắc…; đó là tác phong và phẩm chất mà người làm công tác lễ tân phải luôn luôn trau dồi.

          Đối với các địa phương, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các địa phương đều phải tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, công tác lễ tân đối ngoại cấp địa phương ngày càng được quan tâm, chú trọng và đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu cao hơn. Ngày 17/10/2017 Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BNG hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế [gọi chung là đoàn thể]; các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khác nước ngoài thăm địa phương.

          Thông tư quy định nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương: Một là, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Hai là, mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

          Đồng thời, Thông tư hướng dẫn về các nội dung của hoạt động lễ tân đối ngoại tại địa phương gồm: nghi lễ đón, tiễn khách, bố trí làm việc, thăm quan, bố trí chỗ ngồi, treo cờ, khẩu hiệu chào mừng, xe ô tô phục vụ, xe cảnh sát dẫn đường, tặng phẩm, đài thọ… Thông tư là cẩm nang quan trọng để các cán bộ ở địa phương tổ chức thành công các hoạt động đối ngoại tại địa phương./.

Nguồn: songv.langson.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề