Vì sao giá vé máy bay tăng

Mặc dù Cục Hàng không Việt Nam đã cho tăng tần suất các chuyến bay, đặc biệt là trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên, để đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả nên các chuyến bay vẫn phải giới hạn số lượng khách và khoảng cách.

Điều này khiến năng lực khai thác của các hãng vẫn bị hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia đây chính là nguyên nhân chính khiến giá vé máy bay trong giai đoạn này bị đẩy lên cao.

Từ 16/4, Vietnam Airlines và Vietjet Air tăng khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên hai chuyến/ngày. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Thông tin công bố trên website của các hãng hàng không cho thấy, hầu hết các hãng bay đều niêm yết mức giá khá cao. 

Chẳng hạn, trên website của Vietnam Airlines, nếu đặt vé khứ hồi vào trưa 19/4 từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, hãng đã thông báo hết vé, nếu đặt vào ngày 20/4 cho 2 đường bay này, giá vé bay phổ thông một chiều tương ứng là 2.790.000 đồng/vé, 2.482.000 đồng/vé [đã bao gồm thuế phí].

Trong khi đó Vietjet Air cũng báo giá vé một chiều chặng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 2.869.900 đồng [đã bao gồm thuế phí] cho chuyến bay xuất phát từ 17h ngày 19/4.

Tương tự, nếu bay một chiều từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, theo tham khảo ngày 19/4 trên website của Bamboo Airways, hãng đã thông báo hết vé ngày 19/4. 

Còn trong ngày 20/4, chuyến bay cất cánh lúc 9h được Bamboo Airways thông báo là 2.400.000 đồng/vé đối với vé hạng Bamboo Plus đã bao gồm thuế, phí, còn vé hạng Bamboo Eco và Bamboo Business đã bán hết.

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, thậm chí trước khi các đường bay trong nước bị hạn chế tần suất bay để phòng chống dịch, giá vé được các hãng hàng không trong nước thông báo khá rẻ. Ví dụ: Ngày 27/2/2020, Vietnam Airlines thông báo từ ngày 29/2 - 6/3/2020, hãng bán vé chỉ từ 589.000 đồng một chiều [đã gồm thuế, phí] cho hơn 30 đường bay nội địa cho thời gian bay từ 4/9 - 26/12/2020.

Như vậy, giá được các hãng hàng không thông báo hiện tại cao gấp từ 3 - 4 lần so với giai đoạn hạn chế tần suất bay để phòng chống dịch.

Còn nếu so sánh với giá vé trước cao điểm Tết Nguyên đán [từ 17 - 24/1/2020], chặng bay của Vietnam Airlines cho chặng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dao động khoảng 2.500.000 - 5.000.000 đồng/vé đã bao gồm thuế, phí [tùy hạng vé].

Còn Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific giá vé cũng dao động từ 2.500.000 - 3.900.000 đồng/vé đã bao gồm thuế phí [tùy hạng vé]. Đối chiếu với mức giá hiện tại, thì một số hãng đang bán vé máy bay cũng cao hơn giai đoạn trước.

Mặc dù giá vé cao nhưng nhiều khung giờ vé đã được bán hết, đặc biệt là đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.

Máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay Vân Đồn [Quảng Ninh]. Ảnh: TTXVN

Trao đổi với phóng viên, một đại lý vé máy bay [tại Đông Anh, Hà Nội] chia sẻ, nhiều người có nhu cầu bay sau thời gian hạn chế nên giá vé bị đẩy lên cao. Trong khi đó, để bảo đảm phòng chống dịch trên máy bay bị hạn chế ghế sử dụng nên càng bị khan vé.

Đại diện một hãng hàng không cho hay, trước mỗi hãng khai thác cả chục chuyến bay khứ hồi mỗi ngày cho đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh nay bị hạn chế cả về số lượng ghế sử dụng và tần suất bay. Do đó, để đủ chi phí vận hành thì giá vé phải tăng.

[Theo Báo Tin Tức] - www.vietnanmnet.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính

Nếu bạn thường xuyên check giá vé máy bay sẽ dễ dàng nhận thấy rằng giá vé máy bay thay đổi và ngày càng tăng giá. Vậy tại sao vé máy bay lại tăng giá? Việc tăng giá này chịu ảnh hưởng bởi những yêu tố nào?

Từ lúc mở bán vé cho đến ngày bay của một chặng bay bất kỳ giá vé chặng bay liên tục tăng.Việc tăng giá này diễn ra tại tất cả các hãng bay và tốc độ tăng giá của mỗi hãng và hành trình bay sẽ khác nhau. Phần lớn tốc độ tăng giá của giai đoạn đầu mở bán vé khá thấp nhưng vào tháng cuối cùng trước ngày bay tốc độ tăng giá vé nhanh hơn.

Lấy một ví dụ điển hình là Vietjet: hãy mở bán vé với 3 hạng ghế là vé khuyến mãi, phổ thông và thương gia. Vé khuyến mãi là loại vé rẻ nhất tiếp theo là phổ thông và cao nhất là thương gia. Tất nhiên khi bạn mua vé bạn sẽ mua vé từ giá rẻ đến cao. Và khi đó bạn sẽ mua vé loại khuyến mãi thay vì mua vé các hạng có giá cao hơn. Sau khi số lượng vé khuyến mãi bán hết người mua vé sẽ chuyến sang mua vé hạng cao hơn.

Có thể bạn sẽ thắc mắc nếu gần ngày bay vé khuyến mãi hay vé hạng phổ thông vẫn còn khi đó giá thế nào? Câu trả lời là giá vé vẫn tăng nhưng vé khuyến mãi vẫn rẻ hơn hạng phổ thông và hạng phổ thông sẽ rẻ hơn hạng thương gia. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm vì nếu trong quá trình mở bán vé chặng bay nếu sức mua không cao hãng sẽ tung ra các chương trình khuyến mãi để kích cầu chặng bay.

Một vấn đề khác khiến cho giá vé máy bay tăng đó là nó sẽ tỉ lệ thuận với thời gian khởi hành chuyến bay. Nếu thời gian mua vé cách thời gian khởi hành chặng bay càng ít giá vé sẽ càng cao vì khi đó người mua vé sẽ không phải chờ một khoảng thời gian dài để được bay khác với những người đã mua vé trước đó phải chờ hàng tháng.

Xem thêm:

++ Vì sao có vé máy bay giá rẻ?

++ Nên đặt mua vé máy bay trước bao lâu thì rẻ?

  • Cẩm nang bay
  • Tin du lịch
  • Tin khuyến mãi

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời điểm này, người người nhà nhà đổ xô mua vé máy bay để du lịch. Đối với một số người, đó là chuyến bay đầu tiên trong nhiều năm. Các tìm kiếm trên internet cho thấy giá vé máy bay cao ngất ngưởng, thế nhưng những người thích du lịch vẫn sẵn lòng chịu chi sau một thời gian dài bị “giam cầm” dưới mặt đất.

Ông Ed Bastian – Giám đốc điều hành của Delta Air Lines Inc lưu ý rằng giá vé vào mùa hè này có thể cao hơn 30% so với mức trước đại dịch.

Nhu cầu “thèm được bay” đang là xu hướng toàn cầu, ngay cả khi nhiều quốc gia vẫn áp dụng các quy định chống dịch nghiêm ngặt. Giá vé khứ hồi Hong Kong - London của hãng Cathay Pacific Airways Ltd., bay vào cuối tháng 6, đã ở mức 42.501 HKD [tương đương 5.360 USD], tăng gấp 5 lần so với trước đại dịch.

Trong khi đó, giá vé bay thẳng New York - London hạng phổ thông cùng thời gian này cũng đắt hơn 2.000 USD.

Hành khách xếp hàng đợi bên ngoài sân bay Schiphol ở Amsterdam vào ngày 3/6. Ảnh: Robin van Lonkhuijsen/ANP/AFP/Getty Images

Scott Keys, sở hữu trang Chuyến bay giá rẻ cho biết: “Giá vé đang ở mức cao kỷ lục, tăng vọt một cách nhanh chóng. Chắc chắn sẽ có nhiều người bị sốc khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hè hay các chuyến công tác”.

Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Mastercard cho thấy, giá vé bay từ Singapore trung bình cao hơn 27% so với hồi tháng 4/2019, còn giá vé bay từ Australia tăng hơn 20%.

David Mann, chuyên gia kinh tế về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi tại viện cho biết ngày càng có nhiều người đặt vé máy bay trước nhiều tháng vì họ lo lắng về chi phí mua vé vào phút chót.

Hiện các hãng bay thận trọng hơn trong việc đưa những chiếc máy bay đang nằm không trở lại. Ảnh: Lionel Bonaventure/AFP/Getty Images

Có một số lý do khiến giá vé tăng cao, không phải tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của các hãng hàng không.

Một trong số đó là hiện các hãng bay thận trọng hơn trong việc đưa những chiếc máy bay đang nằm không trở lại, nhất là các máy bay khổng lồ như A380 của Airbus SE và 747-8 của Boeing Co, thay vào đó, chuyển sang sử dụng những dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn như A350 và 787 Dreamliners.

Theo ông Subhas Menon, Tổng giám đốc Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương, những chính sách đối phó với dịch bệnh liên tục thay đổi trên khắp thế giới trong 2 năm qua. Do đó, sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bay do nhiều hạn chế chỉ mới được nới lỏng vào tháng 5.

Bà Hayley Berg của trang du lịch Hopper cho biết: "Việc xây dựng lại đội ngũ đó cần có thời gian. Cần có quy hoạch mạng lưới; chúng ta sẽ cho hoạt động những chuyến bay nào từ sân bay nào với phi hành đoàn trên máy bay nào?".

Các hãng bay cũng thu hẹp mạng lưới trong suốt thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành. Đơn cử như Cathay, bị ràng buộc bởi những yêu cầu cách ly và giãn cách gắt gao tại Hong Kong. Điều đó khiến mọi người cân nhắc những chuyến bay dài với một hoặc nhiều điểm dừng, trong khi trước kia họ có thể bay thẳng. British Airways thậm chí không bay đến Hồng Kông vào lúc này.

Với ít máy bay được sử dụng hơn, đồng nghĩa với ít chỗ ngồi cho hành khách, các hãng bay không thể đủ nhu cầu đang phục hồi, điều này đẩy giá lên cao.

Bên cạnh đó, cuộc chiến Nga - Ukraine làm giá nhiên liệu tăng cao. Nhiên liệu máy bay hiện chiếm tới 38% chi phí của một hãng hàng không, tăng từ mức 27% trước năm 2019. Đối với một số hãng bay giá rẻ, tỷ lệ này có thể lên tới 50%.

Tại New York, giá nhiên liệu máy bay giao ngay tăng hơn 80% trong năm nay. Để trang trải phí nhiên liệu tăng cao, các hãng hàng không Mỹ chỉ còn cách để hành khách cùng gánh thông qua việc tăng giá vé máy bay.

Tuy nhiên, giá vé cao hơn dường như không thể ngăn mọi người đặt vé máy bay. Theo Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế Willie Walsh, nhiều người đã tăng ngân sách dành cho những kỳ nghỉ, nâng cấp lên hạng vé đắt tiền trong các chuyến du lịch. Xu hướng này có tên là "du lịch phục thù".

Hayley Berg của trang du lịch Hopper cho biết thêm: “Khách du lịch vẫn sẵn sàng trả tiền nhiều hơn trước đây cho những chuyến đi bởi họ đã không được đến rất nhiều địa điểm trong hơn 2 năm qua rồi”.

Máy bay Airbus A350-1000. Ảnh: Lauryn Ishak/Bloomberg

Không những vậy, hàng trăm nghìn phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất và các nhân viên khác trong ngành hàng không đã mất việc trong vài năm qua; và không thể nhanh chóng lấp đầy khoảng trống nhân sự được.

Sân bay Changi của Singapore đang tuyển dụng 6.600 vị trí mới. Nhiều người đã chuyển sang nghề khác và không sẵn sàng quay lại.

Scott Keys chủ trang Chuyến bay giá rẻ cho biết: “Ngay cả khi các hãng đã có máy bay, thế nhưng như bạn thấy đấy nhiều hãng vẫn phải cắt giảm lịch trình bởi không có đủ phi công và không có đủ quân số mặt đất”.

Tại Mỹ, các hãng hàng không nhỏ thậm chí không thể bay hết công suất, vì những hãng lớn hơn đã thuê quá nhiều phi công.

Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy ở Anh, làm xáo trộn các kế hoạch nghỉ lễ và dẫn đến cảnh hành khách phải ngủ lại sân bay.

Ở châu Âu, các sân bay lớn đã phải đối mặt với tình trạng hoãn và hủy chuyến sau khi không tuyển được nhân viên. Điều đó làm gián đoạn lịch trình của các hãng hàng không và tăng thêm chi phí.

Về việc giá vé tăng cao sẽ kéo dài trong bao lâu, ông Goh Choon Phong, Giám đốc điều hành của Singapore Airlines nêu quan điểm: “Giá cả vẫn cạnh tranh trong 3 tháng trở lại đây. Đương nhiên vẫn luôn có những thời điểm giá vé tăng cao do nghỉ lễ, như tháng 6 này. Còn lại thì giá vẻ vẫn rất cạnh tranh cho khách hàng”.

Các chuyên gia cũng dự báo giá vé máy bay sẽ bắt đầu giảm vào tháng 9 và tháng 10, khi mùa du lịch hè kết thúc và mọi người quay trở lại làm việc và đi học.

Còn tại Việt Nam, hiện giá vé máy bay đến các điểm du lịch nội địa nổi tiếng từ khoảng giữa tháng 6 – cuối tháng 8 tiếp tục ghi nhận giá vé cao lập đỉnh và vẫn đang nhích tăng từng ngày.

Theo khảo sát, riêng với chặng đi Phú Quốc, các chuyến bay của cả ba hãng Vietnam Airlines; Vietjet Air và Bamboo Airways các ngày trong tháng 6 đều đã hết chỗ trên hệ thống.

Nếu đi vào giữa tháng 7, chặng bay từ Hà Nội và TP.HCM đến Phú Quốc của Vietjet Air ghi nhận giá vé rẻ nhất ở mức 5 triệu đồng và đắt nhất ở mức 8 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí, cao gấp gần 4 lần giai đoạn thấp điểm. Tương tự với hành trình này, Bamboo Airways có giá vé rẻ nhất khoảng 5 triệu đồng và Vietnam Airlines với giá vé rẻ nhất khoảng 7 triệu đồng.

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao, các hãng hàng không đều đã lên kế hoạch tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế giai đoạn cao điểm hè.

Video liên quan

Chủ Đề