Vì sao gọi là con linh cẩu




Sư tử và linh cẩu nổi tiếng là hai kẻ thù truyền kiếp trên thảo nguyên. Năm 1999, quần thể sư tử và linh cẩu đã giao chiến quyết liệt suốt hai tuần ở Ethiopa, không khác gì một cuộc chiến tranh.

Bạn đang xem: Linh cẩu và sư tử


Sư tử và linh cẩu là hai kẻ thù đầy duyên nợ. Chúng luôn đối đầu nhau trong các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ hay thức ăn.

Với tính tham lam, lì lợm, sở hữu hàm răng sắc nhọn, lối sống bầy đàn, một đàn linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi một cá thể trong đàn bị tấn công nhờ vượt trội về số lượng, hoặc chúng tấn công những cá thể sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương.


Theo Nationa Geographic, sư tử và linh cẩu là hai kẻ săn mồi thường có sự trùng lặp trong môi trường sống cũng như con mồi mà chúng săn được.

Sự cạnh tranh giữa linh cẩu và sư tử để tranh giành tài nguyên dẫn đến hành vi giết hại con non của nhau. Đó là lý do những con sư tử trưởng thành sẵn sàng lao vào giết chết linh cẩu, đặc biệt là con non mà không cần lý do.

Sư tử thường lớn gấp 3-4 lần linh cẩu, nhưng đàn linh cẩu biết cách sử dụng chiến thuật để quây đánh sư tử. Theo trang Animal, những con sư tử học cách nhận biết tiếng kêu gọi đồng loại của linh cẩu để tìm đến cướp mồi.

Tranh chấp địa bàn giữa sư tử và linh cẩu thường diễn ra thường xuyên. Các nhà nghiên cứu từng quan sát cuộc xung đột giữa quần thể sư tử và linh cẩu ở Ethiopia vào tháng 4.1999.


Đây là cuộc xung đột mà các nhà nghiên cứu đánh giá không khác gì một cuộc chiến tranh trong thế giới động vật.

Kết thúc hai tuần giao chiến, 6 con sư tử và 35 con linh cẩu chết, kèm theo một số lượng không xác định những cá thể bị thương, theo hãng thông tấn Ethiopia.

Đó là giai đoạn mà Ethiopia rơi vào hạn hán nghiêm trọng. “Nhưng nếu chỉ đơn thuần là hạn hán, sư tử và linh cẩu lẽ ra đã tấn công những ngôi làng lân cận chứ không phải lao vào cắn xé lẫn nhau”, Kemal Bedri, quan chức Cục Nông nghiệp bang Harrar, Ethiopia, khi đó nói.

Theo các nhân chứng, những con linh cẩu dành cả ngày trốn trong hang, chỉ ra nghênh chiến sư tử vào ban đêm. “Cuộc chiến đẫm máu kết thúc với việc đàn sư tử giành chiến thắng cuối cùng, buộc những con linh cẩu phải rời đi”, người dân địa phương cho biết, theo AP.

Xác sư tử và linh cẩu nằm la liệt ở vùng bán hoang mạc gần thành phố Harrar, cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia khoảng 350km.


Theo các chuyên gia, trong một cuộc đối đầu một đối một, linh cẩu không phải là đối thủ của sư tử. Thông thường cần tới 3 con linh cẩu để hạ gục một con sư tử. Cả hai loài đều nắm rõ điểm mạnh, yếu của nhau nên tùy vào thời điểm mà chúng sẽ lao vào tung đòn kết liễu lẫn nhau.

Nhưng dù thế nào, 6 con sư tử chết đổi lấy mạng của 35 con linh cẩu là một chiến thắng rõ ràng cho đàn sư tử châu Phi.


Kẻ thù truyền kiếp từ cách đây 37.000 năm


Những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa sư tử và linh cẩu đã tồn tại từ rất lâu, ước tính cách đây tới 37.000 năm. Nhà cổ sinh vật học Brian Switek là người đưa ra con số trên dựa trên các mẫu vật hóa thạch, theo Wired.

Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa sư tử và linh cẩu xuất hiện trong vô số các bộ phim tài liệu về động vật hoang dã ở châu Phi. Có ý kiến cho rằng hai loài sinh vật này coi nhau là “kẻ thù vĩnh cửu”, rằng sự cạnh tranh giữa chúng chỉ kết thúc khi một trong hai loài biến mất.

Các bằng chứng hóa thạch ở châu Âu cách đây hàng ngàn năm phần nào chứng minh rằng sư tử và linh cẩu là kẻ thù truyền kiếp. Cách đây37.000 năm, cả sư tử và linh cẩu đều sinh sống ở châu Âu.

Trong giai đoạn năm 1958-1976, hơn 4.000 mảnh xương động vật có vú được tìm thấy dọc sông Emscher, gần Bootrop, phía tây Đức.

Sư tử rơi vào ổ phục kích của 20 con linh cẩu

Một loạt các mảnh xương cho thấy nơi này từng có hệ sinh thái trù phú trong giai đoạn cách đây 37.000 năm. Các dấu vết trên xương cho thấy đây là nơi đàn linh cẩu nghiền nát xương con mồi. Nhưng có bằng chứng cho thấy sư tử cũng ở đó.

Một là dấu vết xương của chính sư tử và hai là những dấu chân sư tử trưởng thành ở gần khu vực khai quật.

Nhà cổ sinh vật học Cajus Diedrich, đồng tác giả nghiên cứu, nói sư tử trở thành nạn nhân của đàn linh cẩu không khác gì những con mồi như ngựa, tê giác hay voi. Xương sư tử bị nghiền nát theo kiểu săn mồi của linh cẩu.

Xem thêm: Bác Sĩ Phương Thu - Phòng Khám Mắt Bác Sĩ Trần Thị Phương Thu

Ở các hang có linh cẩu sinh sống, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nhiều dấu vết xương sư tử. “Linh cẩu không muốn phí phạm thịt sư tử tươi chết trong các cuộc đối đầu đẫm máu. Nó đem phần xác sư tử về hang. Điều này vô tình giúp bảo tồn các mẫu xương cho đến ngày nay”, Dierich giải thích.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn thường tìm thấy mảnh xương sư tử trong các hang của linh cẩu ở châu Phi.

Sự kiện: Thế giới động vật

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp [Dân Việt]


Tin tứcBóng đáThời trangPháp luậtHi-techKinh doanhSức khỏe Giới thiệu|Góp ý|Đầu trang|LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Linh cẩu đốm hoàn toàn không phải là một loài động vật lưỡng tính, chỉ là bộ phận sinh dục ngoài của con cái và con đực gần như giống nhau, do đó rất khó để chúng ta phân biệt giới tính của chúng.

Phân biệt linh cẩu đốm đực và cái

Cơ quan sinh dục ngoài của linh cẩu cái nở ra sẽ có kích thước, hình dạng và vị trí gần giống như cơ quan sinh dục của con đực, niệu đạo của chúng cũng mở ra từ trên xuống và cũng sẽ cương cứng. Điều kỳ lạ hơn là con cái còn có hai cái giống như "quả trứng", hai môi hợp nhất và không nhìn thấy lỗ sinh dục ra bên ngoài.

Tuy nhiên, không khó để các chuyên gia động vật hoang dã có kinh nghiệm phân biệt linh cẩu đốm cái và linh cẩu đực. Trước hết, có một chút khác biệt về hình dạng cơ quan sinh dục ngoài giữa linh cẩu đốm cái và linh cẩu đực, con đực có đầu nhọn, trong khi con cái có đầu tròn, điều này có thể được thấy khi những con linh cẩu được ba tháng tuổi.

Thứ hai, khi linh cẩu đốm cái đang cho con bú, vú của nó nở ra rất dễ thấy, không có lông ở phía trên và các núm vú đều có màu đen hoặc một phần màu hồng.

Một đặc điểm nữa đó là nhìn từ bên cạnh, "đường bụng" của linh cẩu đốm cái và đực là khác nhau, điều này đặc biệt rõ ràng ở những cá thể lớn tuổi. Phần bụng phình to nhất của linh cẩu đốm đực già là phần dạ dày nên đường bụng có hình chữ V. Phần phình to nhất trên bụng của linh cẩu đốm cái là vú, nằm ở phía sau bụng, vì vậy đường bụng của nó nghiêng từ trước ra sau.

Cuối cùng, khi những con linh cẩu đốm đực và cái trưởng thành ở cùng nhau, chúng có thể bị tách biệt bởi địa vị xã hội. Linh cẩu cái có địa vị cao hơn những con đực, do đó linh cẩu đực luôn cư xử thận trọng khi đến gần những con cái - cúi đầu và cụp tai để thể hiện sự vâng lời. Linh cẩu đực chưa trưởng thành sẽ được mẹ hỗ trợ do đó chúng sẽ hành xử mạnh mẽ hơn và không sợ linh cẩu cái có địa vị thua kém mẹ nó.

Tại sao con linh cẩu đốm cái lại phát triển như vậy?

Lý do đến từ cơ chế sinh học của linh cẩu đốm cái, chúng sẽ cung cấp nồng độ hormone nam cực cao cho đàn con trong thời kỳ mang thai, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn con và làm cho sự phát triển thể chất, tính khí và hành vi của nó trở nên nam tính hơn. Trong số đó, mức độ hormone nam mà linh cẩu đầu đàn truyền cho con cái cao hơn linh cẩu cái bình thường, do đó, những con cái là con của con đầu đàn ngay từ nhỏ đã rất hiếu chiến.

Linh cẩu đốm cũng rất đặc biệt, hầu hết các loài động vật có vú đều là con đực có kích thước lớn hơn con cái, nhưng linh cẩu đốm nhiều lại có con cái có kích thước lớn hơn con đực. Linh cẩu cái ở Đông Phi nặng 55 kg và linh cẩu đực nặng khoảng 50 kg; linh cẩu cái ở Nam Phi nặng 70 kg và linh cẩu đực nặng 60 kg. Linh cẩu đốm chỉ đứng sau sư tử và là loài động vật ăn thịt lớn thứ hai trên đồng cỏ Châu Phi. Điều đáng chú ý là chỉ có linh cẩu đốm có những đặc điểm như vậy, còn linh cẩu nâu, linh cẩu vằn và chó sói đất thì lại giống như các loài động vật có vú khác, con đực ở những loài này có kích thước lớn hơn con cái và con cái cũng không có cơ quan sinh dục nam hóa.

Các đặc điểm lưỡng tính đặc biệt của linh cẩu đốm ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chúng. Trước hết, không giống như hầu hết các nhóm động vật có vú do con đực lãnh đạo, linh cẩu đốm đầu đàn luôn là con cái, và chúng thường được gọi là nữ hoàng linh cẩu hay linh cẩu chúa. Địa vị của linh cẩu cái trong đàn cao hơn linh cẩu đực, thậm chí linh cẩu cái có địa vị thấp nhất cũng có địa vị cao hơn con linh cẩu đực có địa vị cao nhất trong đàn. Khi cả nhóm ăn, linh cẩu chúa sẽ được ưu tiên, sau đó các linh cẩu cái khác ăn theo thứ tự địa vị trong đàn, và cuối cùng mới đến lượt linh cẩu đực.

Thị tộc linh cẩu đốm là một thị tộc mẫu hệ, con cái sau khi trưởng thành sẽ được ở trong thị tộc trong khi đó con đực sẽ bị đuổi khỏi đàn khi trưởng thành. Quan hệ mẫu hệ chi phối đời sống xã hội của linh cẩu. Một con linh cẩu mẹ đẻ được càng nhiều con non là con cái thì nó sẽ có địa vị cao hơn trong thị tộc. Ngoài ra, địa vị trong đàn cũng có tính kế thừa qua các đời. Con gái có thể thừa hưởng địa vị xã hội của con mẹ, bao gồm cả vị trí là con đầu đàn, do đó, các nữ hoàng linh cẩu được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thứ hai, cấu tạo bộ phận sinh dục ngoài của linh cẩu cái làm cho việc giao phối trở nên rất khó khăn, không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác của linh cẩu cái. Nếu một con linh cẩu đực muốn giao phối, nó phải làm hài lòng linh cẩu cái, khi tiếp cận con cái, con đực sẽ cư xử rất ngoan ngoãn, và nhiều khả năng sẽ có cơ hội giao phối nếu nó làm cho con cái thấy hài lòng vì thái độ phục tùng.

Trên thực tế, những con linh cẩu đực vị thành niên cũng có thể được hưởng địa vị của mẹ chúng, và nó có thể giết chết những con linh cẩu cái trưởng thành có địa vị thấp hơn mẹ của chúng. Tuy nhiên, những con linh cẩu cái của đàn sẽ không ưa nó. Vì vậy, khi linh cẩu đực lớn lên, nó phải rời khỏi đàn và đến sống trong các thị tộc khác để phục vụ linh cẩu cái và trở thành một "người hầu" ngoan ngoãn, chỉ bằng cách này nó mới có được quyền giao phối. Đây cũng chính là cơ chế để linh cẩu đốm tránh giao phối cận huyết.

Cuối cùng, cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục khiến linh cẩu cái rất khó sinh nở, nó không có lỗ hở bên ngoài đường sinh sản, do đó nó chỉ có thể tự xé rách bộ phận sinh dục để đàn con chui ra ngoài, điều này gây ra vết thương lớn cho nó, và vết thương sẽ mất vài tuần để tự khỏi. Tuy nhiên, một số con linh cẩu cái có sức khỏe kém sẽ chết sau khi sinh con lần đầu.

Linh cẩu cái mặc dù có địa vị xã hội cao nhưng nó vẫn mang trọng trách sinh nở và nuôi dạy đàn con. Chúng chỉ sinh 1-2 con trong mỗi lần sinh sản. Đàn con lúc mới sinh thường lớn gấp đôi con của sư tử và gấp 5 lần con của gấu Bắc Cực. Giá trị dinh dưỡng của sữa linh cẩu đốm cao nhất trong các loài động vật có vú trên cạn, hơn 4 lần sữa dê, thời gian chúng cho con bú kéo dài tới 1 năm rưỡi.

Không chỉ vậy, khi những loài động vật móng guốc trong lãnh thổ của thị tộc di cư, đàn linh cẩu cũng đi theo chúng để tìm thức ăn, nhưng chúng không thể mang linh cẩu con theo, do đó linh cẩu mẹ sẽ phải quay lại vị trí ban đầu ba ngày một lần để cho đàn con ăn - quang đường trung bình là 40 km một chiều đi, và chúng phải di chuyển như vậy từ 40 đến 50 lần một năm.

Video liên quan

Chủ Đề