Nguyên nhân vì sao hút sữa ngày càng ít sữa

Dưới đây là 6 nguyên nhân vì sao gây nên tình trạng mất sữa, ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú: 

Ăn uống thực phẩm, sử dụng thuốc gây mất sữa, ít sữa

Mẹ có thể bị mất sữa, ít sữa khi chế độ dinh dưỡng không đủ chất, ăn phải các thực phẩm làm mất sữa ít sữa, hoặc sử dụng thuốc làm mất sữa mẹ trong suốt thời gian cho con bú:

  • Chế độ dinh dưỡng không đủ chất hoặc ăn phải thực phẩm gây mất sữa: Trong quá trình tạo sữa, dưới sự tác động của Prolactin, các nang sữa lấy nguồn protein, chất béo và các dưỡng chất cần thiết từ máu của mẹ để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo sữa.

Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng mất cân đối, hoặc mẹ ăn các nhóm thực phẩm gây ức chế hoạt động của hormone Prolactin có                 thể dẫn đến mất sữa, ít sữa. 

Mẹ lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa, ít sữa.

  • Sử dụng phải các thuốc chữa bệnh có thể gây mất sữa, ít sữa: khi đang trong quá trình nuôi con và cho con bú, mẹ cần thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Tinh thần căng thẳng, lo âu, trầm cảm sau sinh dẫn đến phản xạ tiết sữa kém

Căng thẳng là một trong những phản ứng của cơ thể để đối phó với những thay đổi từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Những căng thẳng xấu, đau khổ hay thậm chí là tiêu cực rất có hại và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ sau sinh. 

Nếu mẹ sau sinh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, mất ngủ sẽ khiến cơ thể mẹ bị ức chế hooc môn bài tiết sữa mẹ và kéo theo hàng loạt dấu hiệu mẹ ít sữa khác. Điều này dẫn đến lượng sữa được tạo thành và tiết ra ít hơn, lâu ngày có thể dẫn đến mất sữa.

Mẹ cho con bú, dùng máy vắt sữa không đúng cách

Việc cho con bú và dùng máy vắt sữa đúng cách sẽ giúp kích thích sản xuất tuyến sữa. Nhưng ngược lại, nếu thực hiện sai cách thì sẽ có thể "phản tác dụng" và khiến mẹ rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa.

Mẹ cho bé bú, vắt hút sữa sai cách cũng là nguyên nhân gây mất sữa, ít sữa.

Tình trạng sức khỏe của mẹ không tốt

Mẹ bị kiệt sức, cơ thể mệt mỏi sau sinh

Quá trình sinh nở và nuôi dưỡng em bé là chặng đường gian nan và vất vả với bất kỳ người mẹ nào. Mỗi khi con quấy khóc, con bị ốm thì mẹ càng phải căng sức ra để chăm sóc em bé. Do vậy mẹ dễ rơi vào tình trạng suy kiệt mệt mỏi và thiếu ngủ, chính điều này làm giảm sản xuất và tiết sữa mẹ.

Mẹ mắc bệnh về tuyến vú khi đang cho con bú

Sữa được sản xuất và tiết ra từ các mô tuyến vú. Do đó, khi người mẹ gặp phải các vấn đề về tuyến vú có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Một số bệnh thường gặp như:

  • Tắc tia sữa: Nguyên nhân chủ yếu do sữa mẹ tiết nhiều, đường ống dẫn nhỏ hẹp dẫn đến tắc nghẽn tia sữa.
  • Áp xe vú: Thường xảy ra khi bị tắc tia sữa kéo dài.
  • Viêm ống dẫn sữa: Chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gây ra hoặc do mẹ vệ sinh không đúng cách. Điều này có thể do viêm tắc tia sữa kéo dài hoặc gây tổn thương các ống dẫn sữa, dẫn đến viêm nhiễm ở các ống dẫn sữa.
  • Nứt cổ gà nghiêm trọng: Là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt sau khi sinh một vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu do cho trẻ bú sai tư thế, sai cách, dẫn đến khớp ngậm của trẻ không đúng.
  • Mẹ có phẫu thuật ngực sau sinh: khi ngực mẹ đang bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất sữa mẹ.

Mẹ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc tổn thương tuyến yên và vùng dưới đồi

Sữa mẹ được sản xuất dưới sự tác động của estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Do đó, một số bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu có thể tác động đến quá trình sản xuất sữa.

  • Bệnh tuyến giáp: Trong thời kỳ tiết sữa, hormone tuyến giáp sẽ điều chỉnh oxytocin và prolactin. Suy tuyến giáp dẫn đến việc suy giảm chức năng hoạt động của tuyến giáp.  
  • Thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ các yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình tạo máu. Hiện tượng này sẽ khiến cho các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ oxy. Nếu mẹ bị thiếu máu, cơ thể mẹ sẽ rất mệt mỏi, suy giảm năng lượng và làm rối loạn quá trình sản xuất và bài tiết sữa mẹ.
  • Bị sót nhau thai: Sót nhau thai là vấn đề thường gặp sau khi sinh con. Và tình trạng này sẽ gửi tín hiệu “giả” báo hiệu cho cơ thể mẹ làm cho các cơ quan hiểu lầm là mẹ vẫn đang mang thai. Đặc biệt, khi đó nồng độ hormone progesterone vẫn duy trì ở mức độ cao sẽ ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Ngoài ra, prolactin được tiết ra từ tuyến yên của vỏ não và oxytocin được sản sinh từ vùng dưới đồi. Chính vì thế, một số mẹ bị tổn thương vùng tuyến yên và vùng dưới đồi có thể gây giảm lượng 2 hormon này cũng làm giảm nguồn sữa mẹ.

Mẹ mang thai trong quá trình cho con bú

Trong quá trình cho con bú, mẹ lại mang thai một em bé khác thì nồng độ 2 hormone Estrogen và Progesteron tăng cao làm kìm hãm sự sản sinh hormone Prolactin - hormone kích thích sản xuất sữa mẹ. Do đó khi mẹ vừa mang thai vừa cho em bé khác bú, lượng sữa mẹ sẽ giảm.

Khi mang thai, mẹ có thể ngừng cho bé bú và bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng sữa công thức hoặc đồ ăn dặm [nếu bé trên 6 tháng].

Mẹ mắc chứng Thủy Kiệt

Khi mắc chứng Thủy Kiệt [các dấu hiệu như môi khô, luôn có cảm giác khát nước, nước tiểu có màu vàng, táo bón, da đen sạm], tức thận âm suy, khí trệ khiến cho việc điều tiết, hấp thu nước bị rối loạn. Điều này làm cho nước không trữ được trong cơ thể và khi cơ thể không đủ nước thì mẹ dễ bị thiếu sữa cho con bú. 

Lý do là sữa mẹ được cấu thành bởi 90% là nước. Do đó, khi cơ thể mẹ bị thiếu nước cũng đồng nghĩa là giảm quá trình sản xuất sữa.

Mẹ mắc chứng Thủy Kiệt rất dễ bị mất sữa, ít sữa.

Vì vậy, không chỉ cứ uống nước thường xuyên, liên tục sẽ đủ sữa cho con mà cần phải cải thiện chức năng thận để lượng nước trong cơ thể được hấp thu và luân chuyển.

Cách phòng ngừa mất sữa, ít sữa cho mẹ sau sinh

Nắm chắc các nguyên nhân gây mất sữa, ít sữa sẽ giúp mẹ chủ động trong việc chữa mất sữa và phòng ngừa tình trạng trên. Trong quá trình cho con bú, mẹ nên thực hiện một số phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa mất ít sữa cũng như biết cách lấy lại sữa mẹ đã mất tại nhà như sau:

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm, đồ uống, món ăn, thuốc gây mất sữa

Ăn gì sau sinh để TỐT cho sức khỏe mẹ và NGUỒN SỮA, giúp phòng ngừa mất ít sữa?

Phòng ngừa mất sữa, ít sữa bằng chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học.

Khẩu phần ăn của mẹ cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết: sắt, kẽm, canxi… có trong:

  • Tinh bột: cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở,...
  • Nhóm chất đạm, sắt, kẽm cần thiết: giúp sữa đặc thơm, mẹ nên lựa chọn các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt nạc, gia cầm, hải sản, trứng, đậu hũ, hạt, phô mai, sữa chua hoặc sữa trong thực đơn hàng ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt các nhóm rau xanh lá như súp lơ, cải xoăn, rau ngót… còn là nguồn bổ sung canxi và vitamin cho mẹ. Bên cạnh đó, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung, duy trì nội tiết tố, kích thích quá trình tạo sữa cho mẹ.
  • Bổ sung đủ nước: Cơ thể mẹ cần bổ sung thêm nước để tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Để đảm bảo lượng sữa mẹ nên uống từ 1.5 - 2 lít nước ấm mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ nên uống thêm nhiều thức uống lợi sữa khác như: sữa ấm dành cho mẹ sau sinh, nước trái cây, nước rau củ quả lợi sữa, nước canh, soup,....

Bên cạnh các nhóm thực phẩm, món ăn mẹ đẻ nên ăn, mẹ nên tránh xa một số nhóm thực phẩm gây mất ít sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khiến sản phụ khó phục hồi. Đọc thêm bài: Mẹ sau sinh cho con bú kiêng ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho sản phụ, giúp mẹ hấp thu và chuyển đổi tới dòng sữa cho con. Vậy phụ nữ sau sinh cho con bú nên ăn gì tốt? Làm cách nào để kích sữa mẹ xuống nhiều, đặc, ...

Xem thêm

- Cho con bú và vắt hút sữa đúng cách

Cho con bú đúng cách, tưởng chừng như chỉ là chuyện đơn giản nhưng cũng là cách giúp chữa mất sữa hiệu quả. Do đó, mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây:

a. Tư thế bế bé đúng và cách ngậm vú bắt vú 

Cho con bú đúng cách là cách đơn giản nhất giúp phòng tránh mất ít sữa.

  • Bế trẻ sát vào bụng mẹ, mặt quay về vú mẹ.
  • Mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Đầu, lưng, mông của bé trên 1 đường thẳng.
  • Bé mới sinh phải được đỡ cả mông.
  •  Mẹ thoải mái, thư giãn, nhìn con âu yếm.

b. Tăng cường cho trẻ bú thường xuyên và cho trẻ bú đủ cữ

Có một điều không tốt đó chính là trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu đời thường hay ngủ gật sau khi bú mẹ được 1-2 phút. Điều này có thể khiến bé bú không đủ cữ và không nhận đủ sữa mẹ. Ngoài ra, có thể khiến sữa dư thừa còn đọng lại trong bầu ngực của mẹ và lâu dần gây ra tình trạng tắc tia sữa, ức chế phản xạ quá trình tạo sữa mẹ của cơ thể.

Để có đủ sữa cho bé bú, mẹ cần cho bé bú thường xuyên khoảng 2-3 tiếng/cữ, ngoài ra mẹ có thể cho bé bú đêm vì việc này rất tốt giúp tăng tiết sữa mẹ. Bên cạnh đó mẹ cần tập cho bé bú đủ cữ, nếu bé bú không hết thì vẫn nên vắt ra để cữ sau sữa về tiếp.

Không chỉ có vậy, mẹ cũng không nên cho bé bú bình quá sớm. Bởi bé bú bình quá sớm sẽ làm giảm phản xạ ngậm vú mẹ [khớp ngậm sai] nên sữa mẹ không tiết ra được, khiến bé bú không đủ sữa mẹ.

- Nghỉ ngơi đầy đủ - Gạt bỏ những lo lắng phiền muộn, căng thẳng stress

Hơn ai hết, Ích Mẫu Lợi Nhi hiểu rằng thời gian sau sinh là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Ở thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ có nhiều sự thay đổi cộng thêm việc áp lực chăm sóc con cái, gia đình làm cho mẹ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, khó giãi bày với mọi người xung quanh.

Nhưng mẹ ơi, hãy mạnh mẽ vượt qua giai đoạn này nhé và thực hiện những biện pháp dưới đây để xua tan sự mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống nhé.

Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, mẹ cần ngủ ít nhất 8 - 10 tiếng mỗi ngày, trong đó thì 2h-4h ban ngày và 6h-8h ban đêm. Hãy chú ý ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn mẹ nhé.

Bên cạnh đó, mẹ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kết hợp thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Ngoài ra, mẹ có thể tâm sự chia sẻ những khó khăn, vất vả bản thân đang gặp phải cho người thân hay bạn bè. Hay đơn giản thì mẹ chỉ cần nghe nhạc, tập yoga, đọc sách tại nhà. 

Về mặt tích cực, cho con bú có thể giúp giảm căng thẳng cho mẹ. Các hormone mà cơ thể mẹ giải phóng khi cho con bú có thể thúc đẩy làm tăng cảm giác thư giãn, giúp mẹ cảm nhận được sự yêu thương và gắn kết với thiên thần nhỏ. Vì vậy, cho con bú thường xuyên thực sự có thể giúp mẹ chống lại căng thẳng hàng ngày. Thật đơn giản đúng không mẹ?

Giữ tinh thần thỏa mái giúp sữa về nhiều hơn.

- Giải quyết triệt để vấn đề sức khỏe của mẹ trong quá trình cho con bú một cách an toàn

Nếu chẳng may mẹ có mắc phải một căn bệnh nào đó trong quá trình đang cho con bú thì các mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay thảo dược nào khi chưa có sự tư vấn từ dược sĩ, bác sĩ chuyên môn.

- Mẹ có thể cân nhắc sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ bài tiết sữa nhiều hơn, đặc hơn

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, để cải thiện chất lượng sữa, giúp sữa mẹ thơm mát, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm một số thảo dược lợi sữa giúp tăng cường và kích thích hàm lượng của hormone prolactin như Thiên Môn Chùm [Shatavari].

Kết hợp bổ sung thêm các nhóm thảo dược có tác dụng điều hòa, hoạt huyết, tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng, kích thích ăn ngủ tốt giúp mẹ bổ sung năng lượng, ăn ngủ điều độ như: Hương Phụ, Diệp Hạ Châu, Hoài Sơn.

Thiên Chùm Môn - Shatavari: Thảo dược đặc trị ít sữa, mất sữa mẹ.

Hiện nay, kết hợp giữa công dụng tuyệt vời của [Thiên Môn Chùm] Shatavari Ấn Độ và bộ ba các thảo dược cổ truyền quen thuộc Hương Phụ, Diệp Hạ Châu, Hoài Sơn với phương pháp chiết xuất, phân lập, các dược sĩ đã kết hợp hài hòa các nhóm thảo dược trong sản phẩm viên uống Ích Mẫu Lợi Nhi: 

Ích Mẫu Lợi Nhi được hơn 500.000 mẹ sử dụng để:

* Sữa mẹ nhiều, đặc, sánh và thơm hơn

* Giúp mẹ khỏe mạnh hơn

  • Sạch nhanh sản dịch, phục hồi nhanh sau sinh.
  • Nhờ cơ chế tăng hấp thu, tăng cường chức năng gan nên giúp mẹ ăn ngon, ngủ ngon hơn, da dẻ hồng hào, dáng mẹ thon gọn hơn.

Ích Mẫu Lợi Nhi là thương hiệu hàng đầu trong dòng sản phẩm lợi sữa, có thành phần 100% từ thảo dược với thành phần Shatavari - Thiên Môn Chùm giúp tăng 3,5 lần Prolactin [hoóc môn tạo sữa]; được hàng trăm nghìn bà mẹ tin dùng bởi cơ chế 3 tác động giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ nhanh chóng; được kiểm chứng an toàn bởi Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương.

Giấy Xác Nhận Công Bố: 33359/2017/ATTP-XNCB

Giấy Xác Nhận QC: 01788/2017/XNQC-ATTP

Hơn 600.000 mẹ biết tới và tin dùng sản phẩm lợi sữa Ích Mẫu Lợi Nhi để luôn duy trì nguồn sữa về nhiều dào dạt, đặc, thơm và mát hơn cho con bú. Còn mẹ thì sao?

Xem thêm


Dược sĩ: Lan Anh

Để được tư vấn kỹ hơn về các nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng mất sữa, ít sữa; và mua sản phẩm Ích Mẫu Lợi Nhi, mẹ có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài 18006642

* Lưu ý: Đối với mỗi mẹ tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

* Sữa mẹ hình thành nhờ hoóc môn trên tuyến yên của võ não chính vì thế ngoài việc sử dụng Ích Mẫu Lợi Nhi để tăng tiết hoóc môn trên mẹ cũng cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái, cho con bú thường xuyên để sữa về nhiều hơn, chất lượng hơn.


Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh*

Video liên quan

Chủ Đề