Vì sao lại khóa website của một công ty

Bởi Trung Đức & Ngọ Đức Tình

Giới thiệu về cuốn sách này

Sau lời gợi ý từ một người bạn, chúng mình nảy ra rằng “Hay là bài blog đầu tiên trong năm mới sẽ nói về hành trình làm blog của ThinkZone nhỉ?”. 

Những nội dung này không chỉ là quá trình chúng mình nhìn lại, mà chắc chắn cũng đem lại giá trị đâu đó cho bạn đọc doanh nghiệp, bởi một trang blog tốt thực sự có thể đem tới nguồn traffic lớn, ổn định cho website, tăng uy tín công ty, và xây dựng branding của doanh nghiệp trong dài hạn.

Trong bài viết này, ThinkZone sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số kinh nghiệm mà chúng mình tích lũy được qua gần 3 năm làm blog, bao gồm các nội dung:

➤ Vì sao mỗi công ty đều nên có một trang blog?

➤ Xây dựng nội dung cho blog thế nào?

➤ Một số lưu ý về SEO cho trang blog

➤ Chiến lược cho blog theo từng phase: Acquisition - Engagement - Retention

---

Subscribe Newsletter và đồng ý nhận thông báo trên website của ThinkZone để không bỏ lỡ những bài viết bổ ích mỗi tuần nhé!

---

1. VÌ SAO MỖI CÔNG TY ĐỀU NÊN CÓ MỘT TRANG BLOG?

Blog là kênh để bạn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích liên quan tới lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình tới mọi người, và mình thực sự tin rằng loại hình doanh nghiệp nào cũng có những kiến thức thú vị để bạn viết blog.

Ví dụ như các công ty cung cấp dịch vụ đầu tư, tư vấn, đào tạo [như ThinkZone, Indochine Counsel], hoặc các sản phẩm mới cần educate thị trường [như Base.vn có resources.base.vn với rất nhiều bài viết về chuyển đổi số trong doanh nghiệp], hay các nền tảng social commerce cũng có kênh blog hướng dẫn các reseller cách bán hàng hiệu quả,...

Mặc dù viết blog là một quá trình dài hơi, cần sự kiên trì, và cực nhiều tìm tòi, nghiên cứu, tuy nhiên những giá trị mà nó mang lại thực sự rất đáng nỗ lực bỏ ra.

Tăng traffic tới website một cách ổn định

Blog là lựa chọn hàng đầu cho việc thu hút khách hàng mục tiêu tới website một cách ổn định và dài hạn. Một bài blog của bạn, nếu đủ chất lượng và nằm trong trang 1 top tìm kiếm của Google của một số từ khóa nào đó, sẽ mang lại lượng traffic khổng lồ cho website. Nhiều bài viết của ThinkZone từ 2019 tới hôm nay vẫn đang đem lại traffic lớn hàng ngày tới website do lọt top tìm kiếm trên Google.

Ngoài ra, xét về mặt từ khóa tìm kiếm, một số mô hình doanh nghiệp khó thu hút traffic từ Google hơn các mô hình khác [ví dụ: bạn sẽ dễ tìm được Shoppe qua đa dạng các từ khóa như “giày”, “váy”, “tủ lạnh”,... nhưng lại chỉ tìm được website ThinkZone qua một số ít từ khóa trong một ngành khá hẹp như “venture capital”, “accelerator”, “startup”]. Khi đó, blog cho phép bạn khai thác nhiều nội dung xoay quanh lĩnh vực hoạt động của công ty hơn, giúp website của công ty có thể được tìm kiếm qua nhiều từ khóa hơn, và cũng dễ lọt top tìm kiếm hơn.

* Việc làm thế nào để bài viết lọt top tìm kiếm nằm ở chất lượng nội dung và một số lưu ý về SEO [Search Engine Optimization], mình sẽ nói kỹ hơn về phần này ở phần sau.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Chi phí duy nhất mà doanh nghiệp phải bỏ ra là chi phí code trang blog trên web, trang cms [content management system], và lương cho thành viên viết blog. Với blog, chi phí chạy ad không quá quan trọng [tất nhiên bạn hoàn toàn có thể share blog về Facebook và chạy ad để thu traffic, nhưng kinh nghiệm của mình cho thấy việc này không đóng góp quá nhiều vào traffic trong dài hạn, và cũng không khuyến khích chạy ad cho blog].

Đưa hình ảnh doanh nghiệp tới khách hàng một cách uy tín, không “vồ vập”

Một trang blog tốt [về nội dung và SEO] sẽ có nhiều bài viết được lên top tìm kiếm, và cũng dễ được người đọc chia sẻ lẫn nhau, thu hút đáng kể traffic dạng word-of-mouth. Đây là ưu điểm đáng kể so với các dạng nội dung truyền thông khác [thường mang tính push từ doanh nghiệp tới khách hàng], thì một bài blog tốt rất dễ khiến người dùng tự “kéo” [pull] lẫn nhau, khiến họ có ấn tượng tốt hơn, tăng uy tín và hình ảnh tốt cho công ty.

Ngoài ra, viết blog cũng giúp bản thân người viết học hỏi và hoàn thiện kiến thức

Quá trình bạn chia sẻ kiến thức với người khác cũng là quá trình bạn học hỏi thêm nhiều điều. Đặc biệt với người làm quỹ đầu tư như ThinkZone, chúng mình luôn phải nghiên cứu, cập nhật những xu hướng/ mô hình kinh doanh mới, và những kiến thức đó phần nào đã được chia sẻ hàng tuần tới các bạn đọc của ThinkZone.

2. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHO BLOG THẾ NÀO?

Các chủ đề trong blog có thể đa dạng [như những chủ đề trên ThinkZone Blog], hay tập trung vào một mảng nhất định [ví dụ như sales, growth hack, phát triển sản phẩm,...]. Dù bạn chọn nội dung gì, thì đó tiên quyết phải là nội dung mang lại giá trị cho người đọc, và có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Một số kinh nghiệm của mình cho nội dung blog như sau:

➤ Blog dài hay ngắn thế nào không quá quan trọng, quan trọng nhất là kiến thức hữu ích mà nó mang lại cho người đọc. Thực tế, trái với giả định của nhiều người rằng blog dài quá dễ khiến người đọc nản và không được xếp hạng cao trên Google, những bài blog cung cấp kiến thức toàn diện, dù dài nhưng vẫn có khả năng lọt top Google rất cao. Một lần nữa, chất lượng nội dung là quan trọng nhất, tức là thông tin phải có ích cho người đọc, đừng sa đà vào giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ quá đà.

➤ Để người đọc dễ nhớ, bạn nên chọn một theme chung cho các bài blog của mình, ví dụ như theme của ThinkZone là các bài viết chuyên sâu về nhiều chủ đề của startup. Theme của một quỹ khác có thể là những câu chuyện ngắn về đầu tư mạo hiểm, hoặc những câu chuyện thất bại/ thành công của các startup.

➤ Các bài viết nên có ví dụ cụ thể hoặc số liệu đi kèm để người đọc dễ hình dung hơn.

➤ Thông tin chính xác, nếu có trích dẫn thì hãy chọn nguồn uy tín.

Một số loại nội dung và insight đi kèm [để bạn cân đối, phân bổ các loại nội dung cho phù hợp]:

➤ Dạng bài viết tổng quan [ví dụ: guideline gọi vốn, term sheet là gì, abc xyz là gì,...]: Dễ lọt top tìm kiếm trên Google do mọi người thường tìm kiếm những từ khóa tổng quan như vậy. Tuy nhiên những nội dung này cũng thường được nhiều trang khác viết, khó tạo tính đặc biệt cho công ty.

 Dạng bài kinh nghiệm cá nhân, phân tích case study [ví dụ: hành trình phát triển của Facebook, kinh nghiệm 10 năm khởi nghiệp của tôi,...]: Thường đem lại nhiều insight cho người đọc, dễ tạo điểm khác biệt, không bị chung chung, tăng uy tín cho blog, nhưng khó được tìm thấy bằng Google. Những loại nội dung này dễ lan tỏa qua các kênh mạng xã hội và word-of-mouth hơn.

➤ Dạng bài viết theo trend [ví dụ: tranh luận của cộng đồng về game Play-to-earn,...]: Thường đem lại traffic lớn từ mọi kênh do chủ đề này đang nhận được sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên trend thường đến bất ngờ rồi cũng chóng tàn, nên bạn cần bắt kịp trend để lên nội dung nhanh, sau đó về lâu dài lượng người tìm đọc về trend này cũng ít đi.

Ngoài ra, do việc viết blog định kỳ nhiều lúc cũng nản, mình khuyến khích mọi người viết blog theo những chủ đề mình quan tâm, muốn tìm hiểu, bởi khi đó ta mới có cảm hứng để kiên trì viết blog, và cũng tự đặt bản thân mình vào vị trí người đọc, viết sẽ đúng nhu cầu của độc giả hơn.

3. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ SEO CHO TRANG BLOG

SEO [Search Engine Optimization] là kỹ thuật tối ưu một số yếu tố trên website theo thuật toán xếp hạng của Google, từ đó tăng khả năng trang web đó được xuất hiện trên top tìm kiếm của Google hơn. 

Tuy nhiên, một lần nữa mình muốn nhấn mạnh rằng “chất lượng nội dung là trên hết”, và bạn nên dành phần lớn thời gian trau chuốt cho nội dung, tránh việc tập trung quá nhiều vào việc tối ưu SEO. Mình viết những bài đầu tiên của ThinkZone Blog khi còn chưa biết SEO là gì, và một số bài khi đó vẫn đứng top Google tới nay [“content is king”].

Dưới đây là một số kinh nghiệm của mình về SEO cho blog. Và do mình làm quỹ, không chuyên về SEO, nên có thể còn bỏ sót nhiều thứ, rất mong các bạn cùng góp ý hoàn thiện nội dung.

Lựa chọn từ khóa để blog dễ được tìm kiếm trên Google

Về lâu dài, traffic chính đến với blog là từ Google, nên bạn cần chọn từ khóa sao cho nội dung của mình dễ được tìm kiếm bằng những từ khóa mà mọi người thường dùng khi tìm về nội dung đó. Nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng khi đặt tiêu đề cho blog, bạn sẽ dễ phân vân giữa 2 tiêu đề sau:

➤ Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp Chiết khấu Dòng tiền [Discounted Cash Flows - DCF]

➤ Định giá doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp?

Tiêu đề số 2 nghe có vẻ hấp dẫn hơn [mình cũng gặp nhiều tiêu đề mang tính clickbait hơn nữa, ví dụ như “Phương pháp định giá doanh nghiệp mọi startup cần biết”]. Tuy nhiên, độc giả sẽ tìm kiếm cụm từ nào để ra được bài viết có tiêu đề số 2? Có lẽ là “định giá doanh nghiệp” hoặc “định giá doanh nghiệp thế nào”.

Với tiêu đề số 1, bài viết còn có thể được tìm thấy bằng từ khóa “DCF”, “Chiết khấu dòng tiền”, “định giá DCF”,... dù nghe có vẻ không clickbait bằng [cái này có lẽ tùy cảm nhận từ người]. Tiêu đề 1 sẽ phù hợp hơn cho việc thu traffic từ Google.

Tóm lại, với mỗi chủ đề bạn định viết, thay vì chọn các từ khóa “độc” để tạo tiêu đề giật gân, hãy thử nghĩ xem mọi người thường tìm về chủ đề đó bằng từ khóa nào, rồi lồng ghép từ khóa đó vào tiêu đề và meta description của bài viết. Tiêu đề giật gân chỉ phù hợp với một số kênh ngắn hạn như báo, mạng xã hội, email marketing, chứ không hợp với kênh dài hạn như Google.

Một số công cụ giúp bạn xác định từ khóa bao gồm Search Console, Google Keyword Planner.

Tuy nhiên, đừng quá đặt nặng vấn đề phải chèn thật nhiều các từ khóa, hãy làm thế nào để liên kết các từ khóa một cách khéo léo mà không làm giảm chất lượng của bài viết. 

Sử dụng URL theo cấu trúc rõ ràng

Đây là một bước khá đơn giản, nhưng nó sẽ tăng khả năng trang Blog của bạn đạt thứ hạng tốt trên Google Search. 

Ví dụ, thay vì sử dụng link dạng //thinkzone.vn/index.php?p=2278. Hãy chèn thêm thông tin để một chiếc link trở nên rõ ràng hơn, trông cũng sẽ chuyên nghiệp hơn: //thinkzone.vn/blog/vi-sao-moi-cong-ty-nen-co-mot-trang-blog/

Một số lưu ý mà HubSpot từ HubSpot cho tiêu đề và meta description

Hầu hết các phần mềm viết Blog đều sử dụng tiêu đề trên bài đăng của bạn làm tiêu đề của trang, đây là yếu tố SEO quan trọng, tiên quyết của bài viết. Như đã đề cập ở trên, hãy chèn các từ khóa hướng tới mục đích của bài đăng theo một cách tự nhiên, tránh sự gượng gạo. 

Số lượng ký tự lý tưởng cho một tiêu đề đó là dưới 65 ký tự, bởi tiêu đề quá dài sẽ bị cắt ngắn khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Meta Description là phần nội dung sẽ xuất hiện ngay dưới tiêu đề ở trên trang kết quả tìm kiếm của Google, cung cấp cho độc giả sơ lược về nội dung của bài viết. Thông thường, một Meta Description chỉ nên có độ dài từ 150 đến 160 ký tự. Mặc dù, Meta Description không ảnh hưởng đến thứ tự trên Google Search, nhưng chúng sẽ giúp cho người đọc nắm trước nội dung bài viết, làm cải thiện tỷ lệ click vào web.

* Bạn cũng có thể lắng nghe kinh nghiệm làm SEO của anh Vũ Nhật Anh, Co-founder & CTO của TopCV trong The Growth Podcast, rằng hãy tuân thủ guideline mà Google đưa ra, đó là cung cấp các bài viết thật chất lượng, còn việc đặt bài viết ở đâu trên Google Search là việc của Google. Thực tế, Google luôn ưu ái những bài viết chất lượng. Cứ khoảng vài tháng Google sẽ thay đổi thuật toán một lần. Và khi đó những bài viết lạm dụng từ khóa không liên quan sẽ rời khỏi top đầu trên bảng tìm kiếm, còn những bài viết chất lượng [thể hiện bởi các chỉ số traffic, click-through rate, session duration,...] sẽ vượt lên.  

4. CHIẾN LƯỢC CHO BLOG TRONG TỪNG PHASE: ACQUISITION - ENGAGEMENT - RETENTION 

Ở ThinkZone, chúng mình coi trang blog như một sản phẩm giống bao sản phẩm khác, và do đó cũng chia các giai đoạn và chiến lược tương ứng theo các phase: Acquisition - Engagement - Retention.  

a. Acquisition

Đây là giai đoạn mà các hoạt động của bạn xoay quanh việc thu hút độc giả mới cho blog. 

Từ Google và các công cụ tìm kiếm

Như đã nói ở trên, traffic chính của blog trong dài hạn sẽ đến từ Google, nên SEO là kỹ thuật mà bạn cần quan tâm để tối ưu được traffic từ kênh này. Hơn 80% traffic tới website ThinkZone là từ Google.

Tuy nhiên, đây không phải là kênh sẽ đem lại cho bạn lượng traffic lớn ngay lập tức, mà cần thời gian để trang web của bạn chứng minh được uy tín với Google. Trong ngắn hạn, bạn cũng nên tận dụng một số kênh acquisition khác sau đây.

Mạng xã hội

Các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, hay Twitter là những kênh hiệu quả đem lại short-term traffic cho blog, thông qua fanpage, hoặc chia sẻ trên post cá nhân. 

Khi share bài về fanpage Facebook, hẳn bạn sẽ phân vân giữa các lựa chọn sau:

➤ Để caption ngắn, kèm link bài trên caption → Ưu điểm là người đọc dễ click vào thumbnail để đọc trên web hơn, nhược điểm là nhiều người cho rằng để link trên caption dễ bị giảm tương tác.

➤ Để caption dài với nội dung chi tiết kèm ảnh minh họa, link blog để ở phần bình luận → Ưu điểm là người đọc xem được nội dung ngay trên Facebook, không lo về link trên caption giảm reach; nhược điểm là trải nghiệm đọc nội dung bị giảm do caption Facebook không có nhiều định dạng cho chữ, lúc share bài thì không thấy link tới website.

Sau khi test các lựa chọn này, số liệu mà ThinkZone thu được đó là: Không có gì khác biệt về lượt reach, reaction, share. Đây là insight mà bạn cũng có thể tự test với chính nội dung của mình.

Đặc biệt, các group cộng đồng là kênh thu traffic cực kỳ hiệu quả, bởi đó là những nơi quy tụ lượng potential reader sẵn có với mối quan tâm tương tự nhau, và khả năng rất cao sẽ đọc nội dung mà bạn đẩy vào group đó. Tuy nhiên cần nhớ rằng bạn phải chọn nội dung phù hợp để share, và share với tần suất phù hợp, tránh việc spam nội dung không hợp lý gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.

Referral

Các bài viết được người đọc chia sẻ với nhau, hoặc người có uy tín chia sẻ sẽ tạo thiện cảm, tăng uy tín và kéo thêm nhiều người đọc hơn. Một số mẹo cho phần này bao gồm:

➤ Hợp tác viết bài/ phỏng vấn những người có uy tín trong giới để viết blog, và nhờ họ share lại bài trên trang cá nhân.

➤ Thêm vào blog một nút share về các kênh kèm call to action khuyến khích độc giả share nội dung.

Tiêu đề và ảnh thumbnail

Tiêu đề và ảnh thumbnail đóng vai trò quan trọng trong quyết định click vào đọc blog. 

Tiêu đề, bên cạnh việc lồng ghép từ khóa thích hợp, cũng cần thể hiện rõ điểm nổi bật, lý do để mọi người bấm đọc bài viết đó. Ảnh thumbnail cần liên quan trực tiếp tới chủ đề bài viết, và đủ bắt mắt.

* Chỉ số: Nhìn vào Google Analytics, bạn sẽ quan tâm đến chỉ số New Users; với Search Console thì đó là Total Impression, Click-through rate, Average Position; còn với các kênh social media, đó sẽ là lượt reaction, share, reach,...

2. Engagement

Nhắc đến Engagement, mình muốn nhắc đến việc làm sao để tăng trải nghiệm của độc giả với blog, từ đó tăng tỷ lệ họ trở thành độc giả trung thành hơn.

Sắp xếp bố cục trang blog cho phù hợp 

Bước này khá quan trọng, sắp xếp hợp lý các nội dung sẽ giúp blog thu hút người đọc, tăng Retention, giảm Bounce Rate, và giúp có trải nghiệm đọc blog trở nên tuyệt vời hơn. Hạn chế nhồi nhét quá nhiều nội dung, banner khiến người đọc bị rối, không tập trung vào nội dung chính. 

Tại mỗi bài viết, bạn nên chọn những hình ảnh liên quan đến nội dung bài viết, có tính minh họa cao và đặc biệt là khiến tổng thể bài viết trông bắt mắt. Sắp xếp Related Posts, nút đăng ký Newsletter,... theo hành vi của người đọc khi truy cập Blog [thường ở cuối trang, sau khi độc giả đã đọc toàn bộ nội dung, thấy hữu ích và muốn đọc thêm/ đăng ký newsletter].

* Bạn có thể tham khảo 17 ví dụ hay nhất để tạo nên một trang Blog đẹp và truyền cảm hứng mà Hubspot đưa ra để thiết kế Blog cho công ty mình.

Rest of World là một trang blog có UI/ UX tốt và nội dung bổ ích.

Bạn cũng nên lưu ý rằng: không có một UI/UX nào là tối ưu cho mọi trang blog, mà luôn có thể được cải thiện hơn nữa, phụ thuộc vào sự sáng tạo và mức độ hiểu user của công ty. Quá trình này yêu cầu việc phân tích các chỉ số và hành vi người dùng qua các công cụ như Google Analytics. 

Trong suốt quá trình tối ưu, team ThinkZone hàng tuần đều đưa ra những giả định về user, cùng idea để cải thiện hơn nữa trải nghiệm người đọc blog, làm một số test [dù là nhỏ nhất] để liên tục hiểu hơn về độc giả của mình, rồi dựa vào các chỉ số để kết luận.

Ví dụ: Bạn có thể để ý ThinkZone Blog có 2 nút đăng ký newsletter [1 ở đầu trang, và 1 ở cuối trang]. Dùng bit.ly để track số lượt click vào mỗi nút, bọn mình nhận ra rằng đa phần người đọc chỉ click vào nút đăng ký newsletter cuối trang, tức là họ chỉ quyết định đăng ký sau khi đã đọc hết một bài blog nào đó.

Đây là một trong nhiều insight mình thu được, qua quá trình liên tục quan sát và test các thử nghiệm khác nhau.

Thống nhất chuẩn về bố cục nội dung và định dạng chữ

Đây là điều mà có thể bạn sẽ bỏ qua, nhưng một định dạng thống nhất về nội dung xuyên suốt các bài viết sẽ đem lại trải nghiệm “mượt” cho độc giả hơn.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nội dung bài viết của ThinkZone tuân thủ bố cục [ngoại trừ những bài viết từ khá lâu trước khi chúng mình nhận ra điều này]:

➤ Tiêu đề

➤ Meta description

➤ Mở đầu [thể hiện lý do viết bài, và outline nội dung]

➤ Nội dung chính

➤ Tổng kết

➤ Nguồn tham khảo [nếu có]

Và định dạng nội dung: ví dụ thống nhất định dạng cho đầu mục lớn, đầu mục nhỏ, chú thích ảnh, ví dụ, diễn giải trong ngoặc,... Cùng định dạng ảnh: cứ mỗi 2 - 3 đoạn text sẽ có ảnh minh họa, kích cỡ ảnh tương đồng,...

Ngoài ra, việc highlight các đầu mục lớn của blog cũng khiến độc giả dễ nắm bắt ý chính hơn, bởi họ thường có hành vi lướt toàn bộ bài trước để xem nhanh các ý chính, thấy hấp dẫn rồi mới đọc kỹ từng phần nội dung.

Bài viết liên quan

Đặt link bài viết liên quan tới những nội dung được đề cập trong blog sẽ tăng session duration và page/ session. Việc này cũng tạo ấn tượng tốt với độc giả rằng blog của bạn đem đến kiến thức toàn diện với nội dung mà họ tìm kiếm, tăng uy tín của công ty.

Thêm tính năng react và bình luận

Các trang blog có 2 tính năng này cũng sẽ có lợi thế hơn 1 chút khi Google xếp hạng, bởi Google sẽ coi đó là các trang web cho phép user góp ý, do đó nội dung sẽ khách quan và hữu ích hơn.

Tính năng react và bình luận cũng khuyến khích độc giả tương tác với blog, tăng khả năng họ tiếp tục theo dõi blog [để follow-up các ý kiến thảo luận]. Ngoài ra, số lượt react của mỗi bài blog cũng giúp độc giả dễ nhận biết những bài viết hay, được mọi người đánh giá cao hơn.

Các bạn hãy đón chờ 2 tính năng này xuất hiện trên ThinkZone Blog nhé!

* Chỉ số: Với Engagement, bạn có thể nhìn vào một số chỉ số trên Google Analytics như Session Duration, Page/ Session, User flow,...

3. Retention

Với retention, việc của bạn là xây dựng tập độc giả trung thành của blog. Hẳn mình cũng không cần nhắc lại về tầm vai trò của tập khách hàng trung thành với một công ty là lớn như thế nào.

Dưới đây là một số chiến lược mà team ThinkZone thực hiện để cải thiện Retention.

Newsletter

Đây là chiến lược phổ biến để giữ tương tác với độc giả của các trang blog, và công ty có thể triển khai thêm nhiều thứ từ lượng email mà độc giả để lại. Với riêng trang blog, Newsletter không đóng vai trò tăng user mới, mà giữ vai trò không ngừng gợi nhắc độc giả về thương hiệu của blog, cùng với đó là thương hiệu của công ty, đưa công ty thành top of mind của họ.

Với Weekly Newsletter, tỷ lệ Return User của ThinkZone đã tăng từ 16% lên 20%, và con số subscriber vẫn đang tăng lên hàng tuần.

Mailchimp là công cụ phổ biến để tạo, gửi và test email marketing, tuy nhiên thường bị vào hòm thư Promotions của người nhận. Yet Another Mail Merge [YAMM] là một add-ons của G-Suit, giải quyết được bài toán mail vào hòm thư Promotions và chi phí khá rẻ.

Push notification

Với subscriber của push notification, bạn có thể dễ dàng gửi thông báo tới máy tính của độc giả ngay khi có bài viết mới. Nhưng do tỷ lệ click của push notification nhìn chung khá thấp, push notification đóng vai trò gợi nhắc độc giả về bài viết mới hơn là khuyến khích họ click.

Viết bài đều đặn

Đây là nhiệm vụ tưởng dễ nhưng lại khó, đặc biệt là với định hướng blog chuyên môn sâu cần nghiên cứu nhiều như ThinkZone Blog. Việc giữ nhịp bài viết 1 bài/ tuần như hiện nay trong thời gian dài đòi hỏi tính kiên trì, và niềm ưa thích với việc viết lách.

Và tính kiên trì đó, đi kèm với nội dung tốt, ắt sẽ được đền đáp bằng tập độc giả trung thành, traffic tới website, và hơn nữa là niềm tin của độc giả với doanh nghiệp.

* Chỉ số: Với Retention, bạn có thể nhìn vào một số chỉ số trên Google Analytics như % Return User, trên các công cụ gửi mail như số subscriber, open rate, click-through rate,...

TỔNG KẾT

Trên đây là những chia sẻ đúc kết kinh nghiệm 3 năm viết blog của ThinkZone, giúp bạn có thể xây dựng và phát triển một trang blog cho riêng công ty mình. 

Từ những ngày đầu của blog không có bài viết, không có độc giả, không có traffic và chưa ai biết đến, tới cột mốc hàng nghìn traffic mỗi ngày không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Quá trình làm blog cần thời gian, sự kiên trì, cùng một chút đam mê, và thành quả thực sự rất xứng đáng.

Tham khảo

//bit.ly/thegrowthpodcast_TZ 

//bettermarketing.pub/organize-your-business-blog-for-conversions-and-great-ux 

//blog.tomorrowmarketers.org/lam-the-nao-de-thiet-lap-mot-trang-blog/ 

//marketinginsidergroup.com/content-marketing/how-to-create-an-amazing-company-blog/ 

//www.forbes.com/sites/theyec/2019/03/01/starting-a-business-blog-is-a-must-for-success-eight-tips/ 

//blog.hubspot.com/marketing/how-to-write-introduction-quick-tip-ht 

Video liên quan

Chủ Đề