Vì sao phải có phương pháp học tiếng trung

Học tiếng trung là cả một quá trình khó khăn và đầy vất vả đòi hỏi người học phải có sự quyết tâm cao trong quá trình học tập.Chỉ như vậy học mới có hiệu quả và đạt được thành công mong muốn.Tuy nhiên khá nhiều bạn khá băn khoăn và đặt khá nhiều câu hỏi: cần phải học ở đâu,học tài liệu nào,phải học bao nhiêu thời gian mới có thể giao tiếp được, phương pháp học như thế nào để có hiệu quả. 

Trong quá trình học tiếng Trung, ngoài việc xác định mục tiêu học tập, việc áp dụng phương pháp học tập đúng đắn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề trong quá trình học như rút ngắn thời gian , ghi nhớ tốt hơn, ,...vv và học các kĩ năng ngôn ngữ của tiếng Trung . Ví dụ: 

Nhiều người cho rằng tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ "dễ nói", theo chia sẻ của nhiều người khi lựa chọn ngôn ngữ để theo học. Với lí do là sự tương đồng trong ngôn ngữ Hán với ngôn ngữ Việt, lợi thế láng giềng hàng xóm nên học tiếng Trung "là dễ nhất". Thực tế, tiếng Trung không phải là một ngôn ngữ dễ nếu như bạn không biết cách học phù hợp.

Đa số người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Trung nói riêng đều gặp trở ngại về giao tiếp, học mãi mà vẫn không thể nói sao cho trôi chảy. Thành ra chán nản và bỏ cuộc dù đã cố gắng rất nhiều. Thay vì bỏ cuộc dễ dàng như thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao mà mình không nói được, nói không hay và khắc phục dần dần. 

Những vấn đề trên cùng với những lí do chọn đề tài nêu dưới đây đã đưa ra quyết định lựa chọn vấn đề phương pháp tự học tiếng Trung làm đề cương nghiên cứu sinh của mình.

Với tất cả sự kính trọng , tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã dành thời gian đọc và cho ý kiến nhận xét về bản đề cương này.

Phần 1. Mở đầu

1. Lý do nghiên cứu:

Bản thân tác giả là một sinh viên ngành tiếng Trung nên việc thực hiện đề cương nghiên cứu là để đưa ra những phương pháp học tập tiếng Trung để nâng cao hiệu quả học tập của mình ; cũng như các bạn sinh viên khác cùng chuyên ngành có thể lựa chọn, bổ sung thêm được phương pháp học tập cho chuyên ngành của mình.
Ngoài ra, còn có những lí do khách quan khác khiến tác giả chọn nghiên cứu đề tài :

**Vấn đề do môi trường học tập: 

- Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Khai Xuân, Mai Hồng Quân và Phạm Ngọc Đăng [Trường ĐH Sư phạm TPHCM] chương trình học hiện nay quá tập trung hai kỹ năng viết [72,83%] và đọc [64,13%], các kỹ năng nghe, nói chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Như vậy có thể thấy do ảnh hưởng một phần của chương trình học đã dẫn đến việc sinh viên chạy vì  theo điểm số mà có  phương pháp học tập sai lệch: phân bố thời gian học không đều , chỉ tập trung vào một số môn đã dẫn đến 53,26% sinh viên và 83,33% giảng viên được khảo sát cho biết lo lắng về việc không đạt chuẩn đầu ra theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT quy định.
=> vì thế phải tìm ra phương pháp học tập đúng cách mà vẫn đảm bảo cả vấn đề điểm số và khả năng ngôn ngữ thực sự của sinh viên.

- Do cơ hội được tuyển cũng như điều kiện được học ngoại ngữ tiếng Anh từ tiểu học, hầu hết các sinh viên thi vào ngành tiếng Trung đều chọn khối thi D1[toán , văn , anh] và đa phần trước đó đều chưa học qua tiếng Trung. Thế nên khi bắt đầu học một ngoại ngữ, phương pháp học đúng đắn là một yếu tố quan trọng để nắm vững căn bản ngay từ đầu.
Trong khi giáo dục nước ta khi giảng dạy ngoại ngữ lại lấy từ vựng và ngữ pháp làm gốc nên nhiều sinh viên vẫn còn áp dụng theo cách học cũ mà chưa tìm ra phương pháp học tập khác. Qúa tập trung vào ngữ pháp khiến sinh viên thường không có kĩ năng nói mềm dẻo, tự nhiên.


- Trong môi trường đại học, vấn đề tự học là chính và rất quan trọng, giáo viên chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ các bạn phần nào nên việc ra phương pháp học tập có hiệu quả cho bản thân lfa việc hết sức cần thiết.


- Vấn đề học ngữ pháp: Khi học ngoại ngữ ở trường THCS,THPT các thầy cô thường nhồi nhét cho học sinh cấu trúc ngữ pháp , khiến cho nhiều bạn đến khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới vẫn bị áp đặt theo lối học đấy. Chỉ học thuộc làu làu ngữ pháp mà quên đi kèm với ví dụ nên thường dễ quên, và cảm giác khó thường dẫn đến chán nản.



**Vấn đề do bản chất ngôn ngữ:

- Từ việc học chữ Hán: chữ Hán là văn tự hình khối biểu ý còn chữ Quốc Ngữ là văn tự ghi âm thuần tuý, Sự khác nhau giữa hai loại hình ngôn ngữ đòi hỏi ngưòi học phải luôn cố gắng để làm quen và tìm ra con đường tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất. => Phải tìm ra phương pháp học có hiệu quả nhất.

- Về mặt phát âm, chúng ta lại không có nền tảng về ngữ âm tốt, không được phát âm chuẩn ngay từ đầu, kể cả các bạn đã được học tiếng Hoa từ trước cũng chưa thể chắc chắn phát âm của mình đã chuẩn 100%, cho nên việc phát âm sai dễ ăn vào tiềm thức, tạo rào cản cho việc học môn nghe, viết chính tả. Nên nếu không có phương pháp tự luyện phát âm đúng ngay từ đầu thì khi muốn sửa cũng khó, tạo rào cản cho việc học môn nghe, viết chính tả. Còn nếu đã học một thời gian mà vẫn phát âm sai thì cũng vẫn phải tìm ra phương pháp ôn luyện và sửa chữa để có kết quả tốt hơn.

- Nếu bạn nghe nghe một đoạn audio 300 từ, không có video hay hình ảnh minh họa, hơn 60% từ vựng trong đó bạn mới nghe lần đầu… thì dù có nghe hoài, nghe mãi, nghe đi nghe lại cả chục lần cũng khó mà hiểu được. => như vậy, mấu chốt để làm bài nghe là ở phương pháp học. Phải có phương pháp đúng đắn thì mới có thể tiến bộ. Phải tìm ra cách nghe cho những dạng bài khác nhau, những kinh nghiệm này bạn sẽ rút ra được trong quá trình học tập, nên cần có phương pháp đúng vì không có giáo viên nào hướng dẫn bạn cụ thể tất cả kinh nghiệm trong nhiều dạng bài nghe khác nhau được.

Xuất phát từ những vấn đề trên là lí do khiến người viết làm đề tài nghiên cứu phương pháp tự học tiếng Trung với mong muốn sẽ góp phần lí giải nhiều vấn đề cả về lí luận và thực tiễn trong việc đưa ra các phương pháp tự học tiếng Trung.

Ý nghĩa lý luận của đề tài:

Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần tổng hợp và bổ sung các phương pháp tự học tiếng Trung  và tầm quan trọng của việc cần có phương pháp tự học tiếng Trung cho sinh viên ngành tiếng Trung.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Góp phần hoàn thiện các phương pháp tự học tiếng Trung, để sinh viên áp dụng vào quá trình học nhằm nâng cao kĩ năng tiếng Trung, có kết quả học tập hiệu quả trong các kì thi trong trường Đại học, vượt qua các kì thi tiếng Trung trong nước, quốc tế như các cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Trung [ phương pháp tự học để cải thiện môn nói và khả năng phát âm], HSK.

Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khối kiến thức về phương pháp tự học tiếng Trung, những kết luận, khuyến nghị có thể tham khảo trong hướng dẫn thực hiện và áp dụng các phương phapd tự học cho sinh viên ngành tiếng Trung ở Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu.

Đã có nhiều tác giả nước ngoài , trước hết là ở chính quốc gia sử dụng tiếng Trung- Trung Quốc, nghiên cứu về vấn đề tự học tiếng trung như cuốn “ Chiến lược học tập ngôn ngữ Trung quốc cho sinh viên nước ngoài" của tác giả Zhu Chuan nhằm nghiên cứu những phương pháp tự học tiếng Trung dành  sinh viên nước ngoài đang theo học ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường đại học ở Trung Quốc。Hoặc trong cuốn 汉语普通花语音教程,của tác giả Liu Hui chương đầu có đề cập đến các phương pháp tự học tiếng Trung mà các sinh viên có thể tham khảo để đưa ra phương pháp học riêng cho mình.

Hiện tại Việt Nam rất ít sách tổng hợp tất cả phương pháp tự học tiếng Trung gồm đầy đủ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhưng trong các quyển sách tự học, vẫn có những chương được viết để đề ra các phương pháp để sinh viên có thể chọn lọc ra những phương pháp tự học cho mình như cuốn "Tự học tiếng Trung cho người mói bắt đầu, của The ZhiShi, được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội, "30 phút tự học giao tiếp tiếng Trung mỗi ngày của The ZhiShi , chủ biên Ngọc Hân, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, "Tự học tiếng Trung cấp tốc "-Tác giả Trần Thị Thanh Liêm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Ở Việt Nam cũng diễn ra một số hội thảo đề ra các phương pháp  tự học tiếng Trung như "Hội thảo: Học tiếng Trung khó hay dễ ?" tổ chức 18h15 ngày 24/02/2012 tại trường THCS Láng Thượng -

số 159 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội [ cạnh trường ĐH Ngoại Thương HN ]. 

Các tác giả đề cập chủ yếu tới các vẫn đề như làm thế nào để có thể giao tiếp bằng tiếng Trung nhanh nhất, làm thế nào để có thể học được nhiều từ mới tiếng Trung nhất , làm thế nào để duy trì khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung tốt nhất,đề ra những phương pháp học tập đúng đắn để đi tới thành công nhanh nhất, những sai lầm thường mắc phải khi học tập tiếng Trung và đưa ra giải pháp khắc phục. Điều đó không chỉ giúp ích cho việc học tiếng Trung mà nó còn giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống, cách thức giao tiếp với người xung quanh, cách thức giải quyết một công việc bất kì một cách hiệu quả.

Đề tài nghiên cứu này kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và đưa ra các phương pháp tự học tiếng Trung có hiệu quả cho sinh viên đang theo học ngành tiếng Trung tham khảo để nâng cao khả năng chuyên ngành của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất phương pháp tự học tiếng Trung, nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên ngành tiếng Trung.

Mục tiêu cụ thể:

Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể chủ yếu sau đây:

- Chứng minh tự học tiếng Trung phải có phương pháp học tập cụ thể để phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc, không tốn nhiều thời gian, đạt được hiệu quả cao.

- Đưa ra các phương pháp tự học tiếng Trung áp dụng vào trong các kĩ năng ngôn ngữ của tiếng Trung như  nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng giao tiếp, phương pháp tự học từ vựng sao cho dễ ghi nhớ, phương pháp học và ghi nhớ ngữ pháp.

- Đưa ra ví dụ những sai lầm khi không phương pháp học tập đúng đắn và cách khắc phục..

4. Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu:

Mẫu khảo sát: 

 Các phương pháp học tiếng Trung thường được sinh viên áp dụng và kết quả học tập sau khi áp dụng của sinh viên năm 2 Khoa Ngoại ngữ ngành tiếng Trung của trường Đại học Tin học và Ngoại ngữ.

[ do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ còn hạn chế nên nghiên cứu chỉ khảo sát đối tượng là các sinh viên lớp Tv1501, sinh viên năm hai ngành tiếng Trung trường Huflit.]

Phạm vi nghiên cứu:

Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên 

- Phạm vi nội dung: Đề tài giải quyết ở  3 mục tiêu nghiên cứu đề ra ở mục 3.

- Phạm vi thời gian: Từ ngày 17/10/2016 đến 12/10/2016.

5. Vấn đề nghiên cứu: 

Trong nghiên cứu này, một số vấn đề sau đây được đưa ra để xem xét:

- Vì sao cần phải có phương pháp tự học đúng để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho sinh viên tiếng Trung?

- Vì sao phải nhận ra sai lầm trong cách học tiếng Trung và nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết?

6. Gỉa thiết nghiên cứu:

Để giải quyết những vấn đề trên đây, tác giả sơ bộ đưa ra một số giả thuyết sau:

- Tự học tiếng Trung phải có phương pháp học tập cụ thể để phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc, không tốn nhiều thời gian, đạt được hiệu quả cao.

 Việc học ngôn ngữ tiếng trung bao gồm rất nhiều sự không chắc chắn – học viên sẽ gặp phải từ mới hàng ngày, và với từng quy tắc ngữ pháp tiếng trung sẽ có một ngoại lệ biện chứng .Cho đến khi người học đạt được sự trôi chảy như người bản địa, thì sẽ luôn có một mức độ của sự mơ hồ. Chính sự mơ hồ đó dẫn đến những sai lầm trong quá trình học. Việc sai căn bản từ gốc khiến chúng ta không những lãng phí thời gian mà hiệu quả học tập cũng không tốt.

Một số học viên được thoải mái nhất với việc học kỹ năng nghe tiếng trung và nhắc lại. Một số người khác thì cần cuốn sách giáo khoa ngữ pháp để tìm hiểu ý nghĩa của tiếng trung. Mỗi phương pháp tiếp cận này thì đều tốt, nhưng sẽ là một sai lầm khi bạn chỉ dựa vào một phương pháp.

Người học ngôn ngữ  cần sử dụng nhiều phương pháp để thực hành các kỹ năng khác nhau và xem những khái niệm được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, sự đa dạng có thể tránh cho người học không bị mắc kẹt trong một lối mòn của việc học.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích, tổng hợp tài liệu.: phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu có sẵn về phương pháp tự học tiếng Trung ở Việt Nam .

- Thực hiện khảo sát sinh viên năm 2 Khoa Ngoại ngữ ngành tiếng Trung của trường Đại học Tin học và Ngoại ngữ.

Phần 2: Cơ cấu của luận án

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đề ra các phương pháp tự học tiếng Trung

1.1 Khái niệm tự học

1.2 Tại sao cần có phương pháp tự học tiếng Trung đúng đắn.

1.2 Các phương pháp học tiếng Trung

Chương 2: Phân tích thực trạng áp dụng phương pháp học tập vào quá trình tự học của sinh viên ngành tiếng Trung.

2.1. Các phương pháp được áp dụng

2.2. Hiệu quả của quá trình áp dụng

Chương 3: Những sai lầm trong quá trình học tiếng Trung và biện pháp khắc phục

3.1. Những sai lầm thường mắc phải khi học tiếng Trung

3.2. Giải pháp khắc phục

Danh mục tài liệu tham khảo:

- Tự học tiếng Trung cho người mới bắt đầu,  The ZhiShi, được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội

- 30 phút tự học giao tiếp tiếng Trung mỗi ngày, The ZhiShi , chủ biên Ngọc Hân, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

- Tự học tiếng Trung cấp tốc-Tác giả Trần Thị Thanh Liêm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Một số biện pháp nhằm cải thiện việc phát âm tiếng Hán cho sinh viên học Hán ngữ cơ sở 1 trường ĐHDL Hải Phòng, Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Thị Thanh Bình - Bộ môn Ngoại Ngữ.

Chiến lược học tập ngôn ngữ Trung quốc cho sinh viên nước ngoài, tác giả Zhu Chuan .

汉语普通花语音教程,của tác giả Liu Hui

- Tự học tiếng Trung cho người mới bắt đầu,  The ZhiShi, được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội:


- Tiếng Trung và tiếng Nhật đều là ngôn ngữ tượng hình. Để ghi nhớ tốt cách viết, nên dành hẳn một thời gian đầu để học viết, đừng vội đả động đến ngữ pháp là cách học tiếng Trung hiệu quả.

- Đối với tiếng Trung, bạn không cần thiết phải thuộc tất cả 214 bộ thủ, nhưng nên tập viết tất cả chúng, điều này sẽ giúp bạn thuộc một số bộ căn bản, thường dùng, cũng như làm quen với các bộ còn lại.

- Mặc dù cùng trong hệ ngôn ngữ Á Đông nhưng tiếng Việt, Trung, Nhật và Hàn có những điểm khác biệt rõ rệt. Tiếng Việt của chúng ta được hình thành trên cơ sở hệ thống 6 thanh điệu, nên cấu tạo thanh quản, vòm họng của người Việt cũng trở nên khác biệt, cần lưu ý khi học tiếng Trung

- Tiếng Trung quốc gồm 4 thanh điệu, được đánh số từ 1 đến 4 với cao độ và sự thay đổi khác nhau. Điểm cần chú ý là tiếng Trung chủ yếu sử dụng âm vòm họng, tức là nơi quyết định 80% âm vực là vòm họng. Các sự thay đổi ở lưỡi và hàm răng chỉ mang yếu tố phụ trợ. Thời gian đầu luyện nói tiếng Trung, các bạn có thể tập nín thở trong khi nói, việc này làm giảm dần sự phụ thuộc vào âm mũi, và dần tăng độ tự nhiên cho âm vòm họng của các bạn. Bên cạnh đó, các bạn có thể tập thở 4 nhịp hoặc thở ngược để đạt được âm điệu hoàn chỉnh nhất. Đừng quên chăm sóc thanh quản của mình bằng chế độ ăn thích hợp, nhiều vitamin A, C, D hạn chế đồ lạnh, cay, nóng.

- Nghe bất cứ nơi đâu, nghe bất cứ lúc nào, nhưng chớ nên nghe bất cứ cái gì. Học ngoại ngữ quan trọng ở chỗ rèn luyện liên tục, luyện nghe không chỉ làm tăng khả năng nghe, mà còn gián tiếp nâng cao khả năng nói và phản xạ. Tuy nhiên, bạn cần phải luyện nghe đúng phương pháp. Trước hết, cần đặt ra mục tiêu cho việc luyện nghe: hôm nay sẽ nghe cái gì, nghe bao lâu, nghe xong rồi làm gì? Việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ khiến cho việc học nghe trở nên nghiêm túc hơn, không còn yếu tố tùy hứng, thích thì nghe, và cũng giúp bạn biết được mình đang ở đâu.

- Khi mới bắt đầu học tiếng Trung hẳn rất nhiều người tự hỏi “Làm thế nào để học tốt tiếng Trung”, “Mình nên bắt đầu từ đâu?”, “Phương pháp học thế nào cho hiệu quả?” “cách học tiếng Trung nào tốt ”…. Câu trả lời là:

- Tôi có thể khẳng định rằng phát âm chuẩn là yêu cầu cơ bản nhất cũng là quan trọng nhất giúp chúng ta nghe nói thành thạo như người bản xứ. Tôi lấy tiếng Anh làm ví dụ. Bạn có thể thấy hầu hết trong chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian học tiếng Anh có người ít nhất cũng ba năm, bản thân tôi là sáu năm nhưng luận về nghe và nói thì Tây nghe mãi mới hiểu, còn mình nghe mãi Tây nói chả hiểu.

- Một lí do quan trọng đó là chúng ta không có nền tảng về ngữ âm tốt, không được phát âm chuẩn ngay từ đầu. Cho nên việc phát âm sai cứ dần dần ăn sâu vào trong tiềm thức chúng ta đến khi muốn sửa cũng khó, tạo ra một rào cản ngoại ngữ sau này, khiến cho việc nghe của bạn trở nên khó khăn hơn [quả thật đây là một kĩ năng khó nhất đối với học sinh, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh] trong khi chúng ta nói không chuẩn ngữ âm và ngữ điệu.

- Việc phát âm không chuẩn chúng ta nên sửa ngay khi mới bắt đầu bập bẹ “b, p ,f”…và đừng tạo thói quen học phát âm một ngoại ngữ gán với một âm tương đồng của tiếng Việt mình. Ví dụ khi bạn muốn phát âm những âm khó trong tiếng Trung ví dụ như 6 âm điển hình này “z, c, s, zh, ch, sh, “. thường nghĩ đến việc học như sau.

- Bản thân tôi nhận đấy đây là cách học tiếng Trung không hoàn toàn sai mà chưa hiệu quả, chỉ giúp chúng ta học nhớ phát âm một cách ngu ngơ “hình như nó phát âm giông giống thế này”. Đây là cách học không toàn diện, chẳng những làm cho chúng ta phát âm lệch chuẩn mà còn tạo thói quen phát âm sai, khi nói người khác rất khó hiểu và chỉ có những người phát âm sai như thế mới có thể hiểu. giống như câu chuyện “Học tiếng Anh để nói chuyện với người Việt” vậy. Vì thế hãy nghe người bản xứ, nghe người Trung Quốc đặc biệt là người Bắc Kinh phát âm như thế nào ta học theo như thế.

- Như vậy chìa khóa đầu tiên là hãy bắt đầu bằng việc học phát âm chuẩn về cả ngữ âm và ngữ điệu giống với người bản xứ.

- Với một hệ thống chữ tượng hình như tiếng Trung nhiều nét nhiều chữ khó nhớ vậy làm thế nào để nhớ được tiếng Trung? cách học tiếng Trung ở đây là nhớ 214 bộ thủ. Dựa vào bộ thủ để học qua cách triết tự từ, liên quan đến ý nghĩa của nó. “Chim chích mà đậu cành tre/ Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” Đó là chữ 德,dễ nhớ đúng không nào. Đôi khi bản thân mình hãy tự sáng tạo ra những cách triết tự từ, chính chủ cho riêng mình. Ví dụ tôi nhớ chữ 啊”A mở miệng gọi ba từ tốn”…. Bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau dựa vào bộ thủ ta có thể liên hệ đến sự vật hiện tượng nào đó liên quan đến ý nghĩa của chữ. Vì vậy trí nhớ của chúng ta sẽ thật phi thường: nói, viết thành thạo chỉ với khoảng 1500 chữ Hán cơ bản.

- Mỗi ngày hãy tạo thói quen ôn lại từ mới, chỉ khoảng 10 chữ cùng với những mẫu câu thường dùng. Mưa dần thấm lâu là cách học tiếng Trung hiệu quả hiện tại, không cần vội vàng đốt cháy giai đoạn. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà học tập, do sau đó không bị tác động của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt đều là khoảng thời gian tốt cho việc rèn nhớ chữ.

- Bạn có thể học từ vựng ở bất kì đâu bất kì khi nào! Ngay trước bàn học của tôi cũng dán đầy là chữ Hán, hàng ngày ngó qua nhìn lại thú vị lắm đấy. Có thể là bạn gặp một chữ Hán ngay trên đường đi, trên những quảng cáo, trên bao bì sản phẩm….hãy cố đoán xem nó là từ hay cụm từ gì. Nếu hay hãy viết ngay lại nhé! Cách học tiếng Trung này hữu ích đấy!

- Việc học từ vựng không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ.

- Bạn cũng có thể học từ vựng qua sách vở, báo tạp chí, truyện tranh… Mọi cách học tiếng Trung đều mang lại hiệu quả nhất định, hãy thực hành nó bạn sẽ nâng cao vốn từ của mình.

- Bộ óc con người sẽ trở nên thật nhàm chán khi phải lặp đi lặp lại một việc gì đó. Đặc biệt đối với việc học ngoại ngữ. Ngồi “tụng kinh” viết lách cả ngày thì đầu óc dồ dại mất.

- Một lời khuyên cho phương pháp học hiệu quả tiếng Trung đó là thường xuyên thay đổi phương pháp học tiếng Trung.

- Hôm nay học mười từ mới, nghe 3 bài hát tiếng Trung, đọc một câu chuyện. Ngày mai ôn mười từ hôm qua, xem phim có phụ đề tiếng Trung, thử dịch truyện….Đối với mỗi người nên tạo cho mình những phương pháp mới phù hợp biến niềm hứng thú 兴趣是最好的老师 trở thành “取之不完,用之不尽”的动力- nguồn động lực bất tận.


- Có rất nhiều người trở nên chán nản với thứ ngôn ngữ tượng hình này khi học được một thời gian nhất định. Ban đầu thì ta hứng thú với việc học hơn trăm từ vựng với những nét nghĩa đơn giản dể học nhưng càng học sâu thì không những đòi hỏi bạn phải nâng cao vốn từ vựng nhớ nhiều từ hơn, gặp nhiều từ nhiều nét hơn….”Ôi sao mà khó nhớ thế nhỉ” ….Vậy đấy việc học không bao giờ là dễ dàng, chỉ khi bạn kiên trì những giai đoạn đầu cố gắng nỗ lực 对汉语有感兴趣 cho giai đoạn sau thì việc tự học tiếng Trung ắt thành.

- 30 phút tự học giao tiếp tiếng Trung mỗi ngày, The ZhiShi , chủ biên Ngọc Hân, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

Chức năng chính của một ngôn ngữ là dùng để giao tiếp, và việc hoc tieng trung cũng không ngoại lệ. Để nói được tiếng Trung không phải là quá khó nhưng làm thế nào mới nói được tiếng Trung trôi chảy như người bản địa thì lại là chuyện khác. 

 Đừng quá chú trọng ngữ pháp

Nếu muốn nói tốt tiếng trung, hãy dừng ngay việc học ngữ pháp ! Xin bạn lưu ý rằng học ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc chỉ chăm chăm vào ngữ pháp. Khi bạn quá trau chuốt cho ngữ pháp của mình thì cũng chính là bạn đang làm thui chột đi khả năng phản xạ nhanh của mình đấy. Các nguyên tắc ngữ pháp làm bạn cứ phải đắn đo, suy nghĩ xem câu sắp nói đã đúng ngữ pháp hay chưa. Nếu bạn nói sai ngữ pháp, hãy yên tâm là người nghe vẫn hiểu được ý bạn muốn diễn đạt. Thế nhưng ở đây không có nghĩa là bạn “bỏ rơi” ngữ pháp đâu, mà chúng ta sẽ đan xen việc học ngữ pháp vào các kĩ năng nghe, nói, đọc viết. Như thế mới đạt được hiệu quả cao nhé!

 Nghe, nghe, nghe và nghe!…..

Quay trở về thời thơ ấu trong chốc lát và nhớ lại chúng ta đã học tiếng mẹ đẻ của mình thế nào nhé. Hẳn các bạn đã nhớ quy trình học như thế nào rồi chứ? Một đứa trẻ sẽ bắt đầu tiếp nhận ngôn ngữ bằng cách nghe để hiểu thế giới tự nhiên, sau đó mới bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản như “bố”, “mẹ”…Học tiếng Trung hay bất kì môt ngôn ngữ nào khác cũng vậy, hãy bắt đầu từ nghe để âm thanh chui vào bộ não của mình một cách tự nhiên và dần dần hình thành một phản xạ.

Muốn sử dụng tiếng Trung như người bản ngữ, việc đầu tiên bạn phải làm chính là học nghe hiệu quả.

Vậy nghe ở đâu và nghe như thế nào?

Nếu bạn yêu thích văn hóa Trung Hoa, hãy nghe những bài hát hoặc những bộ phim Trung Quốc, vừa có cơ hội giải trí vừa tìm hiểu văn hóa Trung Quốc vừa được nghe tiếng Trung, tiện quá còn gì.

Luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu

Đừng ngần ngại và bỏ qua việc học phát âm bởi nó chính là chìa khóa vàng cho bạn “chém tiếng Trung” như người bản địa. Nhiều người có tâm lí “mì ăn liền” thường bỏ qua bước quan trong này nhưng xin thưa rằng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thử tưởng tượng một cái cây mất gốc thì liệu nó có sống lâu được không? Khi bạn phát âm không chuẩn, không tự tin với phát âm của mình thì dần dần ban sẽ mất niềm tin vào việc học ngoại ngữ và bị chán nản.

Không học các từ riêng biệt

Sẽ không quá khó để nói tiếng Trung nếu bạn biết cách học thế nào cho hiệu quả. Khi bạn học được một từ nào mới, đừng học nó một mình mà hãy cố ghép nó vào các câu, các tình huống cụ thể. Phải nhớ rằng để việc học đạt được hiệu quả cao, bạn nên mang theo một cuốn sổ bên mình để sưu tầm những từ mới, mẫu câu thú vị nhé. “Học phải đi đôi với hành” cố gắng vận dụng những mẫu câu đã học vào giao tiếp hàng ngày, trình tiếng Trung của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể đấy 

 Học tiếng Trung qua mạng

Với nhịp sống hối hả, gấp gáp như hiện nay, việc đến các lớp học trực tiếp tiếng Trung đối với một số người đôi khi là một điều xa xỉ. Nhưng bạn không phải lo, mạng internet sẽ thay bạn giải quyết vấn đề nan giải này. Internet là một phát minh vĩ đại của toàn nhân loại, lợi ích mà internet đem lại thì khó có thể kể hết được, nó bao quát mọi lĩnh vực và không ngoại trừ học tiếng Trung. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ mông lung trong “đại dương kiến thức” chưa biết nên vào trang nào để học thì nhân đây mình cũng xin giới thiệu tới các bạn một số WEB học tiếng trung online hữu hiệu:

Luyện nói hằng ngày

Hãy tập cách tạo cho mình một không gian ngoại ngữ. Vậy làm thế nào để có một không gian cho tiếng Trung? Cách hiệu quả nhất chính là làm quen với những người bạn Trung Quốc. Nói chuyện với người bản địa sẽ thúc đẩy quá trình học ngoại ngữ của bạn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng có cơ hội làm quen với những người bản địa, nhưng bạn không phải sợ. Bạn cũng có thể lập một hội nhóm để học tiếng Trung hoặc tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Trung trên địa bàn sinh sống. Bằng cách này hay cách khác chỉ cần bạn nỗ lực phấn đấu thì kết quả sẽ vượt qua ngoài mong đợi.

Luôn tự tin về khả năng của bản thân

Nếu bạn cảm thấy tự ti về năng lực của mình thì sẽ chẳng bao giờ bạn nói tốt tiếng Trung được đâu. Nên nhớ một điều rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn chưa học được điều gì. Bạn hoàn toàn có thể mắc lỗi nhưng quan trọng là bạn học được gì sau những lần mắc lỗi. Vậy để có thể nói tiếng Trung lưu loát bạn phải rèn luyện sự tự tin cho mình, tự tin trong giao tiếp sẽ hình thành phản xạ ngôn ngữ, giúp bạn nói trôi chảy hơn và tích lũy được vốn từ vựng phong phú.

Học tiếng Trung là một quá trình đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao. Hy vọng những kinh nghiệm mình đã chia sẻ ở trên sẽ bớt đi phần nào gánh nặng cho các bạn trong quá trình học nói tiếng Trung.

- Tự học tiếng Trung cấp tốc-Tác giả Trần Thị Thanh Liêm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Bắt đầu từ đơn giản

Đừng ép bản thân mình phải học quá nhiều thứ. Mua một vài quyển sách từ hiệu sách, đọc qua hướng dẫn và lướt qua các bài học để đưa vào đầu những điều cơ bản nhất. Nếu có thể hãy liên hệ với một người bạn của bạn ở Trung Quốc để người đó có thể mua cho bạn một quyển sách với những thông tin đầy đủ, chính xác. Học tiếng Trung thật dễ và ai cũng có thể học Mắt thấy, tai nghe là cách học tiếng Trung nhanh nhất và hiệu quả nhất.

 Tự kiểm tra trình độ của mình và nhờ người khác kiểm tra chính mình. Nhưng phải nhớ đây không phải là một bài kiểm tra, việc này chỉ giúp bạn học tiếng Trung tốt hơn thôi

Tìm kiếm cơ hội để thực hành những kiến thức tiếng trung bạn học được

Rất có thể ở dưới phố có một quán ăn Tầu. Nếu ở đó có người Trung Quốc hãy đến bắt chuyện với họ bằng tiếng Trung. Bạn không cần phải mời họ ăn. Họ sẽ rất vui nếu bạn thể hiện bạn niềm thích thú của bạn về văn hóa. Nếu bạn ko thể tìm được ai, hãy đến ở trên phố người Hoa. Có thể một trong những người cạnh bạn nói tiếng Trung. Hãy đảm bảo là họ nói tiếng Quan Thoại nếu không bạn sẽ thấy rất khó hiểu và ngần ngại giao tiếp.

 Nếu bạn thất bại trong việc tự học tiếng trung, hãy tham gia một lớp học tại một trung tâm tiếng trung  danh tiếng.Một khi xung quanh môi trường bạn sống là những người Châu Á thì sẽ có nhiều lớp dạy tiếng tình nguyện mà học phí chỉ khoảng 300 USD

Hãy tìm cách học tiếng trung phù hợp nhất với bạn. Bạn học có hiệu quả không khi ngồi viết lại những cụ từ hay đọc lại, đọc to chúng lên hay nghe chúng? Nếu chưa tìm ra được bạn hãy thực hành những cách khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất cho bạn

 Hãy viết lại những cụm từ, từ lên giấy. Bạn sẽ không biết lúc nào cần đến chúng. Đến khi cần bạn có thể nhanh chóng tìm thấy chúng.

Tập nói tiếng trung theo thanh điệu. Có bốn thanh điệu chúng đực ký hiệu ngay phía trên các chữ để biểu hiện những cách phát âm khác nhau. –    Thanh điệu đầu tiên là thanh cao và bằng. Giọng của bạn sẽ giữ ở mức bình thường không cao, không thấp –    Thanh thứ hai là thanh cao. Giọng bạn sẽ cao lên khi phát âm thanh này giống như khi bạn hỏi lại ai đó lặp lại những gì họ vừa nói  như “ hả?” “ Cái gì cơ?” –    Thanh thứ ba là thanh nặng. Bạn phát âm trầm xuống rồi lại lên cao. Khi hai thanh ba đúng cạnh nhau,chữ thứ nhất phát âm như thanh hai còn chữ thứ hai giữ nguyên thanh điệu. –    Thanh thứ 4, hãy phát âm các từ giống như giọng của một người đàn ông hay như khi bạn đọc sách hay đọc được thông tin gì thú vị trên báo bạn sẽ phát ra âm “ừm ừm”. Dễ phải không? Nếu không đừng vội nản. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn nghe những âm thanh này từ người bản địa và bạn sẽ không bị nhầm lẫn các thanh điệu với nhau. Hãy  nói  xin chào. Người Trung Quốc nói “xin chào” là “Ni hao”. Đề phát âm từ này chính xác, chữ “Ni” sẽ phát âm như thanh 2 còn chữ “hao” phát âm như thanh ba. Thật ra “ni” phát âm như thanh ba nhưng trong trường hợp này thanh ba biến thành thanh hai. Đừng lo lắng về vấn đề này, khi bạn học bạn sẽ được làm quen dần dần. “Ni” có nghĩa là “bạn”; “hao” nghĩa là “tốt, khỏe”. Vì thế nghĩa cơ bản của chính là “Bạn tốt/khỏe” nhưng trong tiếng Trung nó có nghia là “ xin chào”


 bài luyện dịch tiếng trung 1 sau nhé!

1. Khi thầy giáo Lâm dạy các bạn môn đọc hiểu thì cô giáo Vương đang dạy chúng tôi môn tổng hợp
林老师教你们阅读课的时候,王老师在/正在教我们综合课
2. 7 giờ tối chủ nhật, tôi cùng bạn tôi đi xem phim ở rạp chiếu phim.
星期日晚上7点,我跟我朋友一起去电影院看电影
Khi nói thời gian phải nói theo thứ tự từ to đến nhỏ: ngày ->buổi->giờ
3. Buổi sáng mỗi ngày [mỗi ngày , hàng ngày – 每天], tôi đều cùng chồng tập thể dục. Sau đó [然后] chúng tôi đi làm. Buổi tối chúng tôi về nhà và cùng nhau nấu ăn.
每天上午,我都跟我丈夫/老公锻炼身体。然后我们上班。晚上我们回家和一起做饭
4. Chủ nhật, Khi Maike đến tìm Mary thì Mary đang nghe nhạc. Nhìn thấy Maike, Mary rất vui, họ cùng nói chuyện với nhau, sau đó cùng đạp xe đi hiệu sách mua sách
周日,麦克来找玛丽的时候,玛丽在听音乐。看见麦克,玛丽很高兴,他们互相说话/谈话/聊天,然后一起去书店买书



Video liên quan

Chủ Đề