Vì sao phải dựng nước đi đôi với giữ nước và lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều

Tại sao nói "Dựng nước đi đôi với giữ nước", "Lâý nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều" và "Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện" là truyền thống vẻ vang của DT ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước

Answers [ ]

  1. Đáp án 1 . Dựng nước đi đôi với giữ nước.

    Vì : Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

    Ví như trong thời kỳ Văn Lang , trải qua 18 đời, là giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam. Thiết chế quản lý xã hội lúc đó đã mang hình thái nhà nước đầu tiên.

    Hoặc trong 2 cuộc đấu tranh với 2 cường quốc quân sự là đế quốc mỹ và thực dân Pháp.

Ma trận đề kiểm tra 15 phút môn GDQP

Tập tin đính kèm

Xem

Đọc bài Lưu

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 HỌC KỲ 1

Lớp kiểm tra: Khối 10

Giáo viên ra đề: TRần Văn Vân

Khung ma trận đề kiểm tra theo một hình thức tự luận.

Tên Chủ đề
[nội dung,chương…]

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức cao hơn

Cộng

Chủ đề 1: Việt nam đánh giặc giữ nước

Những cuộc đấu tranh giữ nước đầu tiên

Cuộc đấu tranh giành độc lập thế kỉ I đến thế kỉ X

Số câu
Số điểm

Tỉ lệ %

1 câu

3

30%

1 câu

2

20%

Chủ đề 2: Truyền thống vẽ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

Dựng nước đi đôi với dữ nước

Lấy nhỏ chống lớn lấy ít địch nhiều.

1 câu

2

20%

1 câu

3

30%

4 câu

10 điểm

100%

Câu hỏi môn giáo dục quốc phòng

+ Thời gian 15 phút.

  1. 1[3đ]: Hãy trình bày cuộc đấu tranh chống quân tần xâm lược của nhân dân ta? . 2 [ 2 điểm]: Cuộc đấu tranh trên sông bạch đằng do ai chỉ huy và lãnh đạo, quân ta đã sử dụng chiến lược quân sự gì.

Câu 3: [2 đ] Em hiểu như thế nào về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Câu 4[ 3đ] Truyền thống vẽ vang của ta trong sự nghiệp đánh giắc giữ nước dân tộc lại phải sử dụng nghệ thuật quân sự lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều?

Đáp án:

Câu 1[3đ]: Hãy trình bày cuộc đấu tranh chống quân tần xâm lược của nhân dân ta?

- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo.

- Quân Tần: 50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ huy.

Sau khoảng 5-6 năm chiến đấu, quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết chết.

Câu 2 [ 2 điểm]: Cuộc đấu tranh trên sông bạch đằng do ai chỉ huy và lãnh đạo, quân ta đã sử dụng chiến lược quân sự gì?

- Từ TK I – TK X nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ : nhà Triệu, nhà Hán, Lương… đến nhà Tuỳ, Đường.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng [năm 40], Bà Triệu [năm 248], Lí Bí [năm 542], Triệu Quang Phục [năm 548], Mai Thúc Loan [năm 722], Phùng Hưng [năm 766]…và Ngô Quyền [năm 938] với chiến thắng Bạch Đằng, dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

Câu 3: [2 đ] Em hiểu như thế nào về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

- Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước và truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều được đúc rút từ rất nhiều trận đánh và được ông cha ta vận dụng một cách triệt để. Với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, cách đánh sáng tạo ông cha ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử…

Câu 4[ 3đ] Truyền thống vẽ vang của ta trong sự nghiệp đánh giắc giữ nước dân tộc lại phải sử dụng nghệ thuật quân sự lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều?

- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông và mạnh hơn ta nhiều lần:

* TK XI trong cuộc kháng chiến chống Tống nhà Lí có 10 vạn quân – kẻ thù có 30 vạn.

* Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông ở TK XIII: nhà trần có 15 vạn; kẻ thù có 50 – 60 vạn.

* Cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh: Quang trung có 10 vạn, địch có 29 vạn.

* Cuộc kháng chiến chống quân Mỹ kẻ thù nhiều hơn ta gấp nhiều lần.

=> Các cuộc chiến tranh đó chúng ta đều giành chiến thắng, một trong các lí do đó là:

* Chúng ta biết lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc giữ nước.

* Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.

Duyệt TTCM Giáo viên ra đề

Trần Văn Vân Trần Văn Vân

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề