Vì sao phải xây dựng nhà văn hóa thôn

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:13/07/2019

Làng em dự định xây dựng nhà văn hóa, nhưng chưa có đất, bác trưởng thôn đã họp và yêu cầu mỗi hộ dân trong thôn quyên góp 500.000 đồng để mua đất xây dựng nhà văn hóa, theo em được biết thì việc xây dựng nhà văn hóa sẽ do nhà nước cấp đất và tiền xây dựng, em muốn hỏi việc trưởng thôn yêu cầu các hộ dân đóng góp như vậy là có vi phạm pháp luật không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ Khoản 5 Điều 54 Luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cụ thể như sau:

    ...

    5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

    Căn cứ quy định trên, trong trường hợp này thôn bạn sẽ không thuộc trường hợp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

    Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 146 Luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:

    ...

    4. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu thôn bạn muốn có đất để xây dựng nhà văn hóa thì thôn bạn có thể thỏa thuận để hộ có đất trong thôn tự nguyện góp quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận với các hộ dân trong thôn đóng tiền để hỗ trợ, bồi thường cho người có quyền sử dụng đất trống đó để họ chuyển mảnh đất đó cho thôn.

    Ngoài ra tại Điểm b mục 1 Chỉ thị 24/2007/CT-TTg về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân có quy định:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các công việc sau đây:

    - Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng.

    Như vậy việc đóng góp quỹ để mua đất xây dựng nhà văn hóa là khoản thu để xây dựng công trình phục vụ lợi ích chung của thôn vì vậy việc thu phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện dựa trên sự đồng thuận của người dân. Vì vậy việc trưởng thôn tự quy định mức thu và việc thu là bắt buộc là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

    Trân trọng!


25 năm sau ngày tái lập, tỉnh ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt kinh tế- xã hội. Góp phần làm thay đổi diện mạo Ninh Bình, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ phong trào xây dựng Nhà văn hóa thôn, xóm…

Khi được thông báo làm nhà văn hóa, người dân thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân đều sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công xây dựng công trình nhà văn hóa. Trò chuyện với chúng tôi, bác Nguyễn Quang Diệu, Bí thư chi bộ thôn cho biết: Trước đây, mọi việc sinh hoạt tập thể rất khó khăn, nhà người dân trong thôn trở thành nơi hội họp. Khi bàn về xây dựng nhà văn hóa, người dân rất phấn khởi, vì không đủ chỗ và bàn ghế nên ai đến họp cũng mang theo cho mình một chiếc ghế để ngồi, mỗi người một góc, người ngồi trong nhà, người ngồi bậc thềm, người thì ngoài sân. Chúng tôi đã họp bàn dự toán tổng kinh phí trị giá xây dựng nhà văn hóa khoảng 600 triệu đồng trên diện tích 300m2, bình quân mỗi hộ dân đóng góp từ 450.000 đồng trở lên, hộ cán bộ, đảng viên từ 1 triệu đồng trở lên; huy động ngày công lao động và vật liệu xây dựng, đồng thời tận dụng đội ngũ thợ xây, phụ hồ trong xóm để làm nhà văn hóa. Với mức đóng góp hợp lý này, khi đưa ra trước cuộc họp, người dân đều nhất trí cao. Ngoài khoản đóng góp chung, nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong thôn còn tự nguyện góp thêm tiền hoặc hỗ trợ các trang thiết bị trong nhà văn hóa. "ý đảng hợp lòng dân", chỉ vài tháng tích cực triển khai xây dựng, NVH của thôn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí đầu tư 800 triệu đồng. Từ khi nhà văn hóa được khánh thành, bà con phấn khởi lắm, bởi đây không chỉ là nơi hội họp của thôn mà còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao-văn hóa, nơi gắn kết bà con nhân dân trong thôn với nhau.

Ông Phạm Ngọc Văn, Trưởng phòng Xây dựng gia đình và Nếp sống văn hóa, Sở Văn hóa- Thể thao cho biết: Năm 2010, toàn tỉnh mới chỉ có 59/123 xã có nhà văn hóa, trong đó chỉ có 39 nhà văn hóa đạt chuẩn; 889/162 nhà văn hóa thôn, trong đó có 650 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; 100% số xã chưa có khu thể thao đạt chuẩn, 1662 số thôn chưa đạt chuẩn khu thể thao… Nhờ có sự đồng thuận, đồng lòng của nhân dân và đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới mà công tác xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm đã đạt được những kết quả tốt.

Trong 19 tiêu chí, có 2 tiêu chí mà Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp tham mưu, chỉ đạo thực hiện, đó là tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về Văn hóa. Qua khảo sát, đối với tiêu chí số 6, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí. Kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao rất lớn [trung bình khoảng 500 triệu cho 1 nhà văn hóa thôn, trên 3 tỷ đồng cho 1 nhà văn hóa, Khu thể thao xã], đặc biệt ở những xã khó khăn, không có nguồn lực đối ứng, nguồn thu và nguồn huy động ngân sách xã rất hạn hẹp, chủ yếu trông chờ hỗ trợ từ cấp trên; tiếp theo là quỹ đất dành cho xây dựng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Từ thực tiễn đó, với chức năng của ngành và nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới tỉnh phân công, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch [nay là Sở Văn hóa, Thể thao] chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển văn hóa nông thôn.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích xây dựng thiết chế văn hóa nông thôn. Theo đó hỗ trợ đầu tư xây mới 50 triệu đồng, sửa chữa nâng cấp 30 triệu đồng/1 nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đến nay toàn tỉnh có 1.461/1675 thôn, phố có nhà văn hóa, trong đó 1175/1351 thôn có Nhà văn hóa; 1004 thôn, phố có khu thể thao, đạt tỷ lệ 59,9%. Cùng với việc xây dựng mới và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, ngành Văn hóa luôn chú trọng chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động, đưa các sản phẩm văn hóa phục vụ nhân dân, đặc biệt tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Từ năm 2012 đến nay đã thực hiện gần 200 chương trình nghệ thuật biểu diễn; 825 đợt chiếu phim phục vụ trên 400.000 lượt người xem. Hướng dẫn củng cố hệ thống Thư viện cấp huyện, Tủ sách, phòng đọc tại các xã, thôn, bản. Luân chuyển 350.000 lượt sách, báo, tặng 5.000 bản sách cho thư viện cơ sở; phục vụ 124.790 lượt độc giả tại các địa phương. Từ năm 2012 đến nay, tổ chức trên 600 cuộc thi đấu thể dục, thể thao ở cơ sở.

Hiện nay, có 27% người dân nông thôn thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao, 22,3% gia đình thể thao. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển sâu rộng ở cơ sở. 20% xã có câu lạc bộ; 561 tổ, đội, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng.

Các Đội, Câu lạc bộ văn nghệ được thành lập tự huy động, đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động. Trung bình mỗi năm tổ chức trên 200 buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng. Hàng năm, duy trì các cuộc thi đấu thể thao, hội diễn nghệ thuật quần chúng từ cơ sở đến tỉnh, thu hút nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi tham gia, góp phần khơi dậy, giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống.

Nguyễn Hùng

Chức năng của nhà văn hóa. Sử dụng nhà văn hóa nhằm mục đích kinh doanh là đúng hay sai?

Chức năng của nhà văn hóa. Sử dụng nhà văn hóa nhằm mục đích kinh doanh là đúng hay sai?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi cần quý Luật sư tư vấn.Tôi công tác tại UBND thị trấn, hiện tại UBND thị trấn chỗ tôi đang quản lý một khu đất có diện tích khoảng  300 m2. Tại hồ sơ địa chính mục đích sử dụng của khu đất là đất ở do Nhà nước quản lý. Năm 2014, khu đất đã được UBND thị trấn đầu tư xây dựng công trình trên đó, do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp nên công trình được xây dựng gồm: Tầng 1 là mặt bằng trống [dự kiến chia ra thành các ô điểm với mục đích cho thuê kinh doanh, sau khi thu hồi được vốn thì sẽ không cho thuê nữa và sử dụng làm sân vui chơi]; tầng hai xây dựng Nhà văn hóa khu dân cư, đây là mục đích sử dụng chính của khu đất.

Vậy tôi xin hỏi:

1. Hiện giờ UBND thị trấn có thẩm quyền cho thuê mặt bằng tầng một để sử dụng vào mục đích kinh doanh không? Nếu được thì thời gian là bao lâu, thủ tục cần phải tiến hành ra sao? [địa phương chúng tôi ko có quỹ đất 5%]

2. Việc dùng kết hợp hai mục đích sử dụng như vậy có phù hợp với các quy định hiện hành hay không ? Rất mong nhận được hồi đáp sớm từ Luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Do với thông tin anh đưa ra, mục đích chính khu đất là xây dựng nhà văn hóa khu dân cư nên công trình xây dựng trên đất sẽ là nhà văn hóa.

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Lịch sử, tầm quan trọng và lợi ích?

Khoản  3 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định như sau:

Điều 2. Tên gọi, vị trí, chức năng

3. Chức năng:

a] Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.

b] Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

c] Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật được dẫn chiếu ở trên trong các chức năng của nhà văn hóa không có chức năng kinh doanh nên việc tiến hành kết hợp cho thuê mặt bằng trong nhà văn hóa để kinh doanh là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mô hình tổ chức theo chức năng là gì? Ưu, nhược điểm và ví dụ?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Đồng thời trong Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL không đề cập đến việc cho thuê cơ sở vật chất của nhà văn hóa nên Ủy ban nhân dân thị trấn sẽ không được cho thuê mặt bằng trong trường hợp này.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Tiêu chuẩn công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

– Luật di sản văn hóa hợp nhất 2013      

– Vi phạm quy định về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

Xem thêm: Chức năng là gì? Phân biệt giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn?

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề