Vì sao tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá thay mình

Tìm hiểu nội dung truyện đọc về Tô Hiến Thành.

Câu hỏi: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?

Hướng dẫn trả lời: - Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.


- Trần Trung Tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô Hiến Thành.

Câu hỏi: Vì sao, Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?

Hướng dẫn trả lời: Vì, Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người cọ khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì vị nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.

Câu hỏi: Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành, em hiểu gì về ông? Việc làm của ông biểu hiện đức tính gì?

Hướng dẫn trả lời: Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư.

[TG] - Mượn tích xưa, chuyện hiền nhân chọn người tài để răn chuyện nay...

Ảnh minh hoạ

Chuyện xưa,ghi lại rằng, khi vua Cao Tông được 7 tuổi, Thái phó Tô Hiến Thành lâm trọng bệnh, mọi việc lúc này dồn lên quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Là người tài năng đức độ, lại lo cho công việc nên Trần Trung Tá ít có thời gian thăm nom Tô Hiến Thành. Trong khi đó, quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường lại ngày đêm túc trực, hầu hạ, cơm nước, thuốc thang, tỏ ra lo lắng cho bệnh tình của ông.

Nhận thấy Tô Hiến Thành tuổi già sức yếu khó qua khỏi, Đỗ Thái hậu [mẹ vua Lý Cao Tông] tới thăm và hỏi rằng nếu ông có mệnh hệ gì thì ai có thể thay ông được. Tô Hiến Thành không chút do dự trả lời:“Người thay thế thần chỉ có thể là Trần Trung Tá!”

Thái hậu ngạc nhiên, hỏi:“Tán Đường ngày ngày hầu hạ, thuốc thang cho ông, sao ông không tiến cử? Trần Trung Tá luôn thờ ơ với ông, sao ông lại ưa chuộng làm vậy?”

Tô Hiến Thành rành rẽ đáp từ:“Nếu Thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần cử Trần Trung Tá. Nếu cần người phục dịch cơm nước, thuốc thang, thì ngoài Võ Tán Đường, chẳng còn ai hơn được!”.

Từ câu chuyện nhỏ, sáng rõ hơn đức chính trực, thẳng ngay của Thái phó Tô Hiến Thành, khi ông chẳng vì vị nể, riêng tư, vì ơn riêng mà chọn kẻ nịnh hót, cơ hội, gạt đi người đức, người tài.

Mượn tích xưa, chuyện hiền nhân chọn người tài để răn chuyện nay, khi có nơi, có chỗ, những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung bị “bỏ quên”,hoặc “vô hiệu hóa”; trong khi, không ít kẻ nịnh hót, cơ hội, ngọt ngon “cửa trước”, nham hiểm “cửa sau” vẫn được trọng dụng, cất nhắc, tin dùng. Đó đây, ở cơ quan này, đơn vị nọ, công tác cán bộ có “tiếng” là khâu then chốt, nhưng vì “lợi ích nhóm”, những mối quanhệ ngoài luồng, thân quen… đã tác động vào các khâu, các bước trong quy trình. “Con sâu làm rầu nồi canh”, đã có hiện tượng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cố tình tạo ra cơ chế, chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trái với quy định chung của Đảng, Nhà nước. Từ việc nới lỏng các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, điều kiện tiếp nhận đến việc mở rộng đối tượng luân chuyển, bố trí công tác, đi học, đi đào tạo ở nước ngoài,…tạo kẽ hở cho người thân quen, “cánh hẩu”, người cùng “chí hướng” có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đó, đạt được mục đích. Vì “lợi ích nhóm”, họsẵn sàng đưa những cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì công việc mà vì thân quen, đến khi bị phát hiện, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì “lớn tiếng” ngụy biện rằng: Tập thể cấp ủy, lãnh đạo đã triển khai “dân chủ”, “đúng quy trình”, “đúng nguyên tắc”, “minh bạch”, “công khai.v.v.. Điều này đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại sai?”

Ngẫm ra, để công tác cán bộ thực sự là khâu then chốt, để việc tuyển chọn cán bộ, sử dụng cán bộ thực sự chọn lựa được người tài năng, đức độ không chỉ cần có một quy trình chặt chẽ, quy củ, bài bản, mà hơn cả, mỗi cá nhân, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu, cần có tâm trong sáng, đức hy sinh, không vì tình riêng, cá nhân, “lợi ích nhóm” mà quên đi lợi ích chung của đất nước, tập thể.

Câu chuyện nhỏ về Thái phó Tô Hiến Thành, nghìn năm sau vẫn vang lời nhắc nhở hậu thế, rằng

Song Minh

[1]

Trắc nghiệm tập đọc lớp 4: Một người chính trực

Một người chính trực


Tơ Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175,vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán,con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lậpcon mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tơ HiếnThành để nhờ ơng giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo dichiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tơng.


Phị tá Cao Tơng được 4 năm, Tơ Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham trichính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghịđại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm TôHiến Thành được.


Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:


- Nếu chẳng may ơng mất thì ai sẽ là người thay ơng?


Tơ Hiến Thành khơng do dự, đáp:


- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.


Thái hậu ngạc nhiên hỏi:


- Vũ Tán Đường hết lịng vì ơng, sao khơng tiến cử?


Tô Hiến Thành tâu:


- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi
người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.


[theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng]


Câu 1. Tô Hiến Thành làm quan dưới triều nào?

[2]

B. Triều Tây Sơn


C. Triều Nguyễn


D. Triều Hậu Lê


Câu 2. Trong việc lập ngơi vua, sự chính trực của Tơ Hiến Thành thể hiện nhưthế nào?


A. Tô Hiến Thành lúc cuối đời tiến cử người hiền tài giúp vua chứ không chọnngười thân cận.


B. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót từ Chiêu Linh thái hậu.


C. Tơ Hiến Thành quyết khơng nhận đút lót, vẫn tn theo di chiếu lập LongCán lên làm vua.


D. Tô Hiến Thành lập Long Cán lên làm vua, theo di chiếu của vua Lý AnhTông.


Câu 3. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tơ Hiến Thành thểhiện như thế nào?


A. Ơng tiến cử người thân cận ngày đêm hầu hạ mình


B. Ông tiến cử người tài ba chứ không chọn người thân cận ngày đêm hầu hạmình


C. Ơng tiến cử người đút lót cho mình nhiều của cải, vàng bạc


D. Ơng tiến cử người tài giỏi và thân cận, hầu hạ cho mình


Câu 4. Năm 1175, vua Lý Anh Tơng mất, Tô Hiến Thành đã theo di chiếu lậpai làm vua?


A. Trần Trung Tá


B. Vũ Tán Đường

[3]

D. Thái tử Long Xưởng


Câu 5. Khi đang phò tá vua Lý Cao Tơng thì chuyện gì xảy đến với Tơ HiếnThành?


A. Ông phải đánh trận


B. Ông lâm bệnh nặng


C. Ông phải đi xứ


D. Ông bị giáng chức


Câu 6. Trong việc tìm người giúp nước, Tơ Hiến Thành đã chọn Trần TrungTá vì sao?


A. Trần Trung Tá ngày đêm hầu hạ khi Tô Hiến Thành bị ốm


B. Trần Trung Tá đút lót nhiều vàng bạc của cải cho Tơ Hiến Thành


C. Trần Trung Tá là người tài ba có thể giúp nước


D. Trần Trung Tá là người thân cận với Tô Hiến Thành


Câu 7. Vì sao Tơ Hiến Thành khơng chọn tiến cử Vũ Tán Đường?


A. Vì Vũ Tán Đường đút lót vàng bạc cho Tơ Hiến Thành


B. Vì Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ cho Tơ Hiến Thành


C. Vì Vũ Tán Đường không thân cận với Tô Hiến Thành


D. Vì Vũ Tán Đường khơng phải người tài giỏi


Câu 8. Tô Hiến Thành không chọn người thân cận mà muốn chọn người tàigiỏi cho đất nước, điều này cho thấy ông là người?


A. thật thà


B. hèn nhát

[4]

D. chính trực


Câu 9. Nội dung của bài "Một người chính trực" là gì?

A. Ca ngợi con người tài giỏi - Tô Hiến Thành.


B. Ca ngợi sự trung thành của vị quan Tô Hiến Thành thời xưa.


C. Ca ngợi những người chính trực, thanh liêm.


D. Ca ngợi sự chính trực, tấm lịng vì dân vì nước của Tơ Hiến Thành.


Câu 10. Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người thường xun tới chăm sócơng?


A. Thái tử Long Cán - con là thái hậu họ Đỗ


B. Giám nghị đại phu Trần Trung Tá


C. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường


D. Chiêu Linh thái hậu


Đáp án


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Đáp án A C B C B C D D D C

Bài dự thi Tự hào sử Việt

Thái Hậu đến thăm, hỏi “Nhỡ khi trời bắt ông mất thì ta có thể cắt đặt ai thay ông được?". Tô Hiến Thành đã không do dự mà trả lời: "Hãy cử Trần Trung Tá"...

............................................................

Tô Hiến Thành quê ở Ô Diên, nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ông sống vào khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Ông là người thông minh, cương trực, văn võ song toàn. Chính vì vậy mà được vua tin cậy. Cuộc đời của ông được người đời gọi là ngừơi có “Trái tim trong trắng”*, “Tấm lòng của Thái úy vằng vặc như vầng nhật nguyệt giữa trời” .

Câu 3, kỳ 4 - Giai đọan 1 "Hào khí Bạch Đằng":

“Tóm tắt câu chuyện “Tiến cử nhân tài” nói về danh nhân Tô Hiến Thành. Câu chuyện này gợi cho bạn suy nghĩ gì về việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng nhân tài?”

Trước khi vua Lý Anh Tông băng hà thì vua đã sai người đưa con nhỏ của mình trao vào tay Tô Hiến Thành và nói: “Ta đến lúc biết làm vua thì gặp được ông. Vua tôi chưa làm được bao nhiêu việc để chấn hưng đất nước thì trời lại bắt ta đi… Con nhỏ của ta còn bé, ông hãy vì nó mà giữ giúp ngôi vua cho ta, sau này con ta lớn, trao cho nó!”.

Đáp lại lòng tin của Vua, Tô Hiến Thành nói: “Thần xin đem hết gan óc, lòng thành phò giúp ấu vương để đền ơn lòng tin của bệ hạ…”*.

Tuy nhiên, khi vua mất đi, trong triều đình xảy ra rất nhiều sự tranh chấp. Chiêu Linh Thái Hậu thì muốn lập con của mình là Lý Long Xưởng lên làm vua nên đã sai quân lính đem vàng bạc, châu báu đến hối lộ cho vợ của Tô Hiến Thành. Biết được điều đó, Tô Hiến Thành đã nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bày vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng. Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ có vui gì đâu”*.

Trong việc tuyển chọn, sắp xếp các quan vào chức phận cho thỏa đáng thì Tô Hiến Thành đã phân ra làm ba loại người và nhận xét về ưu nhược điểm của từng loại người đó sắp xếp họ vào đúng vị trí và năng lực của mình. Ông khéo chọn những người điềm tĩnh, ôn nhu, đứng đầu các Đài, Viện và các trọng trách, thu hút được người tốt làm theo cho nên công việc trị nước có nhiều thuận lợi.

Khi ông lâm bệnh, Tham chi chính sự lúc đó là Vũ Tán Đường ngày đêm chầu trực, hết mực chăm sóc, hầu hạ bên giường ông, còn quan đại thần Trần Trung Tá lại bận lên biên thùy bàn việc định giới với nước láng giềng nên ít đến thăm, kể cả lúc Tô Hiến Thành sắp mất.

Khi bệnh tình càng nguy kịch, Thái Hậu đến thăm và có ý dò hỏi “Nhỡ khi trời bắt ông mất thì ta có thể cắt đặt ai thay ông được?". Tô Hiến Thành đã không do dự mà trả lời: "Hãy cử Trần Trung Tá". Thái Hậu thấy vậy nói: “Trung Tá mải mê công danh, mà Tán Đường thì ngày đêm bên cạnh ông, sao ông không cất nhắc Tán Đường?". Tô Hiến Thành đáp: “Vì Thái Hậu hỏi người thay tôi thì tôi nói là Trung Tá, chứ nếu nói đến người quên mình, vì bạn, vì nghĩa tình mà chăm sóc nhau, thì tôi phải nói đến Tán Đường trước chứ!".

Câu chuyện không chỉ để lại cho chúng ta bài học về một con người có “Trái tim trong trắng”, một người trung thực, ngay thẳng, vô tư, trong sáng mà còn cho chúng ta một bài học quý giá hơn đó là việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Việc nhận biết, việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng những nhân tài là rất quan trọng. Phải biết sử dụng, phân công họ làm sao cho đúng với vị trí, với sở trường, khả năng họ có thể. Chỉ có vậy họ mới có điều kiện phát huy hết khả năng của mình và cống hiến một cách tốt nhất cho đất nước.

Lịch sử nghìn năm của dân tộc Việt Nam chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Từ những năm tháng Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Nếu Đảng và Bác không không thu hút và sử dụng những nhân tài một cách hợp lý thì khó có thể giành được thắng lợi.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, trong điều kiện “Thế giới phẳng” với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi đất nước phải có nhiều nhân tài và sử dụng nhân tài một cách hợp lý để có thể tiếp cận được các tiến bộ đó và phát triển đất nước…

VŨ THỊ YẾN[Lớp Lịch sử Việt Nam - Khóa 2005 – 2009, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM]

Từ thuở nhỏ, Tô Hiến Thành được dạy dỗ, học văn học võ. Khi trưởng thành, ông là một chàng trai hội đủ tài thao lược, nức tiếng gần xa. Tài đức của ông được vua Lý Anh Tông nghe biết, mời vào cung.
 

Cổng dẫn vào đền thờ Tô Hiến Thành [Thanh Hóa]

Năm Mậu Ngọ 1138, nhân có khoa thi, ông xin ứng thi và đỗ cao, được nhà vua trọng dụng và giao cho những việc quan trọng:- Năm 1141, được cử lên châu Lạng dẹp loạn Thân Lợi.- Năm 1159 được cử về phía Đông dẹp quân Ngưu Thống, Ải Lao.- Năm 1160, ông được giao chấn chỉnh tổ chức quân đội.- Năm 1161, ông cùng tướng Đỗ An Di mang hai vạn quân tới tuần tiễu biên giới Tây Nam.- Năm 1167, ông đem quân đi đánh Chiêm Thành.Về văn học, từ năm 1156, ông đã tâu xin vua Lý lập đền thờ Khổng Tử ở phía nam Hoàng thành Thăng Long, đồng thời tâu xin bãi bỏ khoa thi Minh Kinh bác học, thay bằng khoa thi văn hóa để tìm người hiền tài.Do văn võ song toàn, nên ông sớm được phong thái phó. Khi vua Lý Anh Tông sắp mất đã giao thái tử Long Cán cho ông phù trợ, ông được phong là Nhập nội Kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự, tước Thái úy. Ông được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp chính sự.Tháng 7 năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Vua có hai người con trai là Long Xưởng [đã lớn] và Long Cán [còn nhỏ tuổi]. Trước đó một năm, con trưởng là Long Xưởng do ăn ở vô đạo nên đã bị truất ngôi thái tử. Con thứ Long Cán được vua cha cho thay giữ ngôi vị này. Mẹ của Long Xưởng là Chiêu Linh buộc phải vâng lệnh, nhưng trong lòng vẫn còn ấm ức. Đến khi Lý Anh Tông trở bệnh nguy kịch, bà lại tìm cách thuyết phục Anh Tông một lần nữa. Sự việc này đã có một cuộc đối đáp rất đáng ghi nhớ giữa vua Anh Tông, quan quyền nhiếp chính Tô Hiến Thành và bà Chiêu Linh.Sách Đại Việt sử ký toàn thư [bản kỷ, quyển 4, tờ 16b] chép rằng:“Trước đó, khi vua ốm nặng, hoàng hậu Chiêu Linh lại xin lập Long Xưởng. Vua nói:- Làm con bất hiếu thì trị dân làm sao được?Nhà vua bèn để di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp đỡ thái tử, công việc quốc gia đều phải theo phép cũ mà làm. Bấy giờ, thái hậu muốn làm chuyện phế lập nhưng lại sợ Tô Hiến Thành không nghe, bèn đem vàng bạc đút cho vợ của Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành biết được, nói rằng:- Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé, nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng.Thái hậu lại gọi Tô Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách, nhưng Hiến Thành vẫn một mực nói rằng:- Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh”.Khi Lý Cao Tông nối nghiệp vua cha, phong Tô Hiến Thành làm phụ chính Thái sư. Ông cố sức giữ cho nghiệp đế nhà Lý được vững, nhưng trời không chiều người, Lý Cao Tông non trẻ, ông già yếu lâm bệnh nặng.Những ngày Tô Hiến Thành ở trên giường bệnh, chỉ có quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ phục dịch. Quan gián nghị đại phu là Trần Trung Tá vì nhiều công việc bận, không có thời giờ rảnh rỗi tới thăm Tô Hiến Thành được. Khi bệnh tình đã thành nguy kịch, bà thái hậu [tức Đỗ thái hậu] tới thăm và hỏi ông:- Nếu có mệnh hệ nào thì ai thay thế ông được?Tô Hiến Thành trả lời:- Người mà bình nhật thần biết chỉ có Trần Trung Tá mà thôi.Thái hậu nói:- Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang cho ông, sao ông không nói tới là làm sao? Còn Trần Trung Tá là kẻ luôn thờ ơ với ông, mà sao ông vẫn ưa chuộng vậy?Tô Hiến Thành đáp:- Thái hậu hỏi người thay thế thần để lo việc lớn của quốc gia, cho nên thần tiến cử Trần Trung Tá bởi xét trong triều chỉ có ông ấy làm nổi, còn nếu hỏi việc phục dịch cơm nước thuốc thang thì ngoài Võ Tán Đường chẳng còn ai hơn được.Thái hậu cả khen Tô Hiến Thành, thầm phục tấm lòng cương trực của ông, không vì chút vị tình mà quên việc nghĩa lớn.Tô Hiến Thành mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179, triều vua Lý Cao Tông. Khi nghe tin ông mất, vua bãi chầu bảy ngày, ăn chay ba ngày để tang ông và tỏ rõ niềm kính trọng đặc biệt đối với ông.Công lao của Tô Hiến Thành không chỉ ở việc đánh dẹp phản giặc, đem lại bình yên cho đất nước, mà còn ở chỗ giỏi chính sự, trọng hiền tài. Sự cải cách về thi cử của ông đã tạo đà cho nhiều người lập thân, khi làm quan xử đúng tinh thần Nho giáo.San khi ông mất, nhiều nơi lập đền thờ ông. Điều đặc biệt là cả hai vợ chồng ông đều được nhân dân tôn thờ, bởi lẽ thành công của ông có sự đóng góp của bà lúc sinh thời.

Vùng Lạc Thị [huyện Thanh Trì, Hà Nội] tương truyền là quê của bà Lã Thị, vợ Tô Hiến Thành. Ở đây có một ngôi đền lớn được nhân dân giữ gìn, tu sửa. Cả nước có 200 đình, đền thờ Tô Hiến Thành. Vùng đất huyện Vĩnh Bảo [Hải Phòng], các làng Cổ Am đều có đền thờ. Ở làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Tây có ngôi đền Văn Hiến Đường thờ vị đại thần Tô Hiến Thành. Hàng năm, con cháu họ Tô và khách thập phương về Hạ Mỗ, nơi quê tổ dự lễ hội tưởng nhớ một danh thần lỗi lạc đời Lý - Tô Hiến Thành - mà đời sau sánh ông với Võ Hầu Gia Cát Lượng.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề