Vì sao vũ nhôm bị bắt

Ông Vũ "nhôm" đã bị bắt

Sau khi bỏ trốn, Vũ "nhôm" qua Singapore với 3 hộ chiếu và bị cơ quan chức năng nước này bắt giữ, trục xuất do vi phạm Luật Di trú và đang bị Interpol ra "Cảnh báo đỏ"

  • VIDEO: Công an áp giải Vũ "nhôm" tại sân bay Nội Bài

  • Hành trình trốn chạy của Vũ “nhôm”

  • Ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ "nhôm", đã xuống sân bay Nội Bài

  • Singapore giải thích lý do trục xuất Vũ "nhôm"

Ngày 4-1, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã tiếp nhận và bắt bị can Phan Văn Anh Vũ [SN 1975, còn gọi là Vũ "nhôm"; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nova Bắc Nam 79] để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc vi phạm pháp luật và bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau khi bỏ trốn, Phan Văn Anh Vũ đã nhập cảnh Singapore. Tại đây, đối tượng này bị tạm giữ vì vi phạm Luật Di trú của Đảo quốc Sư Tử. Cục Di trú Singapore [ICA] ngày 30-12-2017 đã có lệnh trục xuất ông Vũ "nhôm".

Theo đúng quy trình dẫn độ, Vũ "nhôm" được áp giải lên máy bay số hiệu VN 662 sau cùng, khi các hành khách khác đi cùng chuyến bay đã yên vị. Phan Văn Anh Vũ ngồi số ghế 38C, đây là hàng ghế nằm về phía cuối máy bay, vị trí trong cùng của hàng ghế [gần cửa sổ] và gần cửa lên/xuống để bảo đảm an toàn trong quá trình dẫn độ.

Bộ Công an khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ vào chiều 21-12-2017 Ảnh: Bích Vân

Khoảng gần 15 giờ 45 phút chiều 4-1, chuyến bay chở Phan Văn Anh Vũ xuất phát từ sân bay quốc tế Changi [Singapore] đã đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài [Hà Nội]. Sau đó, 2 ô tô chuyên dụng di chuyển tới khu vực chân cầu thang máy bay áp tải Vũ "nhôm" lên một xe và theo hướng sảnh nhà ga VIP ra khỏi sân bay quốc tế Nội Bài.

Trước đó, từ cuối giờ chiều 21-12-2017, tổ công tác của Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà và công ty của Phan Văn Anh Vũ ở 82 Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng. Việc khám xét được dư luận cả nước chú ý, đặc biệt là người dân Đà Nẵng, bởi đây là bước ngoặt quan trọng để tháo mở những khuất tất có thể gây rúng động vốn được đồn đoán lâu nay trong đời sống xã hội cũng như hậu trường chính trị ở thành phố này.

Sáng 22-12-2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Công an TP Đà Nẵng công bố quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ để điều tra về tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263 Bộ Luật Hình sự. Cơ quan điều tra đồng thời cũng phát lệnh truy nã do bị can hiện không có mặt tại nơi cư trú.

Ngày 26-12-2017, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã ký văn bản yêu cầu tạm dừng giao dịch, chuyển đổi chủ sở hữu tài sản đối với 4 cá nhân, trong đó có Phan Văn Anh Vũ, nhằm phục vụ công tác điều tra xử lý vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo chỉ đạo của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.

Song song đó, Bộ Công an cũng đang tập trung điều tra việc mua bán 31 nhà, đất công sản và 9 dự án tại Đà Nẵng, phần lớn các dự án dính líu đến ông Vũ "nhôm" như: Nhà, đất tại số 36-38 Bạch Đằng; đất tại số 16, 20 Bạch Đằng; một số ngôi nhà công sản trên đường Nguyễn Thái Học...

Ngoài ra, một số vụ việc khác liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2013 có liên quan đến Vũ "nhôm" nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý, như: Khu đất có diện tích 21.538 m2 phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng, thất thu ngân sách gần 500 tỉ đồng; dự án 29 ha khu đô thị quốc tế mới Đa Phước; khu đất có diện tích 149.687 m2 thuộc dự án mở rộng khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa; nhà, đất tại số 319 Lê Duẩn của Công ty Xây dựng 79...

Vũ "nhôm" xuất thân trong một gia đình bình thường tại TP Đà Nẵng. Nghỉ học từ năm vào lớp 11 để phụ giúp gia đình, đi phụ làm nhôm kính, sau đó mở được một cửa hàng nhôm kính cao cấp tại số 32 Quang Trung, TP Đà Nẵng, nên từ đó mới có tên là Vũ "nhôm". Đến năm 1997, Vũ "nhôm" thành lập Công ty TNHH Xây dựng 79...

Vì sao Vũ "nhôm" bị Singapore trục xuất?

Theo thư trả lời đề ngày 4-1 của ICA gửi cho luật sư Choo Zhengxi, người đại diện cho Phan Văn Anh Vũ tại Singapore, Vũ "nhôm" đã vi phạm Luật Di trú Singapore và đã có lệnh trục xuất. Trong thư có ghi: Ông cũng biết rằng thân chủ của ông nhập cảnh Singapore với hộ chiếu Việt Nam không đúng tên thật của mình. Ông ấy cũng mang theo một hộ chiếu Việt Nam khác với tên thật của mình. Thêm nữa, thân chủ của ông khai báo thông tin sai khi vào Singapore và là đối tượng bị Tổ chức Cảnh sát quốc tế [Interpol] ra "Cảnh báo đỏ" vì phạm tội tại Việt Nam. ICA ra lệnh trục xuất thân chủ của ông [Phan Văn Anh Vũ - PV] khỏi Singapore theo Luật Di trú Singapore.

Bộ Nội vụ Singapore [MHA] ngày 4-1 cũng có thông cáo khẳng định ông Phan Văn Anh Vũ đã bị trục xuất khỏi Singapore. Theo thông cáo do báo Straits Times dẫn lại, MHA xác nhận ông Vũ nhập cảnh Singapore bằng hộ chiếu mang tên họ giả và ông này còn có một hộ chiếu Việt Nam khác mang tên thật của mình. "Ông ta dùng cả 2 hộ chiếu trong những lần nhập cảnh vào Singapore trước đây. Ngoài ra, ông còn sở hữu hộ chiếu thứ ba. Trong lần nhập cảnh Singapore mới nhất cũng như các lần trước, ông này đã khai báo thông tin sai với ICA" - thông cáo của MHA nói rõ.

Sự hiện diện của ông tại Singapore là bất hợp pháp theo mục 15[1] của Luật Di trú Singapore [chương 133]. Với quyền hạn của Cục trưởng Cục Di trú theo mục 33[1] của Luật Di trú [chương 133] và được ủy quyền hợp pháp theo mục 3 của Luật Di trú, tôi là Wong Hong Meng, Giám đốc Cơ quan Thực thi thuộc ICA, yêu cầu ông rời khỏi Singapore".

Trích lệnh trục xuất ông Phan Văn Anh Vũ của ICA.

Nguyễn Hưởn g- Văn Duẩn

Sau ba ngày xét xử, chiều nay, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ tuyên án phúc thẩm với Phan Văn Anh Vũ [Vũ "Nhôm", cựu phó phòng tình báo, chủ tịch công ty Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam 79], hai cựu thứ trưởng Bộ Công an và hai cựu cán bộ công an.

Một ngày trước đó, cho rằng 5 bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản nhà nước, VKSND Cấp cao tại Hà Nội khi luận tội đã đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm. Cụ thể, ông Bùi Văn Thành [cựu thứ trưởng Bộ Công an] bị phạt 30 tháng tù, ông Trần Việt Tân [cựu thứ trưởng Bộ Công an] 36 tháng tù cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vũ "Nhôm" bị phạt 15 năm tù, Phan Hữu Tuấn [cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục V] 5 năm tù, Nguyễn Hữu Bách [cựu lãnh đạo Cục B61, Tổng cục V] 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi trước giờ tuyên án là thiệt hại của nhà nước do hành vi phạm tội của Vũ "Nhôm" khi thâu tóm 7 lô nhà đất tại Đà Nẵng, TP HCM là bao nhiêu?

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ bị áp giải tới phiên phúc thẩm trong ngày 11/6. Ảnh: Giang Huy.

Trong cáo trạng của VKSND Tối cao nêu tại phiên tòa sơ thẩm, từ năm 2009 đến 2016, trên cơ sở đề xuất của bị cáo Vũ, ông Nguyễn Hữu Bách đã tham mưu để Phan Hữu Tuấn duyệt, ký phát hành hoặc ký nháy trình lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND Đà Nẵng, TP HCM và một số cơ quan, đơn vị.

Các văn bản này đã tạo điều kiện cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Nova Bắc Nam 79 của Vũ "Nhôm" [với danh nghĩa tổ chức bình phong của Tổng cục V] được nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất không qua đấu giá, xin giảm giá, giảm hệ số sinh lợi và một số ưu đãi khác... tại 7 nhà, đất công sản, dự án bất động sản. Tổng diện tích 6.700 m2 nhà và 26.700 m2 đất.

VKS cho rằng hành vi của bị cáo Vũ với sự giúp sức của các ông Nguyễn Hữu Bách và Phan Hữu Tuấn đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 1.160 tỷ đồng. Con số này được tính bằng cách định giá các bất động sản trên ở thời điểm khởi tố vụ án [ngày 7/2/2018]. Sau đó, thiệt hại của nhà nước được tính bằng cách lấy giá trị đất, giá trị cho thuê ở thời điểm vừa nêu trừ đi số tiền thực mà hai công ty Vũ bỏ ra mua, thuê.

Tuy nhiên, bản án sơ thẩm của TAND Hà Nội tuyên ngày 30/1 nhận định thiệt hại là hơn 135 tỷ đồng. Tòa cho hay cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản tại thời điểm hành vi phạm tội và thời điểm khởi tố vụ án. Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo đều cho rằng giá trị tài sản phải được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội. Trong kết luận điều tra, cáo trạng xác định giá trị tài sản tại thời điểm khởi tố vụ án là không có cơ sở. "HĐXX nhận thấy, tài sản của nhà nước bị thiệt hại ngay tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nên hậu quả của vụ án phải được xác định tại thời điểm tài sản bị xâm phạm", bản án sơ thẩm nêu.

Nội dung này bị Viện trưởng VKSND Hà Nội kháng nghị, cho rằng kết quả điều tra xác định Vũ "Nhôm" và đồng phạm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để được nhận 7 dự án nhà, đất công sản ở TP HCM và Đà Nẵng không qua đấu giá, hưởng các ưu đãi trái quy định pháp luật. 

Tính đến thời điểm khởi tố, tại các dự án này, Vũ "Nhôm" trực tiếp quản lý, sử dụng và hưởng lợi. Như vậy trong thời gian đó nhà nước đã mất đi quyền quản lý, khai thác sử dụng các tài sản công. Hành vi của Vũ "Nhôm" cùng đồng phạm không phải là chiếm đoạt mà là gây thiệt hại cho Nhà nước vì vụ lợi. Hành vi đó được kéo dài từ thời điểm được giao tài sản đến khi bị khởi tố.

Thiệt hại của vụ án vì thế phải được tính tại thời điểm khởi tố và là gần 1.160 tỷ đồng mới phù hợp với thực tế. Việc bản án sơ thẩm chỉ tính thiệt hại tại thời điểm giao đất với số tiền hơn 135 tỷ đồng là "chưa đánh giá đúng bản chất vụ án" cũng như hậu quả các bị cáo gây ra cho Nhà nước, xã hội.

Kháng nghị đề nghị xác định lại thiệt hại của Nhà nước tại 7 dự án, theo hướng số tiền bị thiệt hại là 1.160 tỷ đồng, chứ không phải 135 tỷ đồng.

Cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đứng tại bục khai báo dành cho bị cáo. Ảnh: TTXVN

Trước việc "lệch" nhau giữa các con số thiệt hại, ngày 12/6 nêu quan điểm giải quyết vụ án tại phiên phúc thẩm, VKSND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng, việc chỉ tính giá trị thiệt hại tại thời điểm phạm tội như tòa cấp sơ thẩm áp dụng là "chưa đánh giá đúng bản chất của vụ án", chưa xác định đầy đủ hậu quả. 

VKSND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục khẳng định, bị cáo Vũ "Nhôm" phải chịu trách nhiệm với thiệt hại 1.160 tỷ đồng đã gây ra cho nhà nước; đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội chấp nhận và xác định thiệt hại tài sản là con số này.

Còn Vũ "Nhôm" trong các phiên tòa đều khẳng định không thâu tóm 7 lô đất công sản như cáo buộc. Việc chuyển nhượng là thuận mua vừa bán, theo đúng quy định. "Anh bán tôi mua, anh bán phương thức nào tôi mua phương thức đó", Vũ tranh luận và cho rằng quyết định bán hay không, bán thế nào với 7 dự án nhà, đất công sản là do bên bán - tức các cơ quan nhà nước được giao quản lý công sản.

Theo bị cáo Vũ, nếu bên bán không đấu giá mà bên mua yêu cầu họ đấu giá mới mua thì "là điên". Vì vậy, việc tòa quy kết bị cáo gây thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng là không đúng. Vũ là bên đi mua, thuê nên không thể gây ra thiệt hại; dù là con số 1.160 hay 135 tỷ đồng thì trách nhiệm đều thuộc về bên bán, bên cho thuê.

Theo cách tính của VKS:

- Phan Văn Anh Vũ: hưởng toàn bộ thu lợi bất chính, phải chịu trách nhiệm về việc gây thiệt hại 1.160 tỷ đồng.

- Phan Hữu Tuấn: hậu thuẫn, tạo điều kiện cho Vũ thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại 1.130 tỷ đồng.

-Nguyễn Hữu Bách: tạo điều kiện hậu thuẫn cho Vũ thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại 1.130 tỷ đồng.

- Cựu thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân: gây thiệt hại 155 tỷ đồng.

- Cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành: gây thiệt hại 222 tỷ đồng.

Theo bản án sơ thẩm:

- Phan Văn Anh Vũ: gây thiệt hại 135 tỷ đồng.

- Phan Hữu Tuấn: gây thiệt hại 132 tỷ đồng.

- Nguyễn Hữu Bách: gây thiệt hại 132 tỷ đồng

- Bùi Văn Thành: gây thiệt hại 3,5 tỷ đồng.

- Trần Việt Tân: gây thiệt hại 36,6 tỷ đồng.

Bảo Hà

Video liên quan

Chủ Đề