Việt 1 đoạn văn nói về thói quen an uống bằng Tiếng Anh

...............Trong phần mở đoạn, các em cần giới thiệu tên bạn và nêu ra quan điểm của em về thói quen ăn uống của bạn mình. Đó là thói quen good [tốt], bad [xấu], healthy [lành mạnh], unhealthy [không lành mạnh],… Các em có thể tham khảo một số mẫu câu sau: I think/believe/suppose …. [Em nghĩ/ Em tin/ Em cho là …] I realise [that] … [Em nhận thấy rằng …] In my opinion, … [Theo ý kiến em thì …] Personally, I think … [Cá nhân em nghĩ rằng …] From my point of view, … [Từ quan điểm của em, …] I have no doubt that … [Em không còn nghi ngờ rằng …] I am of the opinion that … [Ý kiến của em là …] It seems to me that … [Theo em thì …] Ví dụ: I think my close friend, Lan, does not have healthy eating habits. Em nghĩ bạn thân của em là Lan không có thói quen ăn uống lành mạnh. I realise that whereas I try to have healthy eating habits, Lan, one of my best friends, does not do. Em nhận thấy rằng trong khi em cố gắng có thói quen ăn uống lành mạnh thì Lan, một trong những người bạn thân nhất của em lại không như vậy.

.................Tiếp đó, các em cần đưa ra thông tin cụ thể về những món mà bạn em ăn trong các bữa sáng, trưa và tối.

Các em có thể tham khảo một số cấu trúc sau: Normally, he/she eats … Thông thường, bạn ấy ăn … He/She often/usually has … for breakfast/lunch/dinner. Bạn ấy thường có … cho bữa sáng/trưa/tối. In the morning,/ At lunchtime,/ In the evening, he/she/ likes/loves/enjoys/fancies … Vào buổi sáng,/ Vào giờ ăn trưa,/ Vào buổi tối, bạn ấy thích … His/Her favourite food/dish is … Món ăn ưa thích của bạn ấy là … For breakfast/lunch/dinner, he/she likes eating … Với bữa sáng/trưa/tối, bạn ấy thích ăn … He/She is interested in/ keen on eating … Bạn ấy thích ăn … Ví dụ: Normally, she eats omelette sandwiches or hamburgers for breakfast but she sometimes skips this meal. Thông thường, bạn ấy ăn bánh mỳ kẹp trứng hoặc bánh mỳ kẹp thịt cho bữa sáng nhưng thỉnh thoảng bỏ bữa này. At lunchtime, she often opts to eat steamed rice, deep-fried chicken and fish with some boiled vegetable at the school canteen. Vào giờ ăn trưa, bạn ấy thường chọn ăn cơm, thịt gà và cá rán với một ít rau luộc ở nhà ăn của trường. The good thing is that Lan loves eating fruits; therefore, she prefers a bowl of fruit salad for dinner. Điều tốt đó là Lan thích ăn hoa quả, vì vậy bạn ấy thích có một bát hoa quả trộn cho bữa tối.

....................Với trường hợp bạn em chưa có thói quen ăn uống phù hợp hay lành mạnh thì các em hãy đề xuất một số thay đổi để bạn mình có thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Những mẫu câu đưa ra lời khuyên, gợi ý thường dùng là: I think [that] he/she should + V… Em nghĩ [rằng] bạn ấy nên … He/She should + V … Bạn ấy nên … … would be good for him/her. … sẽ là tốt cho bạn ấy. I suggest/recommend that he/she + [should] + V … Em gợi ý rằng bạn ấy nên …. He/She will be better/ healthier if he/she … Bạn ấy sẽ tốt hơn/ khỏe mạnh hơn nếu bạn ấy … Ví dụ: I suggest that she should change her current diet. Em gợi ý bạn ấy nên thay đổi chế độ ăn uống hiện tại. Lan will be healthier if she does not consume too much that kind of food and drink. Lan sẽ khỏe mạnh hơn nếu bạn ấy không tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn và đồ uống đó. Eating more vegetables would be good for her. Ăn nhiều rau hơn sẽ tốt cho bạn ấy. Các em cũng đừng quên dùng các từ hoặc cụm từ có tác dụng liên kết ý như firstly [đầu tiên], secondly [thứ hai], thirdly [thứ ba], finally [cuối cùng], last but not least [cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng], in addition [thêm vào đó], additionally [ngoài ra], moreover [hơn nữa], however [tuy nhiên] v.v. Ví dụ: Firstly, to start a new day full of energy, she should not skip breakfast. Đầu tiên, để bắt đầu ngày mới với đầy năng lượng, bạn ấy không nên bỏ bữa sáng. Secondly, fast food and soft drinks are not good for her health. Thứ hai là, đồ ăn nhanh và nước ngọt không tốt cho sức khỏe. Last but not least, besides eating fruits, she should also eat more vegetables because both are rich sources of vitamins and minerals. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ngoài việc ăn hoa quả, bạn ấy cũng nên ăn nhiều rau bởi vì cả hoa quả và rau củ đều là nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Hãy kết đoạn bằng việc nêu ra tác động của những thay đổi đó nếu có. Ví dụ: I believe that these positive changes will definitely keep her fit.

Em tin rằng những thay đổi tích cực này chắc chắn sẽ giúp bạn ấy khỏe mạnh.

Reactions: cool boy and Mori Ran 680

Viết đoạn văn tiếng anh [100-120 từ] về thói quen ăn uống của bạn cùng lớp.

Các câu hỏi tương tự

Xin chào các bạn, chúc các bạn một buổi tối tốt lành

Mình xin thay mặt mọi người nói về một số vấn đề trong môn Tiếng Anh:

-Thứ nhất: khi đăng câu hỏi trong môn Anh, các bạn vẫn có thói quen đăng cả đề, hoặc đăng quá nhiều câu hỏi, khi xảy ra hiện tượng này, mình xin phép được xóa tất cả các câu hỏi vi phạm

-Thứ hai: Khi trả lời các câu hỏi, các bạn rất hay làm sai và trả lời thiếu, và chính bản thân mình cũng không tránh khỏi sai sót, vấn đề này đã được các CTV và GV Tiếng Anh đề cập rất nhiều lần, nhưng các bạn vẫn tiếp tục tái phạm

-Thứ ba: Có rất nhiều bạn copy hay sao chép trên mạng để trả lời câu hỏi nhằm kiếm điểm GP, và các bạn không ghi chữ  "Tham khảo", vấn đề này xảu ra từ các bạn bình thường đến các CTV. Mình đề nghị các bạn, khi ghi chữ "Tham khảo" hay "Refer" cần ghi rõ chữ và in đậm để mọi người biết, một vài trường hợp cẩn thận hơn có thể ghi cả nguồn. Đây cũng là cách để tôn trọng người khác

-Thứ tư: Ngoài ở môn Tiếng Anh, ở các môn khác, các bạn khi đăng câu hỏi thường đăng không đúng môn học, như môn Tiếng Anh đăng sang Toán, hay môn Hóa đăng sang môn Anh,...đây không phải một vấn đề lớn, nhưng mình mong các bạn chú ý

-Thứ năm: Hoc24 là một trang web học tập nghiêm túc, nên khi đăng câu hỏi hay trả lời, mong các bạn không đưa ra những câu thô tục hay bậy bạ, gây xúc phạm đến cá nhân hay tổ chức khác, nếu có khúc mắc, hay lên hòm thư để hỏi đáp

-Thứ sáu: Một việc nữa liên quan đến hòm thư, có rất nhiều bạn không biết vì ngại hay lý do gì mà lại đăng lên hòm thư nhờ các bạn khác giúp, nên nếu các bạn có khúc mắc gì thì cứ vào phần hỏi đáp để hỏi nhé!

Một vài vấn đề trên đều đã được anh Đỗ Thanh Hải đề cập đến, song các bạn vẫn tiếp tục tái phạm, nên mình mong sau lần này các bạn sẽ không tại phạm nữa

Đây là ý kiến riêng của mình, tất nhiên nó sẽ có sai sót, các bạn có thể nói với mình để mk sửa, xin cảm ơn!

Ăn đồ ăn nhanh đang là một xu hướng của giới trẻ tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện của lối sống hiện đại. Thế nhưng đồ ăn nhanh không chỉ mất cân đối về dinh dưỡng mà còn có thể có một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn [không phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...]. Các nghiên cứu y tế cho thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có ga, soda... thường xuyên sẽ không tốt cho chức năng gan.

- Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn nhanh còn có chỉ số đường huyết cao [chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành glucose đưa vào máu], ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng, khoai tây rán, các loại nước ngọt có ga [là những thành phần có trong khẩu phần của fastfood]. Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các loại thực phẩm trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh và sẽ khiến tuyến tuỵ phải tiết nhiều Insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng. Do tuyến tuỵ luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái tháo đường typ 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.

- Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận làm tăng huyết áp động mạch.

- Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến là "mì, bún, phở ăn liền", thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn "mì ăn liền" trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%.

- Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hoà Triglycerid [loại chất béo xấu], làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

- Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm [nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng] với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng, chưa kể đến việc sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

Thực ra các loại fastfood [thức ăn nhanh] rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương. Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống.

Video liên quan

Chủ Đề