Viết đơn xin rút học bạ để chuyển trường

Đơn xin rút học bạ để chuyển trường

Mẫu đơn xin rút học bạ được lập ra để xin rút học bạ, làm hồ sơ chuyển trường, chuyển cấp. Mẫu đơn rút học bạ cần nêu rõ thông tin của người làm đơn, học sinh, lý do xin rút... Sau đó ký tên, rồi nộp lên hiệu trưởng.

Mẫu đơn xin rút học bạ năm 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN RÚT HỌC BẠ

Kính gửi: Hiệu trưởng trường Tiểu học..............

Tôi tên: ……………………………………………………………………

Là cha [mẹ] học sinh: ……………………………..………………………

Lớp: ……………….…… Năm học: …………………………………….

Ngày sinh: …………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………….…………………………..…………………

………………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin cho cháu rút học bạ tại trường

Lý do: ………………………………….……………………………………

……………………………………………….………………………………

Kính mong Hiệu trưởng trường Tiểu học ............. xem xét.

Trân thành cảm ơn!

......, ngày ......tháng......năm ....

Người làm đơn

Hiện nay do nhu cầu của các em học sinh THPT  hay phụ huynh học sinh hoặc vì bất kì một lí do nào khác mà học sinh không thể tiếp tục học tập tại trường và muốn chuyển sang môi trường học tập mới và muốn rút học bạ để chuyển sang trường mới. Để tiến hành thủ tục chuyển trường thì bước đầu chúng ta cần làm đó chính là làm ” mẫu đơn xin rút học bạ THPT để chuyển trường”. Dưới đây là những thông tin cần thiết về cách làm đơn và thủ tục quy định hiện hành khi muốn chuyển trường cho học sinh THPT.

1. Mẫu đơn xin rút học bạ THPT để chuyển trường là gì?

Mẫu đơn xin rút học bạ đề chuyển trường là mẫu đơn để cho học sinh đề đạt nguyện vọng của mình cùng lí do và các thông tin cá nhân của mình

2. Mẫu đơn xin rút học bạ THPT để chuyển trường để làm gì?

Mẫu đơn xin rút học bạ đề chuyển trường để nhà trường xem xét giải quyết việc rút học bạ cho học sinh nhanh nhất.

3. Mẫu đơn xin rút học bạ THPT để chuyển trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN RÚT HỌC BẠ

Kính gửi: Hiệu trưởng trường …

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học

Tôi tên: …………

Là cha [mẹ] học sinh: ………

Lớp: ….…… Năm học: ….

Ngày sinh: …………

Địa chỉ thường trú: ……

Nay tôi làm đơn này xin cho cháu rút học bạ tại trường

Lý do: ………

Kính mong Hiệu trưởng trường THPT …………. xem xét.

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học, trung học mới nhất 2022

Trân thành cảm ơn!

……, ngày ……tháng……năm ….

Người làm đơn

[ký và ghi rõ họ tên]

4. Hướng dẫn viết đơn

– Ghi đầy đủ các thông tin của học sinh

– Ghi rõ lí do xin rút học bạ THPT

– cho ý kiến xác nhận của phụ huynh

Xem thêm: Rút hồ sơ đại học mất bao lâu? Thủ tục rút hồ sơ để chuyển trường?

– kí tên và ghi rõ họ tên học sinh và phụ huynh

5. Thủ tục chuyển trường

Khoản 1 Điều 4 Tại thông tư Số: 51/2002/QĐ-BGDĐT Đối tượng chuyển trường và xin học lại quy định như sau:

 Chuyển trường:

– Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

– Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

–  Trừ các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại các Điều 4 và 5 của Quy định này.

– Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt [phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu] thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

Xem thêm: Thủ tục chuyển trường tiểu học cho con ngoài nơi cư trú

– Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập. Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

Hồ sơ, thủ tục chuyển trường.

Hồ sơ chuyển trường gồm:

– Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký

– Học bạ [bản chính].

– Bằng tốt nghiệp cấp học dưới [bản công chứng].

– Bản sao giấy khai sinh.

Xem thêm: Chuyển công tác đối với viên chức

– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển [công lập hoặc ngoài công lập]

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học cơ sở]; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học phổ thông] nơi đi cấp [trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác]

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp [nếu có]

– Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình

– Thủ tục chuyển trường: Đối với học sinh trung học phổ thông: Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học cơ sở], Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học phổ thông] nơi đến xem xét, quyết định.

Xem thêm: Điều kiện để chuyển công tác về gần nơi đăng ký thường trú

Các bước thực hiện thủ tục chuyển trường:

Học sinh xin chuyển đến nhập học, Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận hồ sơ:

+ Xem xét các loại hồ sơ học sinh.

+ Hướng dẫn làm đơn xin chuyển trường và phê ý kiến vào đơn.

+ Yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ [nếu còn thiếu] và trình đủ các giấy giới thiệu chuyển trường.

– Trường hợp học sinh tỉnh ngoài chuyển đến:

+ Nếu nhập học tại trường THPT: chuyển về Sở để tiếp tục kiểm tra hồ sơ và giới thiệu tiếp nhận chuyển trường.

+ Nếu nhập học tại trường Tiểu học, PTCS, THCS [trường trực thuộc phòng GD-ĐT]: chuyển về Phòng để tiếp tục kiểm tra hồ sơ và giới thiệu tiếp nhận chuyển trường.

Xem thêm: Thủ tục chuyển trường đối với học sinh tiểu học

– Trường hợp học sinh trong tỉnh chuyển đến:

Hiệu trưởng nhà trường xem xét, kiểm tra hồ sơ lần cuối và tiếp nhận [không phải chuyển về Sở hoặc Phòng GD-ĐT để giải quyết nhưng phải báo cáo về Sở hoặc Phòng vào cuối học kỳ và cuối năm học].

– Học sinh xin chuyển đi:

+ Kiểm tra và bổ sung đủ các loại hồ sơ học sinh., Yêu cầu cha mẹ học sinh làm đơn mượn hồ sơ học sinh để đi liên hệ chuyển trường [có gia hạn thời gian trả]. Không nên cho phép học sinh rút hồ sơ chính thức và chuyển trường hẳn trong thời điểm này, vì chưa xác định học sinh có được tiếp nhận tại trường mới hay không.

+ Sau khi cha mẹ học sinh đã xin chuyển trường được [trường xin đến nhập học đã có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn], hướng dẫn cha mẹ học sinh làm đơn xin chính thức rút hồ sơ học sinh.

– Cấp giấy giới thiệu chuyển trường đi:

+ Trường hợp chuyển trường trong tỉnh: Hiệu trưởng nhà trường được phép cấp giấy giới thiệu chuyển trường đi cho học sinh mà không phải qua xác nhận hoặc giới thiệu tiếp theo của Phòng hoặc Sở GD-ĐT.

+ Trường hợp chuyển trường ra ngoài tỉnh: Sau khi Hiệu trưởng nhà trường cấp giấy giới thiệu chuyển trường, chuyển về Sở GD-ĐT [đối với học sinh THPT] hoặc Phòng GD-ĐT [đối với trường trực thuộc Phòng] để tiếp tục kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ học sinh và cấp giấy giới thiệu chuyển trường cho học sinh.

Xem thêm: Thủ tục rút hồ sơ chuyển trường đại học khi đã nhập học

– Thời hạn chuyển trường đến:

Tính từ thời điểm có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng nhà trường, trong khoảng thời gian 01 [một] tháng phải hoàn tất mọi thủ tục chuyển trường đến nhập học, không được phép kéo dài hơn, tránh sự phức tạp và mất mát hồ sơ học sinh.

– Trách nhiệm thực hiện.:

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của giáo dục địa phương, xem xét, ban hành những hướng dẫn và quy định bổ sung cần thiết để tổ chức thực hiện tốt việc chuyển trường, thông báo rộng rãi đến nhà trường và phụ huynh học sinh, nhằm bảo đảm quyền học tập chính đáng của học sinh, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh.

– Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm:

Thực hiện đúng các quy định về đối tượng, hồ sơ, thủ tục trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam.

Không cưỡng ép hoặc gợi ý học sinh trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do nào.

Thực hiện chế độ báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo [cấp trung học phổ thông], Phòng Giáo dục và Đào tạo [cấp trung học cơ sở] trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan khác

Việc thay đổi môi trường học cho con

Việc thay đổi trường học của con liệu có phải là quyết định đúng đắn không? Đôi khi, chuyển trường học là điều không thể tránh khỏi nếu như vấn đề thực sự nghiêm trọng. Nhưng điều quan trọng là hãy cố gắng giải quyết vấn đề đó trước. ‘Mặc dù trường học có sự khác biệt, nhưng chúng vẫn có những điểm giống nhau, khi con bạn chuyển sang một trường học khác con vẫn có thể phải đối mặt với các vấn đề tương tự.Nếu bạn đang gặp vấn đề với trường hiện tại – cho dù đó là nạn bắt nạt hay lo lắng về sự tiến bộ của con, hãy cố gắng giải quyết để tránh những yếu tố có thể gây bất ổn. “Nếu các vấn đề không thể giải quyết được bằng cách nói chuyện với giáo viên của con, bạn có thể chuyển nó đến người quản lý hoặc cấp cao hơn”.

Hãy để con của bạn tham gia vào quyết định chuyển trường học

Trong một số trường hợp, như bạn chuyển nhà, quyết định chuyển trường là không thể tránh được – nhưng điều quan trọng là con bạn phải có tiếng nói và đóng góp ý kiến phù hợp với lứa tuổi. “Trong trường hợp này không nên cho con bạn cảm giác chúng có quyền lựa chọn,” “Đặt kế hoạch để đảm bảo mọi thứ chuyển tiếp suôn sẻ, và nhìn nhận những mặt tích cực của việc chuyển trường, chẳng hạn như tình bạn mới. Đừng khiến con cảm thấy lo lắng, hãy dành nhiều thời gian để lắng nghe và hiểu quan điểm của con. Nếu con bạn chủ động muốn chuyển trường học, ví dụ nếu chúng bị bắt nạt, việc xem xét ý kiến ​​của con là quan trọng, nhưng cần giúp con hiểu rằng việc thay đổi trường học không phải lúc nào cũng làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn. Nói chuyện với con về những vấn đề đang gặp phải và về những giải pháp có thể làm để giải quyết chúng. Có thể con đang nghĩ rằng chuyển trường là điều tốt nhưng đó có khi chỉ là một ý nghĩ nhất thời. Có những rủi ro mà chính bản thân con cũng chưa lường trước được khi chuyển sang một môi trường mới.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới Mẫu đơn rút học bạ THPT để chuyển trường cho học sinh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để tiến hành thủ tục cho con một cách nhanh nhất, ngoài ra chúng tôi cung cấp thêm cho bạn đọc các thông tin về thủ tục chuyển trường mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề