Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em khi tham gia học trực tuyến trong mùa dịch

Mùa tựu trường vào tháng 9 năm nay có thể khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lạ lùng xen kẽ với băn khoăn và lo lắng. Khi các trường học mở cửa trở lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều học sinh lớp một lại chuẩn bị chào đón buổi học đầu tiên qua màn hình trực tuyến. Giúp con bắt nhịp với trường học có thể là một quá trình đòi hỏi đầu tư thời gian và lên kế hoạch. Nếu gia đình bạn đang chuẩn bị cho trẻ thay đổi thói quen hàng ngày để đón một năm học mới, những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ điều chỉnh và thích nghi với việc học trực tuyến ở nhà.

1. Tạo không gian học tập thoải mái cho trẻ

Khuyến khích trẻ dọn dẹp gọn gàng góc học tập và tạo một không gian học tập thoải mái ở nhà. Một chiếc bàn gọn gàng và một chiếc ghế thoải mái có thể giúp trẻ học tập hiệu quả. Đảm bảo máy tính của bạn được trang bị tốt. Điều chỉnh khoảng cách từ chỗ ngồi đến màn hình máy tính [mắt cách màn hình một sải tay] và chiều cao màn hình [tầm mắt ngang với cạnh trên của màn hình] cũng như đảm bảo phòng có đủ ánh sáng.

2. Xây dựng thói quen cùng trẻ

Tìm hiểu các quy tắc mới liên quan đến việc trở lại trường học và cùng trẻ tìm hiểu các quy tắc đó. Cùng trẻ lên kế hoạch cho việc học trực tuyến vào một thời gian cụ thể trong ngày. Tránh những yếu tố có thể khiến trẻ xao nhãng như TV, tiếng nhạc lớn và đồ chơi trong thời gian học. Cân đối thời gian chơi và thời gian đọc sách. Tận dụng các hoạt động hàng ngày để giúp trẻ học tập. Hãy tận dụng một cách linh hoạt! Nếu trẻ không ngồi yên và hiếu động trong thời gian bạn cùng trẻ học trực tuyến, hãy chuyển sang một phương án khác tích cực hơn. Đừng quên bổ sung thêm thời gian nghỉ giải lao, vui chơi và đọc sách trong thời khóa biểu của trẻ.

3. Giúp đỡ trẻ làm quen với bạn cùng lớp và giáo viên

Học tập trực tuyến có thể làm nhiều học sinh lớp một thiếu đi môi trường để làm quen với các bạn cùng lớp và giáo viên. Lồng ghép thời gian giao lưu với bạn bè và giáo viên vào thói quen hàng ngày của trẻ là việc làm quan trọng giúp xây dựng kết nối giữa trẻ với mọi người. Cho trẻ có thời gian giao tiếp trực tuyến bằng cách tổ chức các cuộc trò chuyện hàng ngày với một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng trang lứa. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc học trực tuyến, hãy khuyến khích trẻ liên hệ với bạn bè và giáo viên để được hỗ trợ.

4. Lắng nghe con trẻ

Nhìn nhận những lo lắng của trẻ một cách nghiêm túc và nói chuyện với trẻ về những vấn đề trẻ gặp phải. Chấp nhận những thay đổi mà trẻ có thể trải qua cũng như khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và bày tỏ cảm xúc với cha mẹ là những điều vô cùng quan trọng. Hãy hỏi trẻ cảm thấy thế nào về tuần đầu tiên diễn ra ở trường và thử các hoạt động khác như vẽ tranh và kể chuyện để bắt đầu cuộc trò chuyện với trẻ.

5. Giữ liên lạc với giáo viên

Đảm bảo luôn giữ liên lạc với giáo viên của trẻ và luôn cập nhật những thông tin mới nhất từ trường học. Liên hệ với giáo viên khi bạn hoặc trẻ gặp khó khăn trong việc học trực tuyến. Cùng thảo luận và lên kế hoạch để giải quyết những khó khăn gặp phải. Sắp xếp thời gian cụ thể với giáo viên nếu có thể để thảo luận về bất kỳ khó khăn nào mà trẻ gặp phải ví dụ như bài tập ở trường, khó khăn trong việc sử dụng công nghệ và áp lực học tập.

Sau gần 01 tháng triển khai, dạy và học trực tuyến đã dần đi vào nền nếp ở các cơ sở giáo dục. Nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho phương pháp học này, nhưng theo ngành Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT], điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến vẫn là ý thức học tập của học sinh.

* Nhiều bài học kinh nghiệm

Một tháng dạy và học trực tuyến trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho cả giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, đã có nhiều bài học kinh nghiệm đã được ngành Giáo dục đúc kết cho việc dạy và học trực tuyến.


Học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân học trực tuyến.

Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngành Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy và học trực tuyến ở các năm học trước, nhưng đây có lẽ là đợt triển khai dạy và học trực tuyến khá quy mô, đồng bộ ở các cấp học từ tiểu học [TH] đến trung học phổ thông [THPT] trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một tháng triển khai, toàn ngành Giáo dục rút ra kinh nghiệm, trong đó có 03 yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của phương pháp dạy học trực tuyến đó là phải có giải pháp tốt về công nghệ, việc quản lý học sinh của các trường học phải chặt chẽ và ý thức, nền nếp của học sinh.

Về công nghệ cho dạy và học trực tuyến tuy còn không ít khó khăn, nhất là hệ thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản được khắc phục và dần đi vào ổn định. Qua thống kê từ các trường, các đơn vị trong tỉnh cho thấy, có 100% học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đủ điều kiện và học tập trực tuyến; có 98% học sinh THPT, 93% học sinh trung học cơ sở [THCS] và khoảng 80% học sinh TH đã tham gia học trực tuyến. Với những học sinh không có thiết bị học trực tuyến, đã có nhiều giải pháp bằng việc vận động hỗ trợ máy tính, gởi phiếu học tập đến cho học sinh,…

Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 600 trường học từ bậc TH đến THCS đã chuyển đổi từ việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,… đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường, đặc biệt là các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh…

Bên cạnh đó, ý thức, nền nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của học sinh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng, miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá thích thú với phương pháp học này, tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên...

Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, việc dạy và học trực tuyến có thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý thức, nền nếp của học sinh là rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công nghệ, máy móc, các thầy cô có thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

* Tạo nền nếp và ý thức

Theo các giáo viên, nền nếp, ý thức học tập không phải tự nhiên mà có, phải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Chính vì vậy, học sinh cần phải biết thích nghi, biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò truyền đạt, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập.

Thầy Võ Hoài Nhân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gợi mở: "Đối với dạy học trực tuyến thì giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phương pháp, còn học sinh sẽ là người thực hành, vận dụng các phương pháp để học tập tốt. Điều cốt lõi vẫn là ý thức học tập của học sinh, các em phải chủ động tìm kiếm tài liệu cũng như qua hoạt động thực tế, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức cho riêng bản thân".

Nhân vật trung tâm của quá trình học tập vẫn là học sinh. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.

Ngoài ra, để học sinh có nền nếp và ý thức học tập tốt thì không thể nào không nhắc đến vai trò của phụ huynh. Các bậc phụ huynh phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của con mình để có giải pháp học trực tuyến phù hợp, hiệu quả.

Đ. Phi

[Bài văn số 1]

Nêu suy nghĩ của em về ý thức tự học của học sinh trước đại dịch Covid?

Bài văn hay nhất sẽ được đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng Hoc24.vn và được cộng 5 GP các em nhé.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1 [5 điểm] Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nghĩ cá nhân khi tham gia học online.

Tạm đóng cửa trường học là một phần trong hàng loạt biện pháp cần thiết và đúng đắn  nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 và bảo vệ sức khoẻ học sinh trong bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp.

Nhưng để  nghỉ học mà không gián đoạn quá trình học,  chúng ta có thể tổ chức học trực tuyến [online] cho các học sinh, bao gồm học trên truyền hình, học bằng ứng dụng và nền tảng web qua Internet.

Hiện các đài truyền hình đã sản xuất và phát sóng chương trình dạy học các lớp bậc phổ thông, nhiều trường học đã thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet và thị trường dạy thêm học thêm cũng trở nên sôi động.

Tuy nhiên,hiện có nhiều người cổ xuý coi giáo dục trực tuyến là chìa khoá vạn năng, học trực tuyến hoàn toàn có thể thay thế phương pháp truyền thống thì tôi băn khoăn.

Bài viết này chỉ phân tích sự bất khả thi của việc triển khai học trực tuyến đại trà tại thời điểm hiện tại và Bộ Giáo dục đã đúng khi tiếp cận rất dè dặt và cẩn trọng trong những chỉ đạo học trực tuyến.

Sự bất khả thi này đến từ nhiều nguyên nhân: chương trình học hiện tại không được thiết kế để học trực tuyến nếu thực hiện phải cắt bỏ hết và chỉ còn phần lõi rất nhỏ của chương trình; nền tảng công nghệ thông tin; quá trình số hoá tài liệu đề cương gần như chưa được thực hiện trước khi đại dịch xảy ra và nếu có thì cũng chưa qua bất kì kiểm định nào; các trường học chưa thể chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai hàng loạt; chưa có nghiên cứu về tác động của học trực tuyến đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với trẻ em Việt Nam, các phương án tài chính năm học v.v…

Khi bàn về chính sách, một tiêu chí vô cùng quan trọng đó là sự sẵn sàng. Các nguyên nhân nói trên chủ yếu là sự sẵn sàng của phía cung cấp dịch vụ tức là các tổ chức giáo dục và ở đây là sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ cụ thể là học sinh và cha mẹ học sinh.

Sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ bao gồm những gì? Đó là nhận thức của phụ huynh và học sinh về học trực tuyến, là khả năng làm chủ các công cụ bao gồm máy móc và phần mềm trong quá trình học, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh khi chuyển qua một mô hình học tập hoàn toàn mới, không gian học tập tại nhà hoặc nơi đặt máy, ý thức tự giác của người học và một điều rất tế nhị nữa là khả năng chi trả của phụ huynh.

Không biết đã có nhà trường hay thầy cô nào đặt câu hỏi phụ huynh, học sinh nghĩ gì khi nhận được tin nhắn thông báo thời khoá biểu học trực tuyến, có biết rằng với thu nhập hiện tại của không ít gia đình Việt Nam thì việc mua một chiếc máy tính [xách tay hoặc để bàn] là một việc khó khăn về tài chính hay thậm chí chỉ là mua thêm một chiếc webcam và micophone để lắp thêm vào máy tính cũng phải cân nhắc? Đã bao nhiêu người từng lo lắng khi nhìn thấy những đứa trẻ nằm trên sofa hay giường ngủ hay bất cứ chỗ nào có thể dán vào màn hình chiếc ipad hoặc chiếc điện thoại di động nhỏ xíu để học trực tuyến? Bao nhiêu người nghĩ đến rủi ro về chập điện, cháy nổ [điều này đã xảy ra] khi đứa trẻ ở nhà? Còn nhiều câu hỏi tương tự nữa.

Video liên quan

Chủ Đề