Bài tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh THCS

Cảnh sát giao thông Công an huyện đưa ra một số tình huống giao thông mà học sinh thường gặp.

Đây là chương trình tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ với sự tham gia của gần 600 cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.

Để thu hút học sinh hăng hái tham gia, các nội dung tuyên truyền được lồng ghép vào các trò chơi và hình ảnh về các tình huống vi phạm Luật Giao thông đường bộ thường gặp trong lứa tuổi học sinh dẫn đến va chạm, có thể gây ra tai nạn giao thông như: Dàn hàng ngang, lấn chiếm làn đường, sử dụng điện thoại, ô dù khi đi xe, vượt đèn tín hiệu, sang đường không bật đèn tín hiệu, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông…

Tại chương trình, các em được giao lưu, trả lời các câu hỏi có liên quan đến tình huống và nhận được những phần quà ý nghĩa từ Ban tổ chức.

Được biết, tại mỗi tình huống, các em được báo cáo viên Công an huyện thông tin về những quy định xử phạt vi phạm hành chính; cảnh báo, phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn.


Cán bộ Huyện đoàn Tân Yên giao lưu với học sinh nhà trường.

Bên cạnh đó, các em còn được xem hình ảnh tuyên truyền trực quan về một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có liên quan đến học sinh xảy ra trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Tại chương trình, Tỉnh đoàn, công an huyện phát gần 600 tờ gấp tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh.

Qua chương trình, giúp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong lứa tuổi học sinh trường THCS Việt Lập nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện nói chung, góp phần giảm thiểu va chạm và tai nạn giao thông.

Được biết, dịp này, Tỉnh đoàn phối hợp với Huyện đoàn và Công an huyện sẽ tổ chức chương trình “Bài học từ những khoảnh khắc” tại 5 trường THCS là: Việt Lập, Phúc Hòa, Ngọc Châu, Lan Giới và Song Vân.

Tin, ảnh: Kim Anh

Cảnh sát giao thông Bắc Giang ra quân bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết và các lễ hội Xuân

[BGĐT]-Sáng sớm nay [15/12], Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông [ATGT], trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu xuân 2022. Thời gian từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/2/2022.

Đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang

[BGĐT] - Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật [PBGDPL]. Qua đó cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm kỷ luật, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác dân tộc, tôn giáo

[BGĐT]- Sáng 14/12, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề thực trạng công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo những năm qua; nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Cải tiến, đổi mới Báo Hà Bắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền

Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo tại Bắc Giang

[BGĐT] -Ngày 7/12, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.

      Hiện nay, an toàn giao thông  là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Theo thống kê, cứ mỗi năm Việt Nam có tới hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Vậy chúng ta những người làm cha làm mẹ đã  và đang làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh để những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho gia đình và con em mình.

  Để đảm bảo an toàn giao thông cho con em mình khi đi đến trường cũng như khi tham gia giao thông, các bậc phụ huynh cần phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em thực hiện an toàn giao thông tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra:

  Đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, đi sát lề đường đối với đường không có vỉa hè. Khi sang đường phải quan sát kỹ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.Bố, mẹ đưa con đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy: Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Bố, mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và con em mình nếu có sự cố xảy ra. 

 Khi tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định dành cho xe máy, không lấn sang phần đường dành cho ô tô, không nên đi vào phần đường dành cho người đi bộ. Không phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Không đi xe máy trong sân trường.

 Khi đi gặp đèn giao thông phải thực hiện đúng luật, đèn xanh báo hiệu được đi, đèn vàng báo hiệu đi chậm và đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, không được đi đường ngược chiều, vượt dải phân cách, đi đúng theo vạch chỉ dẫn.

 Trên đây là một số nội dung  ATGT gửi tới các bậc cha, mẹ và trẻ. Để đảm bảo tính mạng cho con em mình cũng như người tham gia giao thông. Nhà trường kính đề nghị các bậc phụ huynh thực hiện và phối hợp giáo dục trẻ ý thức chấp hành  luật ATGT.

Bên cạnh việc phổ biến các nội dung an toàn giao thông, tại các trường học còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tuyên truyền về an toàn giao thông để nâng cao ý thức của học sinh – sinh viên khi tham gia giao thông. Dưới đây là một số bài viết về an toàn giao thông học đường hay nhất.

1. Bài viết về an toàn giao thông học đường – mẫu 1

Trong nhiều năm gần đây, giao thông đã và đang trở thành một đề tài nóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Tai nạn giao thông diễn ra từng ngày từng giờ trên cả nước và có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, ta cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động thực tế để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, phóng nhanh vượt quá tốc độ quy định… Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà những thiệt hại do tai nạn giao thông để lại là khác nhau. Nhẹ có thể là xước xát mình mẩy, nặng hơn là gãy chân tay, chấn thương sọ não, thậm chí có thể gây tử vong. Nhưng nhìn chung, tất cả đều gây ra những thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình, nhiều người là trụ cột, mầm non tương lai của đất nước ra đi để lại nỗi đau thương mất mát vô bờ cho người thân.

Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Sự thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Nhiều người vì lòng tham ích kỉ, rải đinh trên đường đi nhằm trục lợi cũng đã để lại những hậu quả không lường trước được.

Bài viết về an toàn giao thông học đường

Xem thêm: Những điều cần biết về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cho giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế cũng là một phần nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Đặc biệt, hiện nay, một bộ phận không nhỏ những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường do còn non trẻ và thiếu tự chủ, thích đua đòi, đua xe, lạng lách … cũng đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông, thì việc nắm rõ luật giao thông và tuân thủ luật là điều cần thiết. Luật giao thông cần được đưa vào nhà trường để học sinh có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần có tinh thần tự giác chấp hành đồng thời tuyên truyền, tham gia các hoạt động phổ biến luật giao thông tới những người xung quanh.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bài viết về an toàn giao thông học đường

Click ngay: Phương tiện giao thông đường sắt – Ngày càng phát triển và chiếm ưu thế

2. Bài viết về an toàn giao thông học đường hay nhất – mẫu 2

“An toàn là bạn, tai nạn là thù”. Đó chính là khẩu hiệu mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn luôn được nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia giao thông. Và khẩu hiệu này lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay – thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc giáo dục an toàn giao thông học đường là trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể, nhà trường và gia đình giúp các em có nhận thức đúng đắn khi tham gia giao thông. Phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau:

Khẩu hiệu “Ba có”

Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.

Khẩu hiệu “Bốn không”

Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.

Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.

Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.

Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.

Hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, đồng thời góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh và hiện đại.

Bài viết về an toàn giao thông học đường

3. Bài viết về an toàn giao thông học đường – mẫu 3

Đất nước ta đang ngày càng phát triển nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số vấn đề bất cập trong đó có vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông đang ngày càng trở nên bất cập và trở thành vấn đề báo động đỏ ở Việt Nam.

Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn biến ngày càng phức tạp và đang ở mức báo động. Mỗi ngày đều có người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Người ta không khỏi rùng mình bởi những con số thiệt hại về người vì tai nạn giao thông: mỗi ngày có khoảng 35 người chết, mỗi năm hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là một con số biết nói.

Tai nạn giao thông để lại tang tóc cho biết bao gia đình, để lại những đứa trẻ không bố mẹ, gia đình tan nát. Bên cạnh đó, còn gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam họ chỉ sợ sự lộn xộn của giao thông Việt Nam. Họ sợ phải đi bộ ngang đường khi xe cộ đi qua ào ào, không có vỉa hè cho người đi bộ.

Chính vì sự mất an toàn của giao thông Việt Nam ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta do sự lộn xộn, không an toàn của giao thông nước nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Đầu tiên, là do ý thức của người dân chúng ta còn kém, thái độ và nhận thức về giao thông của người dân chúng ta còn quá kém. Khi tham gia giao thông ai cũng muốn đi trước không ai nhường nhịn ai mới dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông. Chính vì hiện tượng này mới dẫn đến tình trạng không nhường nhau ở ngã ba, ngã tư… gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông hàng giờ, hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nữa là do chất lượng cầu đường không đảm bảo: cầu cũ, cầu yếu, chất lượng kém; mà lưu lượng xe cộ và người lại quá nhiều cho nên dẫn đến tình trạng phải nâng cấp sửa chữa liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giao thông. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng đó là do sự tư lợi, họ sẵn sàng dùng phương tiện quá hạn sử dụng, chạy quá tốc độ quy định, chở hành khách quá số người quy định nên dẫn đến tình trạng tai nạn xảy ra.

Bài viết về an toàn giao thông học đường

Để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông thì chúng ta cần có những biện pháp nhất định. Trước hết cần phải tuyên truyền cho người dân biết được những hậu quả quả tai nạn giao thông gây ra, tuyên truyền mỗi người dân chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, cần có những hình thức xử phạt thích đáng dành cho những người cố tình vi phạm luật an toàn giao thông.

Nhà nước cần có những giải pháp mang tầm chiến lược nâng cao chất lượng đường sá để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp và trở thành một trong những vấn đề nóng mà chúng ta cần quan tâm. Đảng và Nhà nước đã cần có những chính sách thích đáng hơn nữa vì một xã hội văn minh tốt đẹp hơn.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Trên đây là một số bài viết về an toàn giao thông học đường. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề