Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu trong môi trường

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - Bệnh tay chân miệng do các chủng virus thuộc họ virus đường ruột [gọi chung là Enterovirus] gây ra. Hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 [EV71]. - Đây là nhóm virus có sức sống bền bỉ. Nó có khả năng tồn tại từ nhiệt độ lạnh đến rất cao: Trong 30 phút virus mới bị bất hoạt ở nhiệt độ 560 độ C; Ở nhiệt độ lạnh - 40 độ C, virus có thể tồn tại đến 3 tuần ngoài môi trường. Các bề mặt trong môi trường sinh hoạt chung mà có người bệnh thường là những nơi có chứa virus, như vật dụng ăn uống, mặt bàn, ghế, giường, đồ chơi chung … - Bệnh tay chân miệng dễ lây từ người sang người. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua phân, dịch đường tiêu hóa, nước bọt và mụn nước. Trẻ em mắc bệnh chủ yếu do nuốt phải virus gây bệnh. Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường chủ yếu thông qua bàn tay, rồi đưa lên miệng, và nuốt phải virus. Chuyên môn gọi là lây truyền qua "tiếp xúc". Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan thành dịch. 2. PHÂN BIỆT TAY CHÂN MIỆNG VỚI MỘT SỐ BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TƯƠNG TỰ Do có triệu chứng tương tự, bệnh tay chân miệng có thể bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác: - Viêm loét miệng: thường là các vết loét sâu, nhiều dịch tiết và hay tái phát - Một số bệnh có phát ban, phỏng nước: Sốt phát ban [ban đỏ, xen kẽ ít dạng sẩn, thường có kèm theo hạch sau tai]; dị ứng [ban đỏ đa dạng, không có phỏng nước]; viêm da mủ [tổn thương đỏ, đau, có mủ]; thuỷ đậu [phỏng nước rải rác toàn thân, nhiều lứa tuổi] 3. DẤU HIỆU CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - Sau khi nuốt phải virus gây bệnh và trải qua thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng với biểu hiện đặc trưng là phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Ban tồn tại trong thời gian ngắn [dưới 7 ngày] sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. - Loét miệng là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh này. Vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng [gần lưỡi gà], niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Số lượng từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm. Loét miệng khiến trẻ đau rát khi ăn, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt. - Sốt: Hầu hết trẻ chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5°C – 38° C. Khi trẻ bị sốt cao trên 39° C liên tục từ 2 ngày trở lên là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ có thể có biến chứng nghiêm trọng, cần phải nhập viện để theo dõi điều trị. - Trẻ bị tiêu chảy, trên mông xuất hiện các nốt mụn lở, rộp da. - Rối loạn tri giác, mê sảng. Nhận biết sớm được tình trạng bệnh nặng của trẻ mắc tay chân miệng để có kịp thời điều trị, chăm sóc, can thiệp là cách tốt nhất hạn chế các biến chứng và nguy cơ tử vong của trẻ bệnh. 4. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng giống bất kể chủng virus gây bệnh nào. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Như là biến chứng viêm màng não, viêm não do virus, hoặc tổn thương cơ tim. 5. PHÒNG BỆNH

Phòng bệnh cá nhân:

- Mỗi cá nhân hình thành thói quen và văn hoá vệ sinh tay, huấn luyện cho trẻ em thói quen vệ sinh tay đúng bằng xà phòng. - Trẻ phải được nghỉ học, cách ly trẻ lành và trẻ bị bệnh để tránh lây lan. - Giám sát các hoạt động của trẻ bị bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.

Phòng bệnh trong gia đình và cộng đồng:

- Xây dựng văn hoá vệ sinh trong gia đình, lớp học, nhà trường; đặc biệt với người trực tiếp chăm sóc trẻ… - Lau rửa, vệ sinh đồ chơi, dụng cụ sau khi sử dụng [khuyến khích sử dụng hoá chất khử khuẩn]. - Vệ sinh tay đúng cách sau khi thay tã, lót, khi có tiếp xúc với phân, nước bọt. Không xả, làm văng bắn nước bọt, phân ra ngoài môi trường. - Lau vệ sinh sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn. Sử dụng nguồn nước sạch. - Đối với trẻ tuổi mẫu giáo: vệ sinh bề mặt, vệ sinh đồ chơi, dụng cụ ăn uống - Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch - Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ.Theo dõi các dấu hiệu chỉ điểm biến chứng sớm. - Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn…nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. - Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn được ngành y tế khuyên dùng như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng 6. KHI NÀO ĐẾN BÁC SĨ? Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sớm, nghi ngờ mắc tay chân miệng như: - Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; - Run chi [thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm]; - Yếu chi - Trẻ đi đứng loạng choạng - Trẻ đảo mắt bất thường - Nôn trớ - Quấy khóc, dỗ không nín - Co giật - Thở mệt…

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị, theo dõi và dự phòng lây lan bệnh.

—————————————————————

☀️ Vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc inbox, comment SĐT để nhận tư vấn miễn phí.

🎊 ️ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN SƠN ️- ĐIỂM ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH AN TOÀN TRONG MÙA DỊCH 🎊 ️
♻️ Thời gian làm việc: Khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ và thứ 7, chủ nhật.

♻️ Địa chỉ : Khu 5B, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

♻️ Hotline: 1800969677 [Cước gọi miễn phí]

♻️ Zalo Official: Trung tâm y tế huyện Tân Sơn

♻️ Hoặc ibox, coment tại Fanpage: //www.facebook.com/TrungtamYtehuyentanson

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Phong cảnh

    Album Phong cảnh

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay311
  • Tháng hiện tại13,105
  • Tổng lượt truy cập2,820,706

Phụ huynh không nên chủ quan với triệu chứng bệnh tay chân miệng như sốt bất thường, triệu chứng về thần kinh, kèm theo các dấu hiệu ngoài da, niêm mạc.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, thông thường bệnh tay chân miệng sẽ trở nặng vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức cảnh giác.

Theo bác sĩ Kim Thoa, nhiều bố mẹ có con bị tay chân miệng lo lắng thái quá. Bé hết sốt, chơi bình thường, không có triệu chứng đến mức bác sĩ cho xuất viện rồi, con không còn sốt nữa, chơi bình thường, không có triệu chứng thần kinh gì, chỉ còn loét họng và sang thương da nhưng vẫn lo lắng không yên. Ngược lại, có bé loét họng rất ít, thậm chí không có sang thương da thì bố mẹ lại chủ quan, không để ý triệu chứng thần kinh của con, không để ý nhiệt độ, không theo dõi con thì nguy cơ bệnh trở nặng, có thể có biến chứng nặng.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa đang khám cho bé tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Bé bị bệnh tay chân miệng thường sẽ có sang thương ở miệng và ngoài da. Có bé sang thương ngoài da hoặc loét miệng rất nhiều khiến phụ huynh lo sợ con trở nặng. Tuy nhiên, biểu hiện ở miệng và sang thương da nhiều hay ít thường không đi đôi với việc bé có nguy cơ diễn tiến nặng hay không.

Có thể bạn chưa biết: Tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Tay chân miệng đặc biệt hơn các bệnh lý khác do biến chứng của bệnh có thể trở nặng chỉ sau vài giờ. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan, phải biết phát hiện các triệu chứng kèm theo các dấu hiệu ngoài da và niêm mạc để đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Khi bé bị bệnh tay chân miệng có biểu hiện sốt cao khó hạ, hay sốt trên 48 giờ, triệu chứng về thần kinh [giật mình chới với, hốt hoảng, run hoặc yếu chi, đi đứng loạng choạng, đảo mắt bất thường,…] là có khả năng bệnh có biến chứng và cần phải được thăm khám ngay. Riêng các triệu chứng về tim mạch, hô hấp thì thân nhân sẽ khó nhận biết, đặc biệt các triệu chứng như thở nhanh, nhịp tim nhanh, cao huyết áp chỉ có thể phát hiện được khi bé được bác sĩ thăm khám; khi bé có biểu hiện sắc da biến đổi, da nổi bông, thở mệt thì bé đã nặng, nguy cơ diễn tiến xấu, bác sĩ Kim Thoa nhấn mạnh.

Hơn 700 trường hợp mắc tay chân miệng được ghi nhận tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội [CDC] cho biết số ca bệnh tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bác sĩ Kim Thoa cho biết, bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus EV71. Bệnh nhân nhiễm EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não gây biểu hiện rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp của bé, có thể đưa đến tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết đường tiêu hóa. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh, tuy nhiên có thể kéo dài cả tháng sau khi bé khỏi bệnh. Điều này được lý giải do virus gây bệnh tay chân miệng tồn tại không lâu ở dịch nước bọt nhưng tồn tại trong phân rất lâu, có thể đến vài tuần và tiếp tục lây bệnh sau khi bé khỏi bệnh. Do đó, dù bé đã hết bệnh vẫn nên chú ý vệ sinh môi trường và vệ sinh tay, đặc biệt người chăm sóc bé cần chú ý vệ sinh tay cẩn thận trước và sau khi chăm sóc bé .

Ngoài ra, nhiều khi bố mẹ là người nhiễm virus gây bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, có nhiều trường hợp bé không đi học mẫu giáo, xung quanh không có bé nào mắc bệnh tay chân miệng, trong nhà cũng không ai bị bệnh nhưng em bé vẫn bị bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ Thoa cũng khuyến cáo phụ huynh đề phòng bệnh có thể tái đi tái lại thậm chí là rất gần do có nhiều chủng siêu vi thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây bệnh và bé sau khi bị bệnh tay chân miệng sẽ không có kháng thể bền vững và kéo dài cũng như không có kháng thể chéo giữa những chủng siêu vi gây bệnh  để bé được bảo vệ.

Sang thương da ở bệnh nhi bị tay chân miệng.

Theo bác sĩ Kim Thoa, triệu chứng bệnh tay chân miệng rất đa dạng, với các trường hợp điển hình thì cô giáo hay thậm chí bà mẹ đã từng có con bị tay chân miệng cũng có thể biết được bé đang bị bệnh tay chân miệng. Bé sẽ có biểu hiện loét họng, chảy nước miếng, không muốn ăn; bé có các sẩn hồng ban ở những vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể ở đầu gối, cùi chỏ và  mông. Tuy nhiên vẫn có những bé có sang thương ít hoặc biểu hiện không điển hình, cần phải được bác sĩ thăm khám mới có thể có chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, cũng chưa có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, có phác đồ để kiểm soát bệnh, đảm bảo em bé được an toàn. “Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,… có điều kiện hơn nước ta nhưng vẫn có dịch tay chân miệng, thậm chí có những ca tử vong. Điều đó chứng minh, chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này vì hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh”, bác sĩ Kim Thoa lý giải.

Theo bác sĩ Kim Thoa, bệnh tay chân miệng lây qua chất tiết đường tiêu hóa, do đó quan trọng nhất vẫn là tăng cường vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh. “Sạch sẽ ở đây có nghĩa là bạn phải rửa tay, giữ mọi thứ đều sạch. Ví dụ, khi bạn vào nhà vệ sinh công cộng, bạn đụng vào tay nắm cửa mà nhiều người khác cũng chạm vào. Dù bạn rửa tay và lau tay bằng khăn giấy, bạn cứ tưởng tay mình sạch sẽ rồi nhưng khi mở cửa vệ sinh bước ra thì lại chạm vào tay nắm cửa, vậy là tay không còn sạch nữa,… Khi về nhà, bạn vào nhà vệ sinh và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhưng khi bạn dùng tay ấn vòi nước trước và sau khi rửa tay, thì vô hình chung tay bẩn lại. Vì thế, nhiều phụ huynh nghĩ mình đã giữ vệ sinh cho mình, cho con, nhưng chưa chắc đã vệ sinh đúng cách”, bác sĩ Thoa nói.

Bác sĩ Kim Thoa khuyến cáo gia đình, cộng đồng cần tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Phụ huynh và người chăm sóc bé cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày [cả người lớn và bé em], đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho bé ăn, trước khi bế ẵm bé, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho bé. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phân, chất thải của bé phải được thu gom, xử lý kịp thời và tiêu hủy phù hợp trong nhà vệ sinh.

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng theo dõi cũng như điều trị. Đồng thời bé bệnh phải được cách ly tại nhà cho đến khi bác sĩ cho phép quay lại trường học để tránh lây bệnh cho các bé khác.

Video liên quan

Chủ Đề