Android 4.4 là gì

Android có thể khiến nhiều người bối rối bởi có rất nhiều phiên bản và rất nhiều trong số chúng vẫn đang chạy ngày nay. Và việc luôn chạy phiên bản mới nhất có thể là một thử thách không nhỏ.

Thông thường, các bản Android chính được phát hành mỗi năm 1 lần (dù không phải khi nào cũng vậy) cùng với đó là các bản cập nhật bảo mật giữa 2 lần phát hành. Thi thoảng Google cũng phát hành các bản cập nhật (.1, .2…) không thường xuyên. Họ cũng phát hành các bản cập nhật lớn, dù không lớn như bản đầy đủ, như cập nhật từ Android 8.0 lên Android 8.1 chẳng hạn.

Android 4.4 là gì

Lịch sử Android là một bàn thức ăn đầy màu sắc

Đi cùng các bản Android là tên riêng, thường được dùng thay cho số phiên bản. Tên có khi được đặt theo món ăn, tráng miệng, móng tráng miệng, bánh ngọt… nhìn chung là cho vui chứ không có ý nghĩa cụ thể nào.

Tóm tắt lịch sử các phiên bản Android

Dưới đây là danh sách tóm tắt các bản Android cùng tên và ngày phát hành.

Phiên bảnTênNgày phát hành
Android 1.5Cupcake27/4/2009
Android 1.6Donut15/9/2009
Android 2.0 - 2.1Eclair26/9/2009 (phát hành lần đầu)
Android 2.2 - 2.2.3Froyo20/5/2010 (phát hành lần đầu)
Android 2.3 - 2.3.7Gingerbread6/12/2010 (phát hành lần đầu)
Android 3.0 - 3.2.6Honeycomb22/2/2011 (phát hành lần đầu)
Android 4.0 - 4.0.4Ice Cream Sandwich18/10/2011 (phát hành lần đầu)
Android 4.1 - 4.3.1Jelly Bean9/7/2012 (phát hành lần đầu)
Android 4.4 - 4.4.4KitKat31/10/2013 (phát hành lần đầu)
Android 5.0 - 5.1.1Lollipop12/11/2014 (phát hành lần đầu)
Android 6.0 - 6.0.1Marshmallow5/10/2015 (phát hành lần đầu)
Android 7.0 - 7.1.2Nougat22/8/2016 (phát hành lần đầu)
Android 8.0 - 8.1Oreo21/8/2017 (phát hành lần đầu)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy thời gian cập nhật hệ thống của Android không theo 1 lịch trình cụ thể nào. Nhưng kể từ Ice Cream Sandwich thì OS được cập nhật theo năm.

Một vài điểm thú vị về OS Android

  • Honeycomb là bản Android riêng cho máy tính bảng, chạy cùng với bản Gingerbread trên điện thoại. Cả 2 sau đó kết hợp thành Ice Cream Sandwich.
  • Ice Cream Sandwich là bản cập nhật đáng kể nhất của Android từ trước tới nay. Không chỉ kết hợp điện thoại và máy tính bảng mà còn thay đổi hoàn toàn cảm nhận về OS.
  • Ban đầu Google phát hành Nexus hướng tới các nhà phát triển, để làm nổi bật sức mạnh của từng bản Android. Về sau sản phẩm này lại thành dòng máy Pixel cho người dùng phổ thông.
  • Android KitKat đánh dấu lần đầu tiên Google hợp tác với các nhà sản xuất thương mại, sau này Oreo cũng tương tự.

Đọc thêm:

  • Cách kiểm tra và cập nhật phiên bản hệ điều hành Android đang sử dụng
  • Android 10 năm tuổi đời, 10 lần khiến thế giới ngỡ ngàng

Phiên bản Android mới nhất, Android 8.1 Oreo

Bản phát hành đầu tiên của Android Oreo 8.0 là vào 21/8/2017, sau đó là Android 8.1 vào 5/12/2017.

Oreo có một số cập nhật mới, nhiều điểm cải tiến so với bản tiền nhiệm như sideload (cài ứng dụng không có trên Store), giới hạn dữ liệu của ứng dụng nền, thông báo cho các ứng dụng chạy ở chế độ nền, Picture-in-piture, tự động điền mật khẩu trong ứng dụng, cải thiện thời lượng pin, Project Treble…

Xem thêm:

  • Cập nhật Android mới làm gì? Android Nougat mới là bản OS được dùng nhiều nhất
  • 9 lý do bảo mật bạn nên nâng cấp lên Android 8.0 Oreo
  • Cách mang Android 8.0 Oreo lên các điện thoại đời cũ

Trong vài tuần gần đây những tin đồn về Android 4.4 xuất hiện mỗi lúc càng nhiều, cũng như những mong đợi của người dùng đối với hệ điều hành Android tăng dần theo thời gian. Và cuối tháng 10 vừa qua, cùng với sự xuất hiện của điện thoại Nexus 5, Google cũng đã giới thiệu phiên bản mới nhất của Android, với tên mã là KitKat. Đây cũng là lần đầu tiên Google sử dụng tên một thương hiệu bánh để đặt tên cho phiên bản của Android. Sau đây, bài viết sẽ điểm qua một số tính năng mới, tính năng được cải tiến trong bản nâng cấp lần này.

*Tất cả thiết bị Nexus đều có thể nâng cấp lên Android 4.4, trừ Galaxy Nexus -Các “đứa con Nexus” của Google đều được nằm trong danh sách những thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên hệ điều hành Android phiên bản mới. Bao gồm tất cả điện thoại, máy tính bảng ra mắt trong năm 2012 và năm 2013, như Nexus 7, Nexus 4, Nexus 10, và phiên bản Google Play Edition của HTC One, Samsung Galaxy S4 đều sẽ có bản cập nhật Android 4.4 trong vài tuần nữa. -Nhưng đối với chiếc điện thoại ra mắt vào cuối năm 2011, Galaxy Nexus, không được nâng cấp chính thức lên phiên bản Android 4.4 của Google, bởi vì vi xử lý của Galaxy Nexus không đủ sức đảm đương hiệu suất hoạt động của KitKat. Tuy nhiên, người dùng Galaxy Nexus có thể chờ đợi các nhà phát triển “bào chế” bản ROM tùy chỉnh từ KitKat.

*Gọi nhanh bằng “OK Google”

-Tính năng Touchless Control trên Moto X là một trong những tính năng thế mạnh của chiếc điện thoại này, nó giúp người dùng điều khiển Google Now mà không cần chạm vào máy. Lệnh gọi nhanh trên KitKat cũng tương tự nhưng có nhiều hạn chế hơn. Bạn có thể nói “OK Google” để bật các tính năng ở màn hình chính hoặc các tính năng trong Google Now. Hiện tại, Nexus 5 là thiết bị duy nhất hỗ trợ tính năng này.

*Giảm bộ nhớ RAM sử dụng đối với thiết bị đời cũ


-Một trong những lý do mà hệ điều hành Android theo kịp sự tăng trưởng về thị phần của iOS là việc hỗ trợ điện thoại thông minh và máy tính bảng giá rẻ. Người dùng Android sẽ có những trải nghiệm khác nhau trên các thiết bị Android có cấu hình khác nhau, ví dụ khi dùng ứng dụng YouTube trên thiết bị tầm thấp thì sẽ không mượt mà bằng các thiết bị cao cấp. Do đó, Google đã phát triển dự án mang tên Project Svelte, là một thành phần của KitKat, giúp tinh chỉnh, tối ưu việc sử dụng RAM của các ứng dụng trên Android. Các thiết bị đời cũ, thiết bị có cấu hình thấp sẽ được hưởng lợi từ thành phần này.
*Có thể chạy ứng dụng ở chế độ toàn màn hình -Tính năng này cho phép các nút cảm ứng biến mất khi không sử dụng, được thiết kế với mong muốn giúp mang đến cho người dùng kích thước màn hình đầy đủ khi thưởng thức các video hoặc trải nghiệm các trò chơi đồ họa. Android 4.4 hỗ trợ tốt hơn cho các nhà phát triển trong việc lập trình để chạy ứng dụng toàn màn hình. Nếu muốn hiển thị thanh trạng thái hoặc thanh điều hướng thì bạn chỉ cần vuốt lên hoặc vuốt xuống (tương ứng) trên màn hình. Tính năng này cũng tương tự như Notification Center và Control Center trên iOS.

*Thanh trạng thái và thanh điều hướng trong suốt

-Cải tiến này đã có trên một số bản ROM tùy chỉnh và nay nó cũng được hỗ trợ trên phiên bản Android chính thức. Bắt đầu từ Android 4.4, cả hai thanh này đã được làm mờ, tạo cảm giác như đang sử dụng màn hình có kích thước lớn hơn.

*Ứng dụng gọi điện thông minh

Android 4.4 là gì

-Khi nhận được một cuộc gọi từ một số điện thoại không có trong danh bạ thì ứng dụng gọi điện sẽ tự động tìm kiếm trên Google ở chế độ nền, và sẽ được hiển thị khi số điện thoại đó là của một cửa hàng, nhà hàng hoặc ngân hàng. Đây là một tính năng gọi điện thông minh trên KitKat. Bên cạnh đó còn nhiều tính năng khác, như gõ tên một địa điểm gần bạn trên Google Maps, ngay lập tức các số điện thoại sẽ được hiển thị. Ứng dụng còn cho phép ghi lại bạn liên lạc với ai nhiều nhất và hiển thị tên người đó trên đầu danh sách tìm kiếm.
*Hangouts thay thế ứng dụng tin nhắn SMS
-Sau khi thay thế hàng loạt các ứng dụng, như ứng dụng  AOSP Camera, Keyboard, Email, trình duyệt,…, bằng các giải pháp độc quyền của mình, Google đã tiếp tục thay thế ứng dụng tin nhắn SMS bằng phiên bản mới nhất của Hangouts. Từ nay, Google Hangouts là ứng dụng quản lý tin nhắn mặc định trên Android.

Android 4.4 là gì

*Hỗ trợ in ấn tốt hơn
-Với Android 4.4, bạn có thể kết nối từ xa với máy in thông qua dịch vụ Google Cloud Print và máy in gần đó thông qua mạng Wi-Fi để in ấn tài liệu trực tiếp từ thiết bị di động. Đây là một tính năng cần thiết đối với những bạn thích xử lý văn bản trên thiết bị di động, đặc biệt là những bạn đang dùng ứng dụng Quickoffice.

Android 4.4 là gì

*Hỗ trợ đầu phát hồng ngoại (IR Blaster) -HTC One và Samsung Galaxy S4 đều được trang bị đầu phát hồng ngoại để điều khiển TV từ xa. Nhưng phần cứng này không được hỗ trợ trên phiên bản Google Play Editions vì thiếu phần mềm điều khiển trên hệ điều hành gốc. Trên bản KitKat này, bạn có thể điều khiển thiết bị khác thông qua tín hiệu hồng ngoại.

*Hỗ trợ quay lại màn hình


-Trước đây, để ghi lại những thao tác trên màn hình thiết bị Android, người dùng chỉ có cách là chụp lại từng tấm hình hoặc nếu muốn chi tiết hơn thì phải sử dụng ứng dụng của bên thứ ba. Và bây giờ, KitKat đã có sẵn tính năng ghi lại các hoạt động trên màn hình dưới dạng video. Tính năng này giúp cho các bài hướng dẫn trên Android được trực quan hơn.