Anh chỉ hiểu như thế nào về quan niệm của nhân vật tới sống ở đời cho thế nào thì nhận thay

Hiểu rõ về 5 yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống viên mãn sẽ giúp bạn thêm thấu hiểu bản thân, tìm được trạng thái hài lòng và từ đó, tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe đến cụm từ “work - life balance” [tạm dịch là “cân bằng công việc và cuộc sống”]. Đây có thể nói là thử thách lớn nhất đối với con người thời nay. Bởi lẽ, đa số nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng chia cuộc sống của mình thành 2 mảng: “trong gia đình” và “ngoài xã hội”. Sự phân chia này rạch ròi đến nỗi nhiều người buộc phải chọn phát triển một thứ và hy sinh cái còn lại. Và nếu như đã có “hy sinh” thì cảm giác không thỏa mãn, hạnh phúc không trọn vẹn là điều tất nhiên.

Theo Dan Thurmon - diễn giả người Mỹ nổi tiếng với các bài diễn thuyết và sách chuyên đề về triết lý cuộc sống, cuộc sống không chỉ vỏn vẹn có “trong nhà” và “ngoài phố”. Hãy thử mở rộng góc nhìn của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống này được cấu thành từ 5 yếu tố quan trọng: Công việc, các mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và sở thích. Chỉ khi cả năm yếu tố này được dung hòa, bạn mới có thể thẳng tiến đến một cuộc sống viên mãn đích thực.

Nào, cùng Prudential từng bước tìm hiểu 5 yếu tố đó nhé.

Điều gì khiến loài người khác biệt với những giống loài khác? Không như động vật, con người chẳng những sở hữu trí tuệ thiên phú mà trên hết, chúng ta còn không ngừng phát triển, không ngừng tạo ra những công việc mới, từ đó, kiến tạo nên cuộc sống ngày càng chất lượng hơn, phát triển hơn. Mỗi người ở từng độ tuổi đều có công việc của mình: thời thơ ấu cắp sách đến trường, khi trưởng thành đi làm nơi công sở, đến tuổi cao niên truyền lại kinh nghiệm của mình cho con cháu… Có thể nói, công việc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Vậy thì vì sao chúng ta lại phải làm việc? Nếu từ những ngày xa xưa, con người lao động là để trang trải cho cuộc sống, chu cấp cho các nhu cầu thiết yếu của mình như lương thực, quần áo, nhà cửa… thì ngày nay, công việc của ta còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Mỗi người sẽ có động lực làm việc riêng - người này muốn đóng góp cho xã hội, người kia lại muốn thông qua đó để thể hiện chính mình. Điều đó thường được biết tới như là “mục tiêu nghề nghiệp” hay “ước mơ”. Chẳng hạn như bạn có năng khiếu trong việc viết lách, bạn sẽ chọn trở thành phóng viên, tác giả hay người sáng tạo nội dung [copywriter] trong một công ty truyền thông. Đến khi thực hiện được rồi, bạn sẽ lại khao khát được viết nên một tác phẩm truyền cảm hứng đến cộng đồng, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại, công việc không chỉ mang đến sự ổn định tài chính, nó còn là phương tiện giúp ta hiện thực giấc mơ, tìm thấy giá trị của bản thân trong xã hội.

Điều tuyệt vời, phức tạp nhưng cũng tinh tế nhất ở con người chính là ở những mối liên kết tình cảm, còn gọi là “mối quan hệ”. Chúng ta là giống loài không chỉ có bản năng, trí óc mà còn phát triển vượt bậc về xúc cảm. Mỗi một sự tương tác, tiếp xúc tình cảm trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trải nghiệm đều sẽ tác động tới nội tâm của chúng ta. Từ những liên kết gần gũi như gia đình, bạn bè, người yêu đến các mối quan hệ xa hơn như đồng nghiệp, hàng xóm,… chúng đều đang đóng một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người.

Gọi là phức tạp bởi vì không mối quan hệ nào giống với mối quan hệ nào, chúng đều có thứ tự ưu tiên, nặng - nhẹ khác nhau. Sự khác nhau trong mức độ tương tác, sự tương đồng về tính cách hay liên kết máu mủ sẽ quyết định mức độ quan trọng của mối quan hệ đó trong ta, từ đó, ảnh hưởng đến hành động. Trong lớp, bạn có thể có rất nhiều bạn bè nhưng chỉ một vài người mà bạn thường xuyên nói chuyện, ăn ý về sở thích mới trở thành bạn thân và được ưu tiên hơn những người còn lại. Rồi giữa việc đi chơi cùng bạn thân hay về nhà ăn mừng sinh nhật mẹ, bạn lại lựa chọn gia đình.

Dù cho nằm ở mức độ quan trọng nào, các mối quan hệ đều cần được chăm sóc bởi chúng đóng vai trò trong việc nuôi dưỡng thể chất và tinh thần, hỗ trợ ta trong công việc lẫn cuộc sống.

“Sức khỏe” ở đây mang cả ý nghĩa về thể chất lẫn tinh thần, và chúng có mối gắn kết chặt chẽ hơn là bạn nghĩ đấy. Nếu như sức khỏe thể chất suy giảm, tinh thần của bạn cũng sẽ đi xuống và ngược lại. Thử nhớ lại xem, phải chăng vào những lúc cơ thể uể oải, mệt mỏi thì bạn không thể nào tập trung giải quyết công việc và cảm xúc luôn tiêu cực hay không? Rồi mỗi khi gặp vấn đề trong tình cảm, nhiều người thường giải khuây bằng thức uống có cồn hay đánh mất cảm hứng ăn uống, từ đó, khiến sức khỏe bản thân bị giảm sút.

Sở hữu một thể chất khỏe mạnh cùng một tinh thần sảng khoái sẽ giúp con người luôn tự tin và lạc quan cũng như thực hiện được nhiều hoài bão trong cuộc sống. Như Dan Thurmon, dù cho lịch trình diễn thuyết có bận rộn thế nào, ông vẫn luôn dành thời gian luyện tập thể dục dụng cụ hay rèn luyện thể lực với các động tác bật nhảy phức tạp. Bởi lẽ, ông hiểu hơn ai hết là điều đó sẽ giữ cho ông có một thể trạng dẻo dai, tinh thần minh mẫn cùng nguồn năng lượng tích cực có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ để chủ động dự phòng tài chính khi gặp rủi ro sức khỏe, có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời để vượt qua bệnh tật một cách dễ dàng. Đây cũng là cách để chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

>> Tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì và các quyền lợi

>> Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ trong cuộc sống

Nghe có vẻ to tát nhưng thật ra, “tâm linh” đơn thuần là cảm giác kết nối giữa ta với một giá trị tinh thần to lớn nào đó, thường liên quan tới quá trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Trong một số trường hợp, tâm linh còn là việc hướng về giá trị nhân bản của con người, sống hướng thiện, suy nghĩ tích cực để có một cuộc sống thanh thản và tự tại. Có người tìm thấy tâm linh ở tôn giáo trong chuyện đi chùa khấn Phật, hành hương hay tu tập, cũng có người tìm thấy nó ở thiên nhiên qua thiền định, sống xanh và ăn thực dưỡng, hoặc dành thời gian cho nghệ thuật như vẽ tranh, luyện thư pháp, điêu khắc…

Guồng quay của cuộc sống hiện đại rất dễ cuốn con người ra khỏi đời sống tâm linh, khiến chúng ta đánh mất phương hướng và quên đi những giá trị nhân bản. Tùy theo sở thích cùng quỹ thời gian, hãy đưa việc thực hành tâm linh vào trong cuộc sống của bạn. Prudential tin rằng bạn sẽ sớm tìm thấy nguồn năng lượng tích cực như cảm giác bình yên, hài lòng với thực tại, biết ơn và chấp nhận những điều mình đang có.

Mỗi người trong chúng ta sẽ có thiên hướng đặc biệt yêu thích hay có năng khiếu ở một phạm trù nào đó. “Sở thích” chính là thứ khiến ta khác biệt và mang đến sự đa dạng muôn màu cho cuộc sống này. Sở thích có thể chỉ đơn giản là những việc ta làm để giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim hay đi mua sắm, nhưng cũng có khi là việc mang tới nguồn cảm hứng lớn lao, ảnh hưởng đến cuộc đời ta như đam mê hội họa, khoa học, viết lách...

Sở thích của mỗi người là khác nhau, song có một điều chắc chắn là chỉ khi làm những điều mình thực sự thích và quan tâm, bạn mới có thể toàn tâm toàn ý vận dụng hết tiềm năng vốn có để làm ra thành quả vượt trội nhất.  

Bây giờ thì bạn đã nắm rõ 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống của mỗi con người rồi đấy. Vậy đâu là bí quyết để dung hòa chúng để đạt được cuộc sống vẹn tròn, viên mãn? Hãy để Prudential và diễn giả Dan Thurmon hướng dẫn bạn cách ứng dụng 5 yếu tố trên vào đời sống qua bài viết “Thành công nhờ không cân bằng có chủ ý”.

Vì sao ta lại có cảm giác vui, buồn, giận, chán chường, sợ hãi...? Nếu đã từng xem bộ phim hoạt hình “Những mảnh ghép cảm xúc” [Inside Out] thì ắt hẳn bạn vẫn còn nhớ 5 nhân vật “cảm xúc” trong cô bé Riley dễ thương – Vui Vẻ, Giận Dữ, Chán Ghét, Sợ Hãi và Buồn Bã. Chính 5 “mảnh ghép cảm xúc” đáng yêu này đã chi phối từng cử chỉ, hành động và tâm trạng của Riley để giúp cô bé vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Thế nhưng, sự cấu thành và tác động của “cảm xúc” trên thực tế phức tạp hơn là trong bộ phim hoạt hình của Pixar. Hãy cùng Prudential tìm hiểu sâu hơn về bản chất, cũng như sự ảnh hưởng của cảm xúc đối với tinh thần và thể chất. Từ đó, bạn sẽ có thể hiểu rõ chính mình và mang đến những cảm xúc tích cực cho những người xung quanh.

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.

Có tất cả 8 loại cảm xúc cơ bản

Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau.

Để minh hoạ dễ hiểu hơn, Robert Plutchik, tiến sĩ tâm lý người Mỹ, đã vẽ ra Bánh xe cảm xúc giúp ta hình dung được vô vàn những cảm xúc khác nhau là sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này. Các loại cảm xúc sẽ được chia thành 3 cấp độ tăng dần khi vào gần tâm, và khi hai cảm xúc gần nhau sẽ tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mới. Ví dụ, như “Tình yêu” sẽ được tạo từ cảm xúc “Vui vẻ” và “Tin tưởng”, trong khi “Sự khinh rẻ” sẽ là kết hợp giữa “Giận dữ” và “Chán ghét”.

Không có cảm xúc tốt cũng như cảm xúc xấu

Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.

Thứ hai, mọi cảm xúc trong chúng ta đơn giản là một tín hiệu truyền tải thông điệp từ não bộ đến các cơ quan. Kể cả những cảm xúc gây khó chịu cho ta như Sợ hãi, Giận dữ hay Buồn bã cũng có chức năng riêng của chúng. Vậy chức năng của cảm xúc là gì?

Chúng ta tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc

Cảm xúc giúp tập trung sự chú ý và thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể. Mỗi cảm xúc có một mục đích khác nhau. Chẳng hạn như “Giận dữ” là tín hiệu cho thấy việc bạn muốn làm đang bị chặn lại. Cảm giác giận dữ sẽ khiến bạn chú ý đến chủ thể đang ngăn cản bạn thực hiện điều mình muốn và khuyến khích bản thân bạn phản ứng để đẩy lùi chướng ngại vật. Tuy việc giận dữ có thể có tác động tiêu cực đến bạn, nhưng cơn giận cũng có thể tạo năng lượng thôi thúc ta đối mặt với vấn đề của mình và tìm giải pháp.

Một ví dụ khác về cảm xúc “Vui vẻ”: Khi vui, ta thường hướng sự tập trung vào những cơ hội, từ đó mang đến nguồn động lực để ta thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Không chỉ vậy, chúng ta cảm thấy vui khi cảm nhận được ý nghĩa và sự kết nối với cuộc sống, và mục đích của cảm xúc “Vui vẻ” trong hoàn cảnh này là để truyền tín hiệu tới chúng ta rằng hãy tiếp tục tìm kiếm thực hiện những điều tốt đẹp tương tự.

Để hiểu sâu hơn về thông điệp mà mỗi cảm xúc truyền tải, bạn có thểtải về tài liệu Emotoscope Feeling Chart [Tạm dịch: Biểu đồ Cảm nhận qua lăng kính cảm xúc]. Biểu đồ này hiển thị thông điệp mà mỗi sắc thái cảm xúc khác nhau của Buồn bã, Vui sướng, Giận dữ và Sợ hãi muốn truyền đạt.

Chẳng hạn, nếu một ngày bạn cảm thấy bị quá tải, hãy nhìn vào Biểu đồ để thấy rằng cảm xúc Quá tải thực ra là tín hiệu của cơ thể nhắc nhở rằng bạn cần dành thời gian sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Từ đó, thay vì trốn tránh, bạn học được cách lắng nghe cảm xúc và tìm giải pháp – chẳng hạn như tạo một danh sách việc cần làm với thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Tuy đơn giản nhưng Biểu đồ trên sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn và khiến bạn thấy mọi cảm xúc của mình đều có ích.

Cảm xúc có tính lan truyền

Giống như virus, cảm xúc có thể “lây” từ người sang người. Dù bạn đang tương tác với một nhóm hay chỉ với một người, bạn đều có thể “lây” và bị “lây” cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của việc này có liên quan đến quá trình tiến hóa: loài người thường tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta sống theo bầy đàn và thường có khuynh hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương. Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý. Bạn không tin ư? Hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và để ý xem giọng điệu và cách diễn đạt của bạn có chậm đi theo nhịp của người ấy không nhé.

Thú vị hơn cả, trong thời đại 4.0 như hiện nay, cảm xúc không chỉ “lây” khi bạn trực tiếp trò chuyện cùng đối phương. Một nghiên cứu từ Facebook và trường Đại học Cornell đã chứng minh rằng lan truyền cảm xúc còn xảy ra thông qua mạng xã hội. Từ đó có thể thấy, chúng ta có sự kết nối cảm xúc với nhau rất sâu sắc.

Cảm xúc khác với cảm giác và tâm trạng

Tuy vậy 3 khái niệm này vẫn có mối quan lệ tương quan. Vậy khác biệt nằm ở đâu? Sự khác biệt nằm ở độ dài thời gian mà mỗi khái niệm trên tác động tới chúng ta, và mức độ nhận thức của chúng ta.

Về bản chất, cảm xúc là những hợp chất hóa học được tiết ra trong não và trong cơ thể để hồi đáp cách diễn giải của bạn về một vấn đề cụ thể. Não cần ¼ giây để nhận dạng vấn đề và ¼ giây nữa để sản xuất chất hóa học cảm xúc. Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài vài giây.

Cảm giác xuất hiện khi chúng ta có nhận thức về cảm xúc và cho phép chúng “xâm nhập” vào não. Thông thường, cảm giác là sự kết hợp của nhiều cảm xúc, và kéo dài hơn cảm xúc.

Tâm trạng sinh ra không từ một nguyên nhân duy nhất mà là kết quả của nhiều yếu tố: Tác động ngoại cảnh [thời tiết, người xung quanh,...]; thể chất [đồ ăn, chế độ tập luyện,...] và cuối cùng – trạng thái tâm lý. Tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày.

Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài trong vòng 6 giây

Các hợp chất hoá học cảm xúc – từ khi được sản sinh trong vùng dưới đồi của não [hypothalamus] đến khi được phân nhỏ và hấp thu – sẽ tồn tại trong cơ thể trong khoảng 6 giây.

Nếu lâu hơn 6 giây, có thể bản thân bạn đang chọn kéo dài cảm xúc đó, và chúng sẽ trở thành cảm giác và hiện diện lâu hơn. Điều này có thể tốt khi bạn nhận thấy được sự nguy hiểm và muốn kéo dài cảm xúc sợ hãi để có thể bắt cơ thể chạy nhanh hơn để trốn khỏi kẻ thù. Điều này cũng có thể không hay khi bạn muốn kéo dài sự giận dữ để có thể trả thù đối phương.

Thực tế, Chỉ số cảm xúc [EQ] mà ta thường nhắc đến chính là chỉ số ghi nhận khả năng nhận diện cảm xúc, đánh giá mục đích của cảm xúc đó, và quyết định có nên tái tạo lại cảm xúc đó hay không. Vì vậy, đừng quên liên tục lắng nghe và suy nghĩ kỹ về cảm xúc mình đang có, từ đó điều chỉnh lại hành vi và tâm trạng của mình để có một quyết định có lợi cho bạn nhất.

Video liên quan

Chủ Đề