Tphcm giãn cách bao lâu

Sáng 20/8/2021, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo để thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Chủ trì họp báo có ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Thông tin tới các cơ quan báo chí, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống dịch COVID-19 và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tại buổi họp. Ảnh: TTBC

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 86 của Chính phủ, Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 2715 của UBND TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Trong đó, chú trọng 5 giải pháp chính trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, người dân Thành phố đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố - ấp, phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã - thị trấn.

Thứ hai, tập trung chăm lo F0, điều trị người có triệu chứng, chuyển nặng, hạn chế tỷ lệ tử vong.

Thứ ba, tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực "vùng đỏ" trên bản đồ COVID TPHCM

Thứ tư, tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.

Thứ năm, Thành phố đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu; tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.

Theo đó, đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện "5K vaccine thuốc uống", không tập trung mua gom hàng hoá, thực phẩm, Thành phố đã chuẩn bị các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nêu trên.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê.

Phát biểu tại buổi họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh: Tại Nghị quyết 86, Chính phủ đặt mục tiêu và yêu cầu TP.HCM đến 15/9/2021 phải kiểm soát, khống chế được tình hình dịch bệnh, sớm đưa Thành phố trở lại trạng thái bình thường mới. Với 5 giải pháp nêu trên, Thành phố bắt đầu tập trung nâng cao việc triển khai thực hiện từ ngày 23/8/2021.

"Thành phố mong muốn người dân cùng hợp tác để thực hiện tốt các giải pháp đề ra. Một số ngành đang hoàn thiện các giải pháp, hướng dẫn cụ thể về các vấn đề như: Kiểm soát lưu thông, các đối tượng được lưu thông, cách thức tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người dân, triển khai các trạm y tế lưu động, mở rộng xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19…; trước ngày 23/8/2021, các ngành chức năng sẽ có thông tin hướng dẫn đầy đủ đến báo chí và người dân" - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cho biết.

Vân Nhi

Nguồn: //giadinh.net.vn/xa-hoi/tphcm-thuc-hien-ai-o-dau-o-yen-do-tu-ngay-23-8-20210820121451771.htm

Sáng 15.8, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức lễ “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 [gọi tắt là Trung tâm An sinh].

Shipper được giao hàng liên quận trong tháng giãn cách xã hội chống Covid-19

Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Riêng đối với TP.HCM, tình hình dịch bệnh có lắng dịu đi phần nào nhưng vẫn còn rất phức tạp; số ca nhiễm vẫn còn cao; hệ thống điều trị quá tải và vận hành chưa đồng bộ.

Một hạn chế khác được nhận diện là quy trình tiếp nhận và điều trị các ca bệnh có lúc, có nơi chưa kịp thời, tỷ lệ tử vong chưa giảm. Mặc dù chúng ta đã có những nghĩa cử an ủi phần nào những người đã mất nhưng đó cũng là điều đáng buồn. Hiện nay, nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn vẫn còn cao nếu chúng ta mất cảnh giác.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng

Ảnh: Sỹ Đông

Ông Mãi cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, việc sống chung với dịch chỉ khi không còn ca nhiễm cộng đồng hoặc còn rất ít với độ bao phủ vắc xin ít nhất trên 80% dân số. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15.9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra là vô cùng nặng nề, đầy thách thức và đây cũng là mong muốn chung của người dân.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, các chỉ đạo của Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch; đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Vì vậy, TP.HCM sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất; đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế; giảm nhanh số ca tử vong. “Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới”, ông Mãi nhìn nhận.

Như vậy, TP.HCM liên tục giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau từ 31.5 đến nay; nếu kéo dài đến 15.9 thì người dân thành phố trải qua 3 tháng rưỡi giãn cách xã hội.

Cụ thể, từ ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 trong 15 ngày, sau đó tiếp tục gia hạn thêm 2 tuần. Ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến nay

Chăm lo cuộc sống người khó khăn

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM tiếp tục huy động sự đồng lòng, chung sức và phát huy vai trò to lớn của người dân trong phòng, chống dịch; tuân thủ giãn cách xã hội, nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…

Trong những ngày tiếp tục giãn cách, cuộc sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là bà con lao động nghèo sẽ phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn thêm nữa. TP.HCM sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân.

Đồng thời, phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh xã hội để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do, mất việc làm và tất cả những người khó khăn cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi thành phố chuyển sang bình thường.

TP.HCM sẽ tập trung chăm lo những người có cuộc sống khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội

Ảnh: Sỹ Đông

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng ưu tiên tập trung chiến lược điều trị hiệu quả, giảm tử vong; rà soát, mở rộng các bệnh viện dã chiến, điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị phù hợp, khoa học, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị để kịp thời cấp cứu bệnh nhân trở nặng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong. Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà.

Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Công tác tiêm chủng vắc xin tiếp tục được đẩy mạnh, tìm kiếm thêm nguồn cung và sử dụng tối đa mọi nguồn vắc xin hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ tiêm chủng.

Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Phó bí thư Phan Văn Mãi kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn để chống dịch với tinh thần “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”.

Tin liên quan

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ

Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.

Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.

Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông báo áp dụng chỉ thị 16 toàn TP - Video cắt từ chương trình thời sự VTV

Ông cũng chỉ đạo các sở ngành chỉ đạo tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo, vì vậy thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống.

Người dân thành phố hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội.

Ông Phong chia sẻ với những biện pháp được đưa ra trong chỉ thị 10, tiếp đây áp dụng biện pháp theo chỉ thị 16, nếu được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc thì ông tin rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.

Một con đường bị phong tỏa để chống dịch ở phường 4, quận 3, TP.HCM [ảnh chụp sáng 2-7] - Ảnh: QUANG ĐỊNH

UBND thành phố giao Sở Y tế chuẩn bị kế hoạch tổ chức để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. Trong đó, tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của thành phố [xác định các mốc dịch tễ; bộ phận điều phối truy vết; triển khai truy vết F1; rà soát và hoàn tất danh sách F1; tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm].

Thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội từ 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo đội truy vết này cho các địa phương.

Tăng cường năng lực xét nghiệm, hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu toàn thành phố. Phát huy hiệu quả Trung tâm Điều phối xét nghiệm của thành phố và Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch.

Đồng thời, thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly, vừa sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu triển khai kế hoạch điều trị 10.000-20.000 ca nhiễm, theo đó phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế [cấp không triệu chứng, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình và cấp điều trị bệnh nhân nặng].

Triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR hỗ trợ công tác truy vết, điều tra dịch tễ nhanh chóng, chính xác khi phát hiện trường hợp nhiễm.

Về hàng hóa, hiện nay thành phố đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối [Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức] và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn được duy trì ổn định.

Thành phố giao Sở Công thương đẩy mạnh tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại [các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh…], gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng...

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, từ ngày 27-4 đến 18h ngày 6-7, thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.

Từ 6h ngày 6-7 đến 6h ngày 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.

Hiện đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.

Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 đến 0h ngày 29-6.

Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... cho đến nay.

Kiểm soát chặt chẽ người ra vào TP.HCM, đảm bảo hàng hóa không ách tắc

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề