Ba PO là gì

Làm sản phẩm công nghệ, đừng nên bỏ qua vị trí Product Manager/Owner

Trong quá trình đi "mentor dạo", mình gặp [khá] nhiều công ty có điểm chung: Không hề có vị trí Product Manager [PM] hay Product Owner [PO].


Một số anh/chị Co-founder tự nhận mình là PM/PO nhưng lại không làm đúng chức năng của title này, không phải mình là chủ sở hữu sản phẩm thì mặc nhiên mình là PO như kiểu dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh.

Vậy PM/PO có chức năng thế nào?


Đầu tiên, cả 2 vị trí PM/PO đều được gọi là "làm sản phẩm", dù là sản phẩm công nghệ thì họ vẫn không phải làm dev hay code gì cả. Một số bạn PM đi lên từ developer thì có chút lợi thế, nhưng chuẩn thì mình vẫn thấy các PM giỏi nhất thường xuất thân từ mảng UX hoặc UI hay designer.

Vài công ty công nghệ gọi team dev là "team product" hay "team sản phẩm" đôi khi tạo hiểu lầm. Từ đó chức danh Product Manager nghe cứ như Leader của 1 team dev là quá sai luôn.


Đáng buồn là chuyện này hoàn toàn có thật và nó đang diễn ra
.


Product Manager: Người chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, tầm nhìn, chiến lược, định vị sản phẩm trong thị trường.


VD như Co-founder nói rằng "a thấy mảng gọi xe đang hay đó nên sẽ ra một chiếc app cho mảng này". PM sẽ đi nghiên cứu tất tần tật từ hành vi user, phân khúc, nhu cầu, roadmap,


Ngắn gọn là bạn PM sẽ biết sản phẩm gọi xe dành cho ai, khi đến tay user thì nó sẽ thế nào, giải quyết được cái gì cho user ấy.


Product Owner: Người chịu trách nhiệm cho các vấn đề của user khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm. Có thể PO sẽ cần nghiên cứu để tối ưu sản phẩm tốt hơn, có được nhiều user hơn và đạt số của công ty.

Ở các công ty nhỏ thì PM/PO có thể là 1 người. Với các công ty lớn thì product có thể có nhiều PO, mỗi người chiu trách nhiệm cho 1 hoặc vài chức năng.


Bản chất thì product càng lớn thì bên trong sẽ càng có nhiều product nhỏ tổ hợp thành [VD super app].


Có một vài nguyên tắc quan trọng đối với PM/PO


1. Sản phẩm cần đơn giản, dễ hiểu và sử dụng.



Tránh việc nấu nồi lẩu thập cẩm rồi để user bối rối không biết món này ăn ra sao. Đơn giản ở đây không phải là làm ẩu để launching nhanh nhất có thể, thay vào đó hãy chọn ra 1 tính năng cốt lõi, giải quyết đúng cái user cần và focus để làm tốt nhất có thể.

2. Mọi quyết định cần dựa vào số liệu [data driven].



Từ đó PO thường có skill phân tích số liệu, thị trường để ra quyết định. Nếu sản phẩm đã launching thì họ vẫn theo dõi số liệu thường xuyên để biết user đang gặp vấn đề gì.


Thậm chí PO có thể phỏng vấn user để tìm hiểu thêm hoặc xác nhận thông tin. Tránh dùng các phỏng đoán [ngồi phòng máy lạnh, kéo vài điếu thuốc hoặc làm vài lon Redbull, idea lúc nào nghe cũng hay].


3. Lấy user làm trung tâm [user centric].



Cá nhân mình thấy từ này nên được bầu chọn top những keyword được nhắc đến nhiều nhất nhưng để đó thôi. Đa số các cấp lãnh đạo, PM/PO đều có cái tôi lớn, ai cũng muốn thay đổi này kia nên mới làm startup.


VD như cụm từ chúng ta nghe kèm theo là "re-educate người dùng". Từ đó hoá ra thành "product/feature centric" mà không hề hay biết.


Sản phẩm chúng ta làm ra cũng mang lại rất nhiều vấn đề, đừng để 1 startup tiếp theo phải đi giải quyết những vấn đề do chính ta tạo ra. Điều này tạo thành vòng lặp luẫn quẫn và kết cục thì ai cũng biết như thế nào rồi.


Bản thân mình không phải dân PM/PO chuyên. Mình chỉ nhận outsource thôi, đôi khi vì tình thế ép buộc, phải làm vì khách hàng không có vị trí này. Không làm thì team dev không hiểu gì mà code, mà làm thì nhiều các bất cập. Để developer làm PM rất nguy hiểm nhé :]]

Haizz nên là giờ cứ khách hàng nào có PM/PO làm với team mình là mình mạnh dạn sale off luôn 30% cho lành.

Via Viet Tran


---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Học Lập trình chất lượng cao [Since 2002]. Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543
Email:
Website://niithanoi.edu.vn
Fanpage: //facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python

Video liên quan

Chủ Đề