Bài 33.6, 33.7, 33.8 trang 80 sbt vật lí 10

Một bình nhiệt lượng kế bằng thép khối lượng 0,1 kg chứa 0,5 kg nước ở nhiệt độ 15°C. Người ta thả một miếng chì và một miếng nhôm có tổng khối lượng 0,15 kg và nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Kết quả là nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 17°C. Xác định khối lượng của miếng chì và miếng nhôm.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 33.6.
  • 33.7.
  • 33.8.

33.6.

Hình 33.1 biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ΔU phải có giá trị như thế nào ?

A. ΔU > 0 ; Q = 0 ; A > 0.

B. ΔU = 0 ; Q > 0 ; A < 0.

C. ΔU = 0 ; Q < 0 ; A > 0.

D. ΔU < 0 ; Q > 0 ; A < 0.

Phương pháp giải:

Trong quá trình đẳng nhiệt: nhiệt lượng bằng 0

Lời giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy quá trình biến đổi trạng thái của chất khí là quá trình đẳng nhiệt

Trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt lượng bằng 0

Từ trạng thái 2 về trạng thái 1: thể tích giảm nên hệ nhận công, suy ra \(A > 0 \to \Delta U > 0\)

Chọn đáp án A

33.7.

Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển.

a) Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4 000 J, thì nội năng của nó biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?

b) Giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10 000 J và công thực hiện thêm được một lượng là 1 500 J. Hỏi nội năng của không khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức\(\Delta U = A + Q\)

Trong đó:

Hệ nhận nhiệt: \(Q > 0\); hệ tỏa nhiệt \(Q < 0\)

Hệ nhận công: \(A > 0\); hệ thực hiện công \(A < 0\)

Lời giải chi tiết:

a) Vì xilanh cách nhiệt nên Q = 0. Do đó :

ΔU = A = -4 000 J

b) ΔU = A' + Q'= -(4 000 + 1 500) + 10 000

ΔU = 4 500 J

33.8.

Một bình nhiệt lượng kế bằng thép khối lượng 0,1 kg chứa 0,5 kg nước ở nhiệt độ 15°C. Người ta thả một miếng chì và một miếng nhôm có tổng khối lượng 0,15 kg và nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Kết quả là nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 17°C. Xác định khối lượng của miếng chì và miếng nhôm.

Cho biết nhiệt dung riêng của chì là 127,7 J/(kg.K), của nhôm là 836 J/(kg.K), của sắt là 460 J/(kg.K), của nước là 1 280 J/(kg.K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra bên ngoài.

Phương pháp giải:

\(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Độ lớn của nhiệt lượng toả ra và nhiệt lượng thu vào :

Qtoả= c1m1(t2- t) + c2m2(t2- t) = c1m1(t2- t) + c2(M m1)(t2- t) (1)

Qthu= cm(t t1) + c0m0(t - t) (2)

Từ (1) và (2) dễ dàng tính được :

m1= 0,104 kg = 104 g ; m2= 0,046 kg = 46 g.