Bãi miễn là gì

Bãi nhiệm đã không còn là khái niệm xa lạ với tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng có những kiến thức cơ bản về bãi nhiệm, cũng như hiểu rõ sự khác biệt đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thêm những kiến thức cơ bản về quy định bãi nhiệm cán bộ. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019

Bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là [Chế tài kỷ luật] buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường, xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu [chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội,…] do Quốc hội biểu quyết.

Quy định về bãi nhiệm cán bộ

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo quy định mới nhất

STTTiêu chíBãi nhiệmMiễn nhiệmCách chức
1Khái niệm
Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệmCách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
2Đối tượngCán bộ Cán bộ và công chứcCán bộ và công chức
3Tính chất
Là hình thức kỷ luật bị áp dụng
Đây là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh cụ thểLà hình thức kỷ luật bị áp dụng
4Điều kiện áp dụngDo có hành vi vi phạm pháp luật– Vi phạm về phẩm chất đạo đức– Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao–Do có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ– Vì lý do sức khỏe-Hoặc  Không đủ năng lực, uy tín– Theo yêu cầu nhiệm vụ

– Vì các lý do khác

– Do có hành vi vi phạm pháp luật– Vi phạm về phẩm chất đạo đức– Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao

– Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ

5Hậu quả pháp lý
Bị thôi giữ chức vụ được bầu
– Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo– Nghỉ hưu

– Thôi việc

– Kéo dài thời gian lương 12 tháng– Không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng

– Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo

Quy định về bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân

Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện dựa trên cơ sở Ủy ban thường vụ Quốc hội kiến nghị và đưa ra cơ hội bạn nhiệm hoặc được dựa trên cơ sở theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc cấp tỉnh hoặc cử tri để đưa ra cử tri tiến hành bãi nhiệm.

Bãi nhiệm hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, phường, xã: việc bãi nhiệm này được thực hiện căn cứ vào đề nghị của thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cùng cấp; đối với cấp phường, xã thì chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp để xem xét, quyết định đưa cá nhân ra hội đồng nhân dân để thực hiện việc bãi nhiệm, hoặc theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa ra cử tri bãi nhiệm.

Quá trình thực hiện việc bãi nhiệm phải đảm bảo hai phần ba trên tổng số đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân tham gia biểu quyết tán thành. Đối với trường hợp cử tri tại nghiệm thì quá trình bãi nhiệm có thể được tiến hành ở những đơn vị bầu cử nơi công dân bầu ra đại biểu, cử tri đó và thực hiện thủ tục bãi nhiệm theo thể thức, thể lệ do Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc bãi nhiệm những cá nhân được bầu bởi Quốc hội như chức danh chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước… được thực hiện do Quốc hội biểu quyết.

Trên đây là tư vấn về “Quy định về bãi nhiệm cán bộ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch của chúng tôi; xác nhận tình trạng hôn nhân, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệmĐịnh nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, miễn nhiệm là trường hợp cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh.

Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Cách chức là gì?

Khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Theo đó, cách chức là hình thức kỷ luật chỉ áp dụng với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm mà vi phạm quy định đến mức độ bị áp dụng hình thức kỷ luật này.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Mục lục bài viết

  • 1. Bãi nhiệm là gì?
  • 2. Miễn nhiệm là gì?
  • 3. Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức bị cách chức?
  • 4. Phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức
  • 5. Quy định mới về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

1. Bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là [Chế tài kỷ luật] buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường, xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu [chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội,...] do Quốc hội biểu quyết.

2. Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Định nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, miễn nhiệm là trường hợp cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh.

Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Tuy nhiên, miễn nhiệm không phải là hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức bởi theo quy định của Luật Cán bộ công chức hiện hành, miễn các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức được quy định như sau:

- Với cán bộ:Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định gồm các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chúc và bãi nhiệm.

- Với công chức:Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức quy định gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Căn cứ các quy định này, có thể thấy, miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức.

Cách chức

3. Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức bị cách chức?

Khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008nêu rõ:

Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Theo đó, cách chức là hình thức kỷ luật chỉ áp dụng với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm mà vi phạm quy định đến mức độ bị áp dụng hình thức kỷ luật này.

Đây cũng là khẳng định được đề cập đến tạikhoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019:

Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Đồng thời, theo quy định tạiĐiều 12 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, các trường hợp công chức bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức gồm:

STT

Trường hợp

1

Đã bị kỷ luật giáng chức mà tái phạm.

2

Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp:

- Công chức lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

3

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách nhưng chưa đến mứcbị buộc thôi việc;

- Người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

4

Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Trong đó, các mức độ để xem xét áp dụng hình thức cách chức công chức gồm:

- Hậu quả rất nghiêm trọng:Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, căn cứ vào từng mức độ, tính chất của hành vi, công chức có thể bị xử lý kỷ luật cách chức trong các trường hợp nêu trên.

4. Phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức

- Về khái niệm

Miễn nhiệm: Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.

Bãi nhiệm: Buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

Cách chức: Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

- Về mức độ

Miễn nhiệm: Nhẹ.

Bãi nhiệm: Nặng.

Cách chức: Rất nặng.

- Về lý do miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Miễn nhiệm: Do không hoàn thành nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm; yêu cầu của nhiệm vụ; theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.

Bãi nhiệm: Do vi phạm pháp luật; vi phạm về phẩm chất, đạo đức; không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

Cách chức: Do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn; không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

- Về bản chất của miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Miễn nhiệm: Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ.

Bãi nhiệm: Là hình thức xử lý kỷ luật.

Cách chức: Là hình thức xử lý kỷ luật.

- Về hình thức

Miễn nhiệm: Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận. Hoặc cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…

Bãi nhiệm: Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm. Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành.

Cách chức: Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên.

- Về hệ quả

Miễn nhiệm: Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước; Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước.

Bãi nhiệm: Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước.

Cách chức: Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước.

5. Quy định mới về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

Ngày 3/11, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Quy định này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị [sau đây gọi chung là cán bộ].

Quy định nêu rõ nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.

Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.

Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định này.

6 căn cứ xét miễn nhiệm

Việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

2. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

3. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

4. Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

6. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

4 căn cứ xem xét từ chức

Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Những căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu

Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

2. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.

3. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

Cho từ chức trong thời gian từ 10-15 ngày

Quy định cũng nêu rõ, khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Video liên quan

Chủ Đề