Giả hành lan là gì

Cattleya giò to nhiều giả hành: nhập từ Thái Lan

Đủ màu sắc: vàng, xanh, tím, hồng, đỏ, cam,...tùy theo thời điểm. Đa số bán là không hoa nhưng bụi to, trên 12 giả hành/1 giò. Mua về tách hướng lời hơn là mua cây con mà lại mau có hoa.

Có thể chọn màu sắc.

Hình cây bán là hình số 1,2 [cây lớn].

Để xem Video hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan, vui lòng nhấn vào đây. 

Giả thân hành là thân biến đổi được bao phủ bởi các lá khô giống như vảy bắc, gọi là vỏ, khác với thân hành thật sự ở chỗ có các đốt và gióng dễ thấy.

Khoai môn, một dạng giả thân hành.

Giả thân hành đôi khi bị nhầm lẫn với thân hành do ngoại hình tương tự nhau. Tuy nhiên, giả thân hành có cấu trúc mô vững chắc, trong khi thân hành cấu tạo từ các lớp thịt do lá biến đổi thành. Do vậy, khi cắt đôi giả thân hành thì được hai nửa rắn chắc trong khi nếu cắt đôi thân hành thì sẽ tách thành các lớp xếp lên nhau[1]. Giả thân hành có bản chất là thân cây, trên đỉnh của nó có một vài mầm có thể phát triển thành chồi và tạo ra lá và hoa bình thường.

 

Củ Titan arum, một dạng giả thân hành.

 

Củ mã thầy, một dạng giả thân hành.

Các giống cây giả thân hành bao gồm:

  • Chi Arisaema
  • Chi Bessera
  • Chuối [Musa spp.] [2]
  • Brodiaea
  • Colchicum
  • Crocosmia
  • Crocus spp.
  • Dichelostemma
  • Dierama
  • Củ năn ngọt [Eleocharis dulcis]
  • Ensete spp.
  • Freesia
  • Chi lay ơn [Gladiolus]
  • Iris spp.
  • Konjac
  • Liatris
  • Milla
  • Montbretia
  • Pulaka
  • Romulea
  • Sagittaria spp.
  • Tecophilaea
  • Khoai nước [Colocasia esculenta, Alocasia macrorrhiza]
  • Xanthosoma spp.
  • Thân rễ
  • Thân củ
  • Thân hành

  1. ^ “Bulbs and More - Bulb Basics”. urbanext.illinois.edu. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ //www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=1&taxon_id=121345

  Bài viết chủ đề thực vật này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giả_thân_hành&oldid=67833579”

Lan Giả Hạc Ma Bó đã trở thành loài hoa quen thuộc với người trồng lan. Không chỉ riêng mùi thơm mà màu sắc cũng tạo nên sự đặc biệt cho Lan Giả Hạc Ma Bó. Loài hao nào cũng có những đặc điểm riêng cần phải chú ý Lan Giả Hạc Ma Bó cũng vậy.  Chúng tôi đưa ra một số lưu ý trong những điều cần biết khi chơi Lan Giả Hạc Ma Bó cùng nhau tìm hiểu nào.

[Hoa Lan Giả Hạc Ma Bó thường cho ra hoa màu trắng phớt hồng]

Một số điều cần biết khi chơi hoa Lan Giả Hạc Ma Bó:

Đặc điểm cánh hoa:

 Hoa Lan Giả Hạc Ma Bó có 2 kiểu cánh là cánh thẳng và cánh xoắn. Để phân biệt cũng rất đơn giản cánh hoa xoắn to hơn cánh thẳng và môi hoa cũng to hơn. Cánh thẳng lại có kết cấu đồng đều và bắt mắt trên một giả hành. Đó là lý do vì sao người chơi lan lại ưa chuộng giống hoa cánh thẳng hơn hoa cánh xoắn.

Thân hoa:

 Lan Giả Hạc Ma Bó  có 2 loại là thân ngắn và thân dài. Về cơ bản, hoa của 2 loại này đều giống nhau, tuy nhiên, ở những cây thân ngắn, kết cấu ra không đều theo chiều dài của giả hành mà chúng sẽ mọc thành chùm ở phía đầu ngọn.

Màu sắc hoa:

 Màu sắc cánh hoa cũng có sự khác nhau trên từng cây Lan Giả Hạc Ma Bó. Đa phần các cánh hoa màu trắng có phớt hồng. Tuy nhiên cũng có trường hợp màu hồng chiếm vị trí chủ đạo khiến bông hoa mang một vẻ đẹp khác lạ thắm đợm.

 Đặc biệt một số cây còn cho hoa trắng tinh, từ cánh hoa đến môi hoa. Những cây này được gọi là Giả Hạc Di Linh Trắng, bị đột biến, có giá rất đắt, được giới sưu tầm lan săn lùng.

[Thân cây Lan Giả Hạc Ma Bó thường có hai loại là thân ngắn và thân dài]

Giả hành hoa: 

 Một số cây có vỏ áo trắng bao phủ, nhưng một số cây lại không. Có cây có giả hành thon gọn, màu xanh bóng; nhưng cũng có cây có giả hành mập mạp, màu xanh xám điểm chấm tím.

 Cây thân dài thường có giả hành thon gọn, còn cây thân ngắn thì giả hành to mập hơn.  Thông thường, những cây thân dài, giả hành thon gọn sinh trưởng kém, nếu chăm sóc không đúng cách rất dễ bị teo tóp, còi cọc. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, cây đủ dinh dưỡng chúng sẽ vẫn cho hoa nhiều, đều và đẹp.

Giống hoa Giả Hạc phân bố chủ yếu phân bố ở nhiều vùng miền, trong đó, khu vực tỉnh Kon Tum là nhiều nhất, đặc biệt là ở Konchro, Đak Glei, Konkakinh, Kbang, Đak Pơ, Ia Pa.

Do đặc điểm khí hậu và môi trường khác nhau nên khi trồng phải lưu ý để cho ra hiệu quả như mong muốn.

I. Họ Lan có GIẢ HÀNH như Dendro [Giả Hạc – Phi Điệp, Trầm, Long Tu, Ý Ngọc, Đùi Gà, Kèn, Kiều – Thủy Tiên…], Cattleya, Vũ Nữ, Thụ Lan, Địa Lan, Lọng…
Chủ đề quá rộng, vì thế tôi chỉ đề cập tới CHI Dendro [Nhớ là Chi chứ không phải Họ nhé!], còn các CHI khác thì làm tương tự.

Hiện nay, Giống Lan Thân Thòng là sốt nhất, nên tôi sẽ chia sẻ các bạn cách tạo Keiki [đọc là Cây Ki, đọc tắt là Ki] [nghĩa là Trẻ Con, Con Nít, Con Nhỏ, Cây Lan Con].

1. Thời điểm nào nhân Keiki được?
Lúc nào cũng được, luật không cấm. Xuân hạ thu đông đều được. Nhưng tốt nhất là nhân keiki vào mùa hoa. Thay vì chơi hoa, chúng ta chơi keiki là tốt nhất. Vì sao? Vì khi đó giả hành đã chín mùi nhất, thuần thục nhất.

Mùa đông [mùa khô] nhân keiki thì sao? Không sao, mà phải có thuốc, trời lạnh [khô] và em nó còn ngủ rất khó nảy kei.

Nếu tôi trồng 1 mẹ 1 con thì khi nào cắt mẹ ra ươm keiki được?Khi mà bộ rễ của giả hành con đủ sức nuôi chính mình, không còn phải bú sữa mẹ nữa [nhận dinh dưỡng từ giả hành mẹ = bờ ú].

Cụ thể tí được không? Không cụ thể được, to nhỏ dài ngắn khác nhau sao nói được, bạn dùng TRỰC GIÁC mách bảo đi. Ví dụ trường hợp của tôi, giò Ý Thảo, giả hành mẹ dài 1m, con hiện giờ dài 30cm, rễ giả hành rất sung và dài 10cm –> chào mẹ đi con!

 


Sao có người nói tôi nên cắt giả hành mẹ đi nhân kei mà anh lại nói chưa được? Qua xem hình bạn, tôi thấy bạn còn xanh và non quá, rễ mới dài có 2cm mặc dù giả hành con đã dài 50cm. Với bộ rễ ngắn ngủn và mỏng manh như quần của vận động viên bóng chuyền bãi biển nữ vầy, bạn nghĩ xem khi cắt giả hành mẹ đi, nó có bị suy [sốc, chột] không?

2. Tôi có cần dùng thuốc của Mỹ, Nhật hay Đài Thái không? Có thì tốt, mà không có thì dùng hàng bán đại trà như Atonik và B1 [hoặc chiết suất tảo], tiệm thuốc sâu nào cũng có. Rẻ thôi, 60k 1 hộp 10 tép Atonik xịt được 160-200 lít nước; 50k 1 chai B1 nửa lít xịt được 160-200 lít nước. PHA CHUNG, PHA CHUNG, PHA CHUNG. Tôi trả lời câu này hơn 30 lần rồi đó.

Nếu chỗ tôi không mua được 2 món này thì làm thao? Thì bạn tham gia Hội Hoa Lan Việt Nam VOS hỏi chư vị võ lâm đồng đạo mà mua.
Nếu không ai chỉ tôi thì sao? Bạn đừng hoang tưởng thế, bạn quên là chúng ta có 1 SOÁI CA VOS tại Hải Phòng, Addmin Nguyễn Đức Tiến [tìm bài LÀM MÁI NILON, … SOÁI CA VOS đọc giùm nha]

Nếu tôi không thích xài hóa chất có tạo keiki được không? Được luôn! Nhưng có thể người ta được 10, bạn được 2,3,4,5, tùy.

3. Giả hành bà, cụ, kị, cụ tổ… có kích cho cụ tổ đẻ con được không? Được, vô tư. Nhưng sẽ không thể đạt bằng mẹ. Dĩ nhiên là keiki sẽ được sinh ra từ các mắt chưa nở hoa.
Vậy mắt đã nở hoa có ra keiki được nữa không? Có! Để biết thêm chi tiết liên hệ với anh Vu ThuongVu trong VOS nhé! Và nhớ tìm tọa đàm 3 nghiên cứu thêm.

4. Tôi nên cắt như thế nào để có NHIỀU keiki nhất?Nếu nhà bạn chưa có trên 200 giò lan, thì thôi đi. Tôi sẽ chỉ bạn cách có keiki khỏe nhất, hiệu quả nhất, an toàn chắc ăn nhất. Đó là nên cắt khúc với 4-5 mắt ngủ 1 khúc. Còn đoạn đã nở hoa thì nên giữ lại và để thêm ít nhất 2 mắt ngủ.

Tôi nên cắt giữa 2 mắt hay sát 1 mắt? Nhè chỗ nào nhỏ nhất mà cắt.

5. Tôi nên cắt bằng cái gì? Dụng cụ cạo lông nách của bạn hoặc vợ bạn cắt là ngọt nhất, sau đó là dao mổ, dao gọt trái cây, dao bổ cau, dao chọc tiết lợn [heo], kéo. Nhớ nhúng nước vôi trong hoặc dung dịch Povidin [cồn iốt] sát trùng rồi mới cắt. Vết cắt càng ngọt, dứt khoát càng tốt.
Tôi dùng liềm, dao chẻ củi cắt được không? Được. À, não bạn đâu rồi nhỉ?

6. Cắt xong có phải xử lý gì không? Có. Bạn pha 1 chậu nước 20 lít với 1 gói Ridomil, 1 gói Atonik, 50ml B1 [chai xanh] [chai vàng thì đọc bao bì giùm] rồi ngâm cái đống của bạn vào 20 – 30 phút. Vớt ra để ráo.Tôi dùng Physan hoặc Nativo, Metaxyl hoặc Mancozeb thay Ridomil được không. Được. Đừng dùng thuốc gốc đồng đỏ là được.

Sao khó thế, có cách khác không? Có, trên là lý thuyết của kỹ sư nông nghiệp họ chỉ thôi. Tôi chỉ ngâm nước vôi thôi. [20 lít nước cho vào nửa cân vôi], khuấy đục lên rồi vứt lan vào 20 phút là xong. Atonik và B1 sau này tôi mới xịt.

7. Tôi có cần bôi cái gì vào 2 đầu vết cắt không?Có. Bạn nên khuấy vôi sền sệt, sau đó chấm vết cắt vào, để khô 20 phút. Sau đó bôi sơn móng ta hoặc keo liền sẹo cho cây cảnh vào.

Chỗ tôi không mua được 2 cái trên thì làm sao? À, bạn giống tôi, cùng cảnh ngộ. Vậy dùng keo 502 đi, hoặc sơn dầu chứ không phải sơn nước nhé. Nếu không thì dùng XI MĂNG pha sền sệt rồi chấm vết vừa chấm vôi vào, chờ khô là xong. Xi măng là giải pháp giới chơi bonsai xưa rất thích. Tôi làm theo và khá là thành công.

8. Tôi nên đặt mấy cái HOM này chỗ nào? Và đặt trên cái gì?

Đặt trên 1 lớp dớn ẩm hoặc 1 lớp rêu rừng, hoặc rễ lục bình [bèo], hoặc dớn trắng Đài Loan, khay nhựa, rổ nhựa, than đập vụn như hạt gạo, vỏ lạc đập vụn….. Nhớ là phải xử lý mấy món này trước [Bạn vào trang face tôi kéo xuống tới bài Giá thể tốt nhất cho lan, bài Tiểu Khí Hậu và bài Kiểm Soát Độ Ẩm đọc lại ngay nhé!]

Đặt chỗ có ánh sáng khoảng 30-50%, mát mẻ, thoáng và ẩm. Quan trọng nhất là Ẩm và Mát. Đặt thấp gần mặt đất 50cm hoặc cách mặt nước 5-30cm.

9. Tưới tắm sao bạn?Bạn cứ tắm như bình thường nhé.

Tưới bằng phun sương nhè nhẹ, đủ ẩm thì nó ra mầm và rễ rất nhanh. Nếu lúc nào cũng ướt nhách sũng nước thì còn lâu mới có rễ nhé. Khô thì còn lâu mới nảy mầm.

5-10 ngày xịt B1 và Atonik 1 lần [nếu có thì dùng thêm vi lượng, tảo, thuốc kích keiki, phân NPK hàm lượng đạm và lân cao với liều bằng 1/4 trên bao bì ví dụ 30-20-10]

15 ngày xịt thuốc sát khuẩn, trị nấm 1 lần như Physan, Ridomil, Nativo…

10. Keiki đã nảy, vậy khi nào ghép được?Nên đợi rễ dài khoảng 1cm ghép là đẹp nhất.

Rễ dài 10cm ghép thì sao? Thì khó đâm hoặc bám vào giá thể mới.

CÁCH KHÁC:

Sao tới 10 bước, phức tạp loằng ngoằng quá vậy, có cách nào dễ và nhanh hơn không?

Có.
Cách 1: Bạn cắt giả hành ra, để nguyên độ dài, bó thành 1 bó, treo chỗ mát, ẩm. 5 ngày xịt B1 và Atonik 1 lần. Thuốc nấm bệnh như trên. Không xịt cũng được. Chờ khi có keiki và rễ dài khoảng 1cm thì đem ghép vào giò luôn. Chăm bón như bình thường.
Tôi làm cách này với Long Tu hàng ký, hiệu quả tuyệt vời. Sau khi nó mọc keiki, tôi ghép riêng to với to, nhỏ với nhỏ. Đẹp như 1 mẹ 1 con chứ không phải 1 cụ tổ 1 con đâu. Giò lan đều tăm tắp!

Cách 2: Cắt giả hành ra, xử lý vết cắt, gắn, ghép luôn lên giò, chậu. Để nơi mát ẩm, phân thuốc tưới tắm như trên và HÓNG. Tôi hay làm cách này, khá ổn, tuy không ổn bằng cách 1 vì không phân loại được keiki to nhỏ dài ngắn, không xếp ngay ngắn thẳng hàng thẳng lối được các keiki vì không biết trước nó sẽ bung vị trí nào. Nói chung là xấu ngay từ đầu, cơ mà nhiều quá 1 mình làm không xuể. Giò lan nham nhở như cờ hó gặm.

Cách 3: Cách này tôi thích nhất!Khi chuẩn bị mùa hoa, đáng ra phải tưới vào gốc và cho ăn nắng để có hoa thì tôi lại cho vào chỗ mát, ẩm thấp, hằng ngày tưới ướt sũng giả hành, tưới vào gốc xíu thôi. 5-7 ngày xịt B1 và atonik vào thân giả hành đẫm luôn. Đảm bảo không có 1 bông hoa, keiki mọc chi chít, mỗi mắt 1 keiki.

Khi rễ kei dài 3-5 cm, cắt rồi ghép luôn vào giò. Chờ cho rễ đâm sâu vào giá thể hoặc bám vào giá thể chắc chắn rồi mới gắn phân trì [Màu xám, không phải loại màu vàng và trắng nhé. Có mấy bác gắn phân vàng cháy hết rễ, gục ngọn mà không biết là đang bón cho lan toàn Đạm]. Vậy là có giò lan mới đẹp long lanh.

Lưu ý: Nếu bạn để rễ của keiki quá dài mới cắt ghép, thì khi ghép sẽ cực khó để em nó bám hoặc đâm được vào giá thể. Còn cắt quá sớm khi chưa ra rễ hoặc chưa ra lá thì sức vọt, sức bật của keiki sẽ yếu lắm.

Cách 4: Vừa chơi hoa, vừa có keiki trên chính mắt đã có hoa.
Cách này tôi sẽ không chia sẻ đâu, các bạn tham gia Hội Hoa Lan Việt Nam VOS tìm mục CÁC BÀI GHIM, tìm Tọa Đàm Mùa 3. Anh Nguyễn Đức Tiến đã tập hợp được các kinh nghiệm của toàn các sư phụ của tôi mà tổng hợp ra, các bạn không biết thì thật là quá ẹ! [e nặng ẹ].

Theo Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng – Lâm Đồng

Video liên quan

Chủ Đề