Tại sao hay bị chướng bụng đầy hơi

Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi; nếu nhanh hơn sẽ gây tiêu chảy. 

Một người tiêu hóa bình thường sẽ đi đại tiện sau khi ăn mỗi 12 đến 24 giờ. Đầy hơi là cảm giác khó chịu, no bụng sau khi ăn. Chướng bụng là tình trạng bụng phình to, căng ra, thường đi kèm với đầy hơi. 

Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng khi lượng khí trong đường tiêu hóa tăng lên bất thường. Biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng là ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo... Nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.

Đầy hơi, chướng bụng thường bắt nguồn từ những thói quen không tốt khi ăn uống như: ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu [thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga...] hoặc ăn không đúng cách: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi. 

Đầy hơi, trướng bụng còn do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa [dạ dày, ruột] làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn; do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa [loạn khuẩn] làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi. 

Đồng thời, chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu cũng có thể bắt gặp ở những bệnh nhân bị bệnh gan như viêm gan, sỏi trong gan, áp xe gan, xơ gan…; sỏi túi mật hay viêm, tắc đường dẫn mật. 

Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng một số thuốc để điều trị bệnh suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, chữa bệnh trầm cảm... cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng.

Các chuyên gia cho biết, nếu đầy hơi, chướng bụng là nguyên nhân do ăn uống thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu đầy hơi, chướng bụng diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến suy kiệt thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày - tá tràng, viêm gan... Khi đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt.

Để hạn chế chứng đầy hơi, chướng bụng, việc đầu tiên là phải thay đổi thói quen ăn uống:

+ Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và nhiều chất xơ; các thức ăn chua, cay, bánh kẹo, đồ ngọt; các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. 

+ Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi, chướng bụng. 

+ Ưu tiên thực phẩm chứa chất đạm và sản phẩm từ sữa chứa ít đường - béo.

+ Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, táo, dứa, lê, nho, đu đủ, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống, rau dền... 

+ Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. 

+ Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện khi ăn; không ăn quá no; ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng. 

+ Nên làm việc điều độ, dành 6 - 8 tiếng mỗi ngày để ngủ, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc… giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. 

+ Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp nhu động ruột hoạt động đều, tiêu hóa tốt. 

+ Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axít, để tránh áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày.

Một số mẹo sau có thể hữu ích để đánh tan nhanh và hiệu quả triệu chứng đầy hơi, chướng bụng: ăn vài lát gừng tươi chấm muối; uống trà gừng nóng [uống từng ngụm nhỏ]; uống nước chanh gừng [dùng 1 cốc nước ấm pha với một thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh và vài lát gừng]; uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi. 

Ngoài ra, có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, lấy rốn làm trung tâm mát xa vòng bụng từ bẹn phải, lên sườn phải, sang sườn trái, xuống bẹn trái và có thể bôi ít dầu nóng khi mát xa. Dùng túi chườm ở vùng bụng hoặc có thể dùng khăn nóng để chườm.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Vậy khi thường xuyên bị đầy bụng xì hơi hay bụng căng tức khó chịu, bạn nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết sau của Hello Bacsi.

Tìm hiểu chung

Đầy hơi chướng bụng là gì?

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng khí [gas] bị tích tụ trong dạ dày và ruột làm cho bạn cảm thấy bị đầy bụng, tức bụng và trong một số trường hợp bụng có thể căng lên.

Tình trạng này thường xảy ra do bạn nuốt nhiều không khí trong khi ăn hoặc khí hình thành từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Bạn có thể gặp phải cảm giác này một hoặc nhiều lần trong ngày.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị chướng bụng đầy hơi là gì?

Hầu hết mọi người đều mô tả chướng bụng đầy hơi là cảm giác không thoải mái và khó chịu ở bụng, có khi đó là cảm giác căng chướng bụng, sình bụng, xì hơi, ợ nóng thường xuyên hoặc ợ hơi và sôi bụng. Đôi khi, bạn có thể bị đau quặn thắt từng cơn kèm ói nếu nguyên nhân do sự tắc nghẽn ở ruột làm thức ăn và hơi bị ứ nhiều trong lòng ruột.

Nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng xì hơi và có các dấu hiệu bệnh khác kèm theo hay các triệu chứng có vẻ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thông thường tình trạng đầy bụng, ợ hơi có thể tự hết. Bạn nên đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng không cải thiện mặc dù bạn đã thay đổi thói quen ăn uống để giảm tình trạng này. Ngoài ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy:

  • Tức ngực
  • Sụt cân
  • Tiêu chảy
  • Phân thay đổi màu sắc [có máu trong phân, phân bạc màu] hoặc tần suất đi ngoài thay đổi
  • Sốt cao
  • Đau bụng
  • Đi tiêu phân mỡ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Những dấu hiệu trên đôi khi có thể là do một loại bệnh đường tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn gây ra. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Tìm hiểu thêm Phân nhạt màu có thể phản ánh điều gì về sức khỏe?

Nguyên nhân gây bệnh

Chướng bụng đầy hơi là do đâu?

Bệnh có thể bị chướng bụng đầy hơi do:

  • Nuốt hơi quá nhiều: Điều này xảy ra từ thói quen ăn uống, ăn nhanh và nhiều trong một lần, căng thẳng, lo lắng, nói chuyện khi ăn, hút thuốc, nhai kẹo cao su.
  • Tăng lượng hơi trong lòng ruột: Do thức ăn bị ứ trệ và không xì hơi được trong trường hợp tắc ruột, hay ruột không hấp thu được một số loại thực phẩm [ăn thức ăn béo hoặc uống đồ uống có gas].
  • Khí trong lòng ruột không được hấp thu vào máu hoặc ngược lại được khuếch tán từ máu vào lòng ruột theo sự chênh lệch áp suất: Ví dụ: ở dạ dày áp lực khí CO2 ít hơn trong máu nên sẽ khuếch tán khí từ máu vào lòng ruột, nhưng ở tá tràng thì ngược lại.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị đầy hơi chướng bụng?

Hiện tượng đầy hơi chướng bụng xảy ra rất phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Tình trạng đầy hơi chướng bụng không nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu bị đầy hơi kéo dài và không giảm dù đã áp dụng những biện pháp thông thường, bạn cần phải đi khám để có thể xác định được nguyên nhân.

  • Để bụng rỗng quá lâu
  • Ăn quá trễ, dẫn đến tình trạng dạ dày chứa một lượng lớn thức ăn trong lúc ngủ

Ngoài ra, bỏ bữa sáng rồi ăn bù vào bữa trưa hầu như luôn gây chướng bụng đầy hơi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và bắt đầu dùng caffeine để duy trì năng suất vào buổi chiều.

Cơ thể chúng ta, cụ thể hơn là hệ tiêu hóa, sẽ hoạt động tốt nhất nếu bạn có thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống. Chẳng hạn như, hãy ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, dùng bữa trưa vào khoảng giữa ngày và thưởng thức bữa tối trước 19 giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các bữa nhẹ vào giữa buổi sáng hoặc xế chiều nếu cần thiết.

Thiếu men tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa sản sinh từ tuyến tụy chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để cơ thể hấp thụ. Các enzyme có thể “cắt ngắn” protein, carbohydrate và lipid [chất béo].

Trong một số trường hợp, cơ thể bạn có nguy cơ không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa vì nhiều lý do. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu cũng như nhu động ruột không đều. Sự thiếu hụt các enzyme tiêu hóa có khả năng phát sinh bởi:

  • Chứng không dung nạp thực phẩm gây viêm nhẹ trong đường ruột
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột, nấm men hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng
  • Nồng độ axit trong dịch dạ dày thấp
  • Căng thẳng lâu ngày
  • Cơ quan lão hóa theo thời gian

Không dung nạp đường sữa cũng là một dạng thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Trong tình huống này, cơ thể sẽ không tổng hợp đủ enzyme lactase để phân giải đường sữa, gây ra vấn đề tiêu hóa kém sữa và các sản phẩm từ sữa.

Bạn có thể kiểm tra liệu bản thân có rơi vào trường hợp này không bằng hai cách:

  • Thực hiện xét nghiệm hơi thở.
  • Thử không dùng sữa và các chế phẩm của nó trong hai tuần. Sau đó, bắt đầu dùng trở lại và quan sát phản ứng của cơ thể.

Một giải pháp tạm thời cho chứng không dung nạp đường sữa là bổ sung enzyme tiêu hóa trong bữa ăn và hạn chế các sản phẩm liên quan đến sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu và điều trị tận gốc vấn đề, giúp cơ thể có thể tự tổng hợp đủ enzyme tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Hệ vi khuẩn đường ruột có thể mất cân bằng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như:

  • Sự phát triển quá mức của nấm men đường ruột
  • Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa
  • Sự hiện diện của ký sinh trùng ở các cơ quan tiêu hóa

Trong trường hợp này, bên cạnh chướng bụng đầy hơi, bạn còn có bị:

  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không chủ ý
  • Suy nhược cơ thể

Để kiểm tra tình trạng vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu, chẳng hạn như phân tích phân và nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác chủng vi sinh nào đang phát triển vượt tầm kiểm soát. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ đơn giản hơn.

Video liên quan

Chủ Đề