Bài tập chuyển nhượng phần vốn góp

Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định.

Để tìm hiểu rõ hơn về chuyển nhượng cổ phần, mời quý bạn đọc theo bài viết ví dụ chuyển nhượng cổ phần của công ty chúng tôi.

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.

Đặc điểm chuyển nhượng cổ phần

– Chuyển nhượng là sự dịch chuyển quyền sở hữu của cổ đông đối với cổ phần của họ trong công ty cổ phần.

Chuyển nhượng thực chất là sự dịch chuyển quyền sở hữu của cổ đông đối với cổ phần của họ cho người khác. Bên nhận quyền sở hữu có thể là cổ đông trong công ty hoặc không phải là cổ đông trong công ty. Trong trường hợp, bên nhận không phải là cổ đông trong công ty sẽ xác lập tư cách cổ đông cho cá nhân được chuyển nhượng. Mặt khác, nếu cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình thì tư cách của cổ đông của cá nhân đó sẽ bị xóa bỏ.

Chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau như mua bán, tặng cho, thừa kế,… Dưới bất kỳ hình thức nào thì chuyển nhượng vẫn mang ý nghĩa xác lập quyền sở hữu cổ phần của bên nhận chuyển nhượng và loại bỏ quyền sở hữu của bên chuyển nhượng.

– Chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thực tế.

Chuyển nhượng cổ phần chỉ chuyển dịch quyền sở hữu tuy nhiên không làm tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần. Do đó, chuyển nhượng cổ phần không làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc thay đổi cổ đông có thể có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển. Sự tham gia đầu tư của một cổ đông có chiến lược kinh doanh tốt, có tầm ảnh hưởng trên thương trường dễ dàng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty đi lên.

– Chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận

Hiện nay, kinh doanh chứng khoán là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao. Các cổ đông có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua vào, bán ra số lượng cổ phần mình đang nắm giữ. Mức lợi nhuận thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có ý nghĩa to lớn. Dựa trên sự am hiểu thị trường, các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần để hưởng sự chênh lệch giá so với thời điểm mua vào.

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chuyển nhượng đều phát sinh lợi nhuận. Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc các tổ chức, cá nhân không phải cổ đông của công ty thông qua các hình thức khác như tặng cho, thừa kế,… Với các trường hợp này có sự chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác nhưng không làm phát sinh lợi nhuận.

– Chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định.

Cổ phần là một loại tài sản đặc biệt, thể hiện phần vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Cổ phần cũng chính là đặc trưng cơ bản tạo nên sự linh hoạt trong cấu trúc vốn của loại hình công ty này. Chính vì lẽ đó, Nhà nước quy định cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Sự tự do này thể hiện thông qua việc cổ đông tự do lựa chọn thời điểm chuyển nhượng, chủ thể nhận chuyển nhượng, mức giá chuyển nhượng,…

Tuy nhiên việc chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Do đó, Pháp luật quy định một số trường hợp hạn chế chuyển nhượng. Ngoài ra, pháp luật cũng đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự, thủ tục khi chuyển nhượng cổ phần.

Như vậy, qua nội dung ở trên quý bạn đọc đã có những hiểu biết nhất định về chuyển nhượng cổ phần. Để quý bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp ví dụ chuyển nhượng cổ phần.

Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty Cổ phần số: 0001080 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A là 10.000.0000.0000 [Mười tỷ đồng]. Công ty A có 3 cổ đông sáng lập với cơ cấu cổ phần như sau:

STT Họ và tên Số cổ phần Giá trị [VNĐ] Loại cổ phần Tỷ lệ vốn góp
1 Nguyễn Văn A 500.000 5.000.000.000 CPPT 50%
2 Trần Văn B 25.000 2.500.000.000 CTPT 25%
3 Phan Văn C 20.000 2.000.000.000 CPPT 20%
4 Trịnh Thị D 5.000 500.000.000 CTCP 5%

Sau khi công ty đi vào hoạt động 1 năm, bà Trịnh Thị D chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc quyền sở hữu cho ông Phan Văn C thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, với giá chuyển nhượng là 500.000.0000 đồng. Sau khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, bà D không còn là cổ đông của công ty.

Trên đây là một ví dụ điển hình về hoạt động chuyển nhượng cổ phần. Chúng tôi mong rằng bài viết Ví dụ chuyển nhượng cổ phần của Luật Hoàng Phi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Vụ kiện

Ông Hoàng Ngọc Kiệm và ông Hoàng Triệu Tấn được tất cả các thành viên góp vốn của Công ty TNHH Long Vũ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty. Việc chuyển nhượng được lập hợp đồng ngày 2/6/2021 có công chứng, thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, khi đang làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Long Vũ tại Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An thì bị tạm dừng do có đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần khoáng sản và Thương mại Trung Hải Nghệ An [gọi tắt là Công ty Trung Hải].

Theo đơn khởi kiện ngày 26/5/2021, Công ty Trung Hải yêu cầu TAND huyện Quỳ Hợp:  Buộc Công ty TNHH Long Vũ tiếp tục thực hiện biên bản thỏa thuận chuyển nhượng vốn ngày 12/03/2020; Tuyên bố các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của các thành viên Công ty TNHH Long Vũ tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900.716.777 do Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An cấp lần đầu ngày 30/11/2005, thay đổi lần thứ 3 vào ngày 26/06/2018 chuyển nhượng cho hai thành viên là Hoàng Ngọc Kiệm và Hoàng Triệu Tấn là vô hiệu; Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc làm thủ tục chuyển nhượng vốn, tài sản của Công ty TNHH Long Vũ với ông Hoàng Ngọc Kiệm và ông Hoàng Triệu Tấn và dừng thay đổi người đại diện của Công ty TNHH Long Vũ.

Lý do là Công ty Trung Hải đã từng ký Biên bản thỏa thuận, nhận chuyển nhượng vốn và tài sản của Công ty Long Vũ. Cụ thể là ngày 12/3/2020, Công ty Long Vũ, đại diện là ông Vy Xuân Tuyết [Chủ tịch HĐTV] và ông Vy Trung Vượng [Giám đốc] và Công ty Trung Hải, đại diện là ông Nguyễn Trung Hải [Chủ tịch HĐQT] và ông Nguyễn Trung Hiến [Giám đốc Công ty] ký biên bản thỏa thuận: Công ty Long Vũ đồng ý chuyển nhượng toàn bộ 100% cổ phần vốn góp của các thành viên và chuyển nhượng 100 tài sản thuộc sở hữu của công ty cho Công ty Trung Hải... Tổng giá trị chuyển nhượng: 6,37 tỷ đồng. Thời gian thanh toán hoàn tất thương vụ kể từ ngày hai bên ký thỏa thuận đến hết ngày 30/5/2020...

Ngày 12/03/2020, Công ty Trung Hải đã đặt cọc cho Công ty Long Vũ số tiền 370 triệu đồng để tiến hành làm các thủ tục pháp lý có liên quan.

Ngày 14/4/2020, Công ty Long Vũ có văn bản gửi Công ty Trung Hải: Công ty Long Vũ tiến hành họp các “cổ đông”  công ty về việc chuyển nhượng trên nhưng các cổ đông không thống nhất việc chuyển nhượng. Công ty Long Vũ xin lỗi và xin hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà phía Công ty Trung Hải đã đặt cọc.

Theo thông báo của Tòa án, nguyên đơn yêu cầu Công ty Long Vũ thực hiện biên bản thỏa thuận, tức là chuyển nhượng toàn bộ 100% cổ phần vốn góp các thành viên và 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty cho Công ty Trung Hải.

Căn cứ pháp lý của thỏa thuận

Luật sư của ông Hoàng Ngọc Kiệm và ông Hoàng Triệu Tấn đánh giá: Như vậy, Công ty Long Vũ đã đơn phương chấm dứt việc thực hiện biên bản thỏa thuận chuyển nhượng vốn ngày 12/03/2020. Lý do là không được Hội đồng thành viên Công ty Long Vũ chấp nhận.

Tại thời điểm ký kết biên bản thỏa thuận nêu trên, Công ty TNHH Long Vũ có 8 thành viên góp vốn: Ông Vi Xuân Tuyết, giá trị phần vốn góp tương đương 45% vốn điều lệ; ông Vi Xuân Huy 23%; bà Lang Thị Chấp 10%; bà Thái Thị Thanh Thủy 5%; ông Vi Trung Vượng 5%; ông Hủn Vi Duyến 4%;  ông Vi Văn Xuyên 4 %;  bà Lang Thị Xuân 4%.

Theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty do thành viên là chủ sở hữu phần vốn góp đó quyết định. Tại Phần II của Biên bản thỏa thuận, hai bên đã biết phải chuyển nhượng vốn góp của các thành viên góp vốn, nên đã quy định “Phối hợp với Bên A thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp từ các thành viên của Công ty TNHH Long Vũ”.

Nội dung của biên bản thỏa thuận không có ý kiến của các thành viên góp vốn của Công ty Long Vũ, không căn cứ vào tài liệu nào thể hiện các thành viên góp vốn của Công ty Long Vũ đồng ý chuyển nhượng vốn góp của họ.

Theo khoản 6, Điều 50, Luật Doanh nghiệp 2014, các thành viên của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền: “Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”. Giao dịch chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên còn phải tuân theo Điều 53, Luật Doanh nghiệp và Điều 430, Điều 450 BLDS.

Nội dung của Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng vốn ngày 12/3/2020 trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, BLDS vì Công ty không có quyền sở hữu vốn góp của các thành viên. Do đó, Biên bản thỏa thuận này vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

Nội dung của Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng vốn ngày 12/3/2020 còn có nội dung chuyển nhượng là “100% tài sản thuộc sở hữu của công ty” cũng chưa đúng với điểm d, khoản 2, Điều 56, Luật Doanh nghiệp 2014, việc chuyển nhượng tài sản công ty phải được thông qua Hội đồng thành viên, nên cũng vô hiệu. Do đó Công ty Trung Hải yêu cầu Công ty Long Vũ thực hiện biên bản thỏa thuận trái pháp luật đó là không có căn cứ.

Quả thật đây cũng là một bài học pháp lý đối với hai bên

Đề nghị không phải là quyết định

Công ty Trung Hải còn yêu cầu Tòa án tuyên bố các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của các thành viên Công ty TNHH Long Vũ tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900.716.777, do Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An cấp lần đầu ngày 30/11/2005, thay đổi lần thứ 3 vào ngày 26/6/2018, chuyển nhượng cho ông Hoàng Ngọc Kiệm và ông Hoàng Triệu Tấn là vô hiệu.

Ông Kiệm và ông Tấn cho rằng yêu cầu này của Công ty Trung Hải là không có căn cứ, bởi lẽ họ đã nhận chuyển nhượng vốn hợp pháp, tất cả các thành viên góp vốn của Công ty Long Vũ đã thống nhất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty Long Vũ cho ông Kiệm và ông Tấn. Việc chuyển nhượng được lập hợp đồng cùng ngày 2/6/2021, tại trụ sở Văn phòng công chứng Nguyễn Ngọc Oánh, tỉnh Nghệ An, gồm các hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp của từng thành viên gồm ông Vy Xuân Tuyết, bà Thái Thị Thanh Thủy, ông Vy Xuân Huy, bà Lang Thị Chấp, ông Vi Trung Vượng, ông Hủn Vi Duyến, ông Vi Văn Xuyên, bà Lang Thị Xuân. Việc chuyển nhượng vốn góp thực hiện theo quy định tại Điều 52, Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo tài liệu sao chụp đươc từ Tòa án, hiện nay Thẩm phán ban hành Văn bản số 61/CV – TA, ngày 8/6/2021 đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, dừng việc đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Long Vũ.

Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung số 11308/21, ngày 15/6/2021 của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An “Đề nghị Doanh nghiệp làm việc với TAND huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An để giải quyết theo quy định” và  tạm dừng đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Long Vũ.

Đương sự cho rằng, văn bản số 61/CV – TA, của TAND huyện Quỳ Hợp viết: “Tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp kính đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An tạm dừng việc thay đổi người đại diện theo pháp luật và tạm dừng đăng ký chuyển nhượng vốn của Công ty TNHH Long Vũ…”. Nội dung này là văn bản đề nghị, không phải là văn bản yêu cầu, không phải là Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Do đó, việc thực hiện hay không thực hiện theo nội dung đề nghị là do Phòng đăng ký kinh doanh quyết định và chịu trách nhiệm. Thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An trái với điểm c, khoản 1, Điều 65, Nghị định số 01/2021/NĐ – CP, ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiêp, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của Công ty TNHH Long Vũ và ông Hoàng Ngọc Kiệm và ông Hoàng Triệu Tấn.

**

Hiện nay đại diện của ông Kiệm và ông Tấn đang kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An xem xét lại việc Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung số 11308/21, ngày 15 /6/2021, yêu cầu thu hồi Thông báo này và thực hiện việc đăng ký của Công ty TNHH Long Vũ theo quy định của pháp luật.

Công ty Long Vũ cắt tạo dáng và hoàn thiện đá là ngành kinh doanhh chính

Video liên quan

Chủ Đề