Bài tập nền móng của vũ công ngữ năm 2024

§1. Các khái niệm chung I. Khái niệm về móng I. Khái niệm chung về móng * Móng: là phần công trình (CT) kéo dài xuống dưới đất làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa công trình bên trên với nền đất. - Nhiệm vụ: + Đỡ công trình bên trên; + Tiếp nhận tải trọng từ kết cấu bên trên và truyền tải trọng này vào nền đất qua các phần tiếp xúc của móng với đất. - Khả năng tiếp nhận tải trọng của các vật liệu công trình >> khả năng của đất nền  móng có kích thước mở rộng hơn so với cấu kiện bên trên (để giảm tải lên nền). I. Khái niệm về móng nông và móng sâu * Phân biệt móng nông và móng sâu dựa vào: - Độ sâu đặt móng (chiều sâu chôn móng) hm; - Phương thức truyền tải; - Biện pháp thi công... a. Móng nông

M∆t Æÿnh m„ng

h m h

GÍ m„ng

h m h h b

BÀc m„ng

M∆t Æ∏y m„ng b

(2 - 3)b

C ́ng tr◊nh b™n tr™n

B™t ́ng l„t

l

b

GÍ m„ng

bc

lc

  • Độ sâu đặt móng “đủ bé”: hm ≤ 3m hoặc + hm / b ≤ 0,5 (theo Berezanxev)
    • hm / b ≤ 1  1,5 (theo thầy Vũ Công Ngữ)
  • Tải trọng công trình truyền lên đất nền qua diện tiếp xúc của đáy móng với đất, bỏ qua ma sát bên của đất với móng;
  • Thi công trực tiếp từ đáy móng trong hố đào sẵn (đào toàn bộ hố móng trước khi xây móng).
  • Phạm vi áp dụng: - Tải trọng công trình không lớn;
  • Đất tốt ở bên trên hoặc xử lý nền đất yếu bên trên có hiệu quả.
  • Phân loại móng nông: móng đơn, móng băng, móng bè b. Móng sâu
  • Độ sâu đặt móng lớn Hm;
  • Tải trọng CT truyền lên đất nền qua mặt đáy móng (mũi cọc) và qua mặt (ma sát giữa đất với và cọc);
  • Thi công: không đào hố móng hoặc chỉ đào 1 phần rồi dùng 1 phương pháp nào đó đưa móng xuống chiều sâu thiết kế.
  • Phạm vi áp dụng:
  • Tải trọng công trình lớn;

L

 L h

h Æ

C ́ng tr◊nh b™n tr™n

ßμi c‰c

C‰c

M∆t phºng mÚi c‰c ("Æ∏y m„ng")

H m

  • Đất tốt ở dưới sâu trong khi xử lý nền đất yếu bên trên không hiệu quả.
  • Do đặc điểm cấu tạo công trình phải đặt móng sâu: gara ngầm, trạm bơm...
  • Phân loại móng sâu: móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép, móng cọc. Móng cọc: gồm các cọc riêng rẽ hạ xuống độ sâu thiết kế và liên kết với nhau bằng bản đài cọc. Quy ước: Mặt phẳng nằm ngang đi qua mũi cọc là mặt “đáy móng”. II. Nền II. Khái niệm về nền
  • Nền: là phần đất trực tiếp tiếp nhận tải trọng công trình truyền xuống.
  • Khi thiết kế cần phải lựa chọn sao cho nền phải là “đất tốt”.
  • Móng nông: nền là phần đất trực tiếp dưới đáy móng.
  • Nếu nền đất tự nhiên “đủ tốt” có thể sử dụng trực tiếp làm nền CT thì gọi là nền thiên nhiên.
  • Nếu nền đất tự nhiên bên trên “không tốt”, muốn sử dụng làm nền CT thì phải làm cho tính năng XD của nền “tốt lên” trước khi đặt móng gọi là xử lý nền. Nền sau xử lý gọi là nền nhân tạo. Sau xử lý tính chất cơ – lý của đất thay đổi  cần phải xác định lại bằng các thí nghiệm thích hợp. Sau đó, tính toán thiết kế với số liệu địa chất mới giống trường hợp nền tự nhiên.
  • Móng cọc: nền bao gồm cả phần đất xung quanh móng (xung quanh cọc) và phần đất dưới đáy móng (dưới mũi cọc).

Không nhất thiết phải cấu tạo gờ móng. Tuy nhiên, Có 2 lý do làm gờ móng:

  • Nếu vị trí móng bị sai lệch khi thi công  có thể xê dịch (hiệu chỉnh) kết cấu bên trên đúng vị trí thiết kế một cách chính xác.
  • Tạo điều kiện thuận lợi khi thi công phần bên trên (làm điểm tựa cho thi công phần bên trên).
  • Bêtông lót móng: lớp đệm dưới đáy móng bằng bêtông có cường độ thấp. Tác dụng của bêtông lót: Tạo mặt bằng sạch sẽ, thuận tiện cho thi công móng, bảo vệ cốt thép được sạch trước khi liên kết với bêtông; Góp phần bảo vệ cốt thép trong suốt thời gian tồn tại công trình; Bảo vệ đất nền dưới đáy móng không bị thay đổi kết cấu và độ ẩm do tác động xâm hại khi thi công (đi lại của người và máy móc) có thể dẫn đến phá hoại nền trước khi đưa CT vào sử dụng.
  • Bậc móng: cấu tạo để tiết kiệm vật liệu khi thiết kế móng mà vật liệu móng là các loại vật liệu chịu kéo kém (gạch, đá, BT). Chiều cao mỗi bậc hb xác định tương tự chiều cao móng tại tiết diện tương ứng nếu coi bậc móng ngay trên đó đóng vai trò kết cấu bên trên. IV. Khái niệm về tính toán thiết kế Nền móng
  • Theo quan điểm tính toán thiết kế kết cấu công trình có 2 phương pháp:
  • Phương pháp tính toán kết cấu tổng thể (công trình + móng + nền)
  • Phương pháp tính toán kết cấu rời rạc
  • Theo quan điểm hệ số an toàn có 2 phương pháp:
  • Phương pháp hệ số an toàn tổng thể (hệ số an toàn duy nhất)
  • Phương pháp hệ số an toàn riêng phần (phương pháp TTGH) Khái niệm về TTGH
  • Phương pháp tính toán theo TTGH: đảm bảo ngăn chặn khả năng vượt quá TTGH trong toàn bộ thời gian sử dụng kết cấu, nhà và công trình cũng như trong quá trình thi công.
  • TTGH là “ngưỡng” cuối cùng về phương diện kỹ thuật mà công trình hoặc người sử dụng công trình có thể chấp nhận được mà không có bất kỳ sự cố nào cho toàn bộ công trình hay một vài bộ phận công trình cả về sự toàn vẹn lẫn việc khai thác, sử dụng một cách bình thường.
  • TTGH của công trình chia là 2 nhóm:
  • Nhóm I: TTGH dẫn đến việc mất khả năng chịu tải hay dẫn đến sự bất lợi hoàn toàn về mặt sử dụng kết cấu hoặc nền (nhóm TTGH về cường độ và ổn định của công trình).
  • Nhóm II: TTGH gây khó khăn cho việc sử dụng bình thường kết cấu và nền (nhóm TTGH về khai thác và sử dụng công trình một cách bình thường). V. Nội dung tính toán nền móng a. Tính toán theo điều kiện về cường độ, ổn định của công trình
  • Dưới tác dụng của tải trọng, công trình có thể bị phá hoại do nền đất không đủ sức chịu tải hoặc có thể nghiêng lệch hoặc bị trượt trên mặt nền nên cần phải tính toán thiết kế đảm bảo cường độ

và ổn định cho nền và công trình trong mọi tình huống bất lợi không bị hư hỏng (nứt, gãy, đổ vỡ). * Tính toán theo cường độ và ổn định phải thỏa mãn điều kiện sau: N  Fs  (I) - N: tải trọng thiết kế hoặc tác động khác từ công trình lên đất; - : thông số tính toán tương ứng theo phương tác dụng của lực N (lấy theo Tiêu chuẩn thiết kế) - Fs: hệ số an toàn được xác lập theo quy mô, nhiệm vụ của công trình (theo Tiêu chuẩn thiết kế và theo thỏa thuận với chủ đầu tư). - Đối với nền + Điều kiện về cường độ:

ptb, pmax: lần lượt là áp lực tiếp xúc trung bình, áp lực tiếp xúc lớn nhất ở đáy móng; pgh: sức chịu tải giới hạn của nền; Rđ (hay [p]): sức chịu tải cho phép của nền.

  • Điều kiện về ổn định trượt:

Tgi: tổng lực giữ; Ttr: tổng lực gây trượt. ktr: hệ số ổn định trượt; [ktr]: hệ số ổn định trượt cho phép.

  • Điều kiện về ổn định lật:

Mgi: tổng mômen giữ; Mtr: tổng mômen gây lật. Kl: hệ số ổn định lật; [kl]: hệ số ổn định lật cho phép.

  • Đối với móng: vật liệu móng phải an toàn dưới tác dụng của ứng suất tiếp (ứng suất cắt), ứng suất kéo chính, ứng suất kéo khi uốn xuất hiện trong kết cấu móng:

max: ứng suất lớn nhất trong móng, max = {max, kc, k}; R: cường độ của vật liệu móng tương ứng với sự phá hoại của ứng suất: R = {Rc, Rbt} b. Tính toán theo điều kiện biến dạng (về khai thác và sử dụng CT một cách bình thường) Tính toán nền theo điều kiện biến dạng áp dụng cho tất cả mọi CT, trừ CT có nền là đá. Giả thiết: móng và nền luôn tiếp xúc với nhau  chuyển vị đứng của CT  lún của nền. Thông thường khi tính toán thiết kế, người ta bỏ qua biến dạng của bản thân móng.

II. Phân tích lựa chọn phương án móng

Việc lựa chọn phương án móng liên quan đến việc chọn độ sâu đặt móng.

  • Nguyên tắc lựa chọn độ sâu đặt móng:
  • Móng phải được đặt vào lớp đất tốt.
  • Móng càng nông càng thuận lợi cho thi công nên được ưu tiên lựa chọn.
  • Lựa chọn độ sâu đặt móng phụ thuộc vào các yếu tố:
  • Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) khu vực XD;
  • Trị số (độ lớn) và đặc tính của tải trọng;
  • Các điều kiện và khả năng thi công móng;
  • Tình hình và đặc điểm của móng các CT lân cận. Trong các yếu tố, điều kiện ĐCCT và ĐCTV ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn độ sâu đặt móng. II. Lựa chọn phương án móng theo điều kiện địa chất a. Địa tầng dạng a: nền gồm một hoặc nhiều lớp đất tốt  Độ sâu đặt móng hm = f(tải trọng).
  • CT tải trọng nhỏ: phương án (PA) móng nông. Độ sâu đặt móng hm: nên hm ≤ (1  2)m.
  • CT tải trọng lớn: PA móng cọc. Độ sâu mũi cọc được lựa chọn theo tải trọng. b. Địa tầng dạng b: một hoặc nhiều lớp đất yếu nằm trên các lớp đất tốt  Độ sâu đặt móng hm = f(chiều dày đất yếu hy, tải trọng).
  • CT tải trọng nhỏ: PA móng nông.
  • Lớp đất yếu không dày lắm (hy đủ bé): đặt móng vào lớp đất tốt bên dưới với hm = hy + h, h = (0,1  0,3)m.
  • Lớp đất yếu khá dày: xử lý nền trước khi đặt móng bằng cách thay toàn bộ đất yếu bằng vật liệu tốt hơn (thường dùng cát hạt trung trở lên, xỉ lò...): “Đệm cát toàn phần” (“Thay đất”). Độ sâu đặt móng hm: nên hm  (1,0  1,5)m.
  • Lớp đất yếu rất dày: xử lý nền trước khi đặt móng bằng các biện pháp:
  • Thay một phần đất yếu bằng vật liệu tốt hơn: “Đệm cát một phần”.
  • Xử lý “cọc cát”, “cọc đất – ximăng”... trên một phần hoặc toàn bộ chiều dày lớp đất yếu.
  • CT tải trọng lớn: PA móng cọc. Độ sâu mũi cọc phải được nằm trong lớp đất tốt 1 khoảng  3Dc (Dc: cạnh của cọc vuông hoặc

đường kính của cọc tròn). c. Địa tầng dạng c: dạng xen kẹp: đất yếu, đất tốt nằm xen kẽ nhau và kết thúc là các lớp đất tốt (đây là trường hợp phức tạp)  Độ sâu đặt móng = f(chiều dày đất tốt bên trên h 1 , tải trọng). * CT tải trọng nhỏ và trung bình: PA móng nông. - Lớp đất tốt bên trên h 1 “đủ dày”  tương tự địa tầng dạng a: đặt trực tiếp móng lên lớp này. Độ sâu đặt móng càng nông càng tốt. Khái niệm “đủ dày”: phạm vi nền dưới móng không vượt quá chiều dày lớp đất tốt. h 1 “đủ dày” = f(bản thân giá trị h 1 , tải trọng, kích thước móng có thể lựa chọn). Sơ bộ coi là “đủ dày”: chiều sâu ảnh hưởng của móng (kể từ đáy móng trở xuống)  3b (b là bề rộng móng). - Lớp đất tốt bên trên h 1 không “đủ dày”  phân tích tương tự như địa tầng dạng b: + Xử lý kết cấu bên trên; + Xử lý nền: xử lý đất yếu bên dưới nhưng cố gắng tránh làm tổn hại đến lớp đất tốt bên trên. + Kết hợp cả 2 giải pháp trên. * CT tải trọng lớn: PA móng cọc. - Lớp đất tốt bên trên h 1 “đủ dày”  tương tự địa tầng dạng a: mũi cọc hạ vào đất tốt bên trên. - Lớp đất tốt bên trên h 1 không “đủ dày”  phân tích tương tự như địa tầng dạng b: mũi cọc hạ vào lớp đất tốt bên dưới 1 khoảng  3Dc.

VD:

  1. Theo tải trọng: Tải trọng càng lớn và chịu lực phức tạp  chiều sâu chôn móng càng lớn. Tải trọng động: nên dùng phương án móng sâu. c. Theo đặc điểm cấu tạo CT d. Theo điều kiện và khả năng thi công móng e. Theo tình hình và đặc điểm của các móng và CT lân cận §4. Tải trọng trong tính toán thiết kế nền móng I. Phân loại tải trọng I. Phân loại tải trọng theo tính chất tác dụng: Theo tính chất tác dụng chia làm 3 loại: tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời, tải trọng đặc biệt. a. Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải – tải trọng nhóm A): tải tác dụng không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng CT (tồn tại cùng với CT); xác định dựa vào cấu tạo cụ thể của cấu kiện. Ví dụ: trọng lượng các phần nhà và công trình, trọng lượng kết cấu chịu lực, kết cấu bao che; trọng lượng và áp lực của đất (đất lấp, đất đắp). b. Tải trọng tạm thời (tải trọng không thường xuyên – hoạt tải): Tải trọng tạm thời: tải trọng tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó khi sử dụng công trình; xác định dựa vào các Tiêu chuẩn về tải trọng, các số liệu thống kê. Tải trọng tạm thời có thể thay đổi về điểm đặt, giá trị, phương chiều. Tùy theo thời gian tác dụng lên công trình chia tải trọng tạm thời thành: tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn. Tải trọng tạm thời dài hạn (tải trọng nhóm B 1 ): gắn bó với CT nhằm phục vụ chức năng chính mà CT đảm nhiệm. Ví dụ: trọng lượng thiết bị cố định, vách ngăn tạm thời, vật liệu chứa...). Tải trọng tạm thời ngắn hạn (tải trọng nhóm B 2 ): chỉ xuất hiện trong những khoảng thời gian nào đó (có thể dự đoán được). Ví dụ: vận chuyển cần trục, trọng lượng người, các chi tiết và vật liệu dùng sửa chữa, bão lũ...). c. Tải trọng đặc biệt (tải trọng nhóm D): xuất hiện một cách ngẫu nhiên liên quan đến các sự cố bất khả kháng ở một thời điểm nào đó trong quá trình tồn tại của công trình. Ví dụ: tải trọng do động đất, do cháy nổ, bom đạn... I. Phân loại theo giá trị của tải trọng a. Giá trị danh nghĩa hay giá trị tiêu chuẩn của tải trọng (tải trọng tiêu chuẩn Ntc): là giá trị thường gặp của tải trọng trong quá trình sử dụng công trình mà chưa xét đến sự sai khác do thi công, do chế tạo gây ra. Giá trị này được xác định dựa vào các thông số ghi trên bản vẽ thiết kế hoặc theo lý lịch thiết bị. b. Giá trị thực hay giá trị tính toán của tải trọng (tải trọng tính toán Ntt): là giá trị của tải trọng kể đến sự sai khác do thi công, do chế tạo gây ra làm thay đổi giá trị của tải trọng thiên về phía nguy hiểm cho công trình. Để xét đến sự sai khác người ta đưa vào hệ số an toàn về tải trọng: Giá trị thực = Giá trị danh nghĩa* hệ số an toàn về tải trọng; Giá trị tính toán = Giá trị tiêu chuẩn* hệ số tin cậy của tải trọng.

II. Tổ hợp tải trọng (THTT) Tổ hợp tải trọng là tập hợp các tải trọng có thể cùng tồn tại, cùng đồng thời gây ảnh hưởng đến CT. II. Tổ hợp tải trọng cơ bản – THCB (tổ hợp tải trọng gắn chặt với công trình) Tổ hợp cơ bản = Các tải trọng loại A + Các tải trọng loại B 1 + một số tải trọng loại B 2. Khả năng xuất hiện đồng thời các tải trọng loại B 2 sẽ có các THCB khác nhau: - THCB có 1 tải trọng tạm thời = Các tải trọng A + 1B - THCB có 2 tải trọng tạm thời trở lên thì giá trị tính toán của tải trọng tạm thời phải được nhân với hệ số tổ hợp: + Không phân tích được ảnh hưởng của từng tải trọng tạm thời: THCB = Các A + Các B0,9; + Khi có thể phân tích ảnh hưởng riêng biệt của từng tải trọng tạm thời ngắn hạn thì tải trọng tạm thời có ảnh hưởng lớn nhất không giảm; tải trọng ảnh hưởng thứ hai nhân 0,8; các tải trọng còn lại nhân 0,6: THCB = Các A + 1B + 1B0,8 + Các B khác0,6. II. Tổ hợp đặc biệt (THĐB) THĐB = Các tải trọng loại A + Các tải trọng loại B 1 + một số tải trọng loại B 2 + Các D TTĐB với tải trọng do nổ hoặc do va chạm cho phép không xét đến các tải trọng loại B 2. THĐB do tác động của động đất không cần tính đến tải trọng gió; THĐB có một tải trọng tạm thời = Các A + 1B + 1D THĐB có 2 tải trọng tạm thời trở lên, giá trị tính toán của tải trọng tạm thời được nhân với hệ số tổ hợp như sau: THĐB = Các A + B10,95 + B2*0,8 + 1D III. Tải trọng trong tính toán thiết kế nền móng: Tải trọng thiết kế Tùy theo yêu cầu của việc tính toán mà ta dùng trị số tải trọng và tổ hợp tải trọng khác nhau. Theo TCVN 2737 – 1995: Giá trị tính toán của THCB và THĐB dùng để tính nền và móng theo nhóm các TTGH thứ nhất; Giá trị tiêu chuẩn của THCB dùng để tính theo nhóm các TTGH thứ hai. Các giá trị kể trên gọi chung là tải trọng thiết kế (TTTK).

  1. Tài liệu về ĐCCT
    • Tài liệu về ĐCCT bao gồm:
    • Bản đồ địa hình, địa mạo nơi XD công trình;
    • MB bố trí các điểm thăm dò – vị trí khảo sát (nên được định vị theo MB bố trí các hạng mục công trình);
    • Kết quả khảo sát: phương pháp tiến hành khảo sát, kết quả và những đánh giá sơ bộ ban đầu phẩm chất của đất, các lưu ý địa chất; các giá trị kiến nghị sử dụng các chỉ tiêu cơ – lý quan trọng liên quan trực tiếp đến tính toán thiết kế nền móng.
    • Nội dung báo cáo khảo sát như sau:
    • Các tài liệu về cột khoan địa chất và các mặt cắt địa chất: ghi rõ cao trình các lớp đất, mô tả sơ bộ các lớp đất, khoảng cách các hố khoan, vị trí lấy mẫu đất thí nghiệm, mực nước ngầm xuất hiện và ổn định;
    • Các chỉ tiêu cơ – lý của các lớp đất: thành phần hạt, trọng lượng riêng, tỷ trọng hạt, độ ẩm tự nhiên, độ ẩm giới hạn dẻo, độ ẩm giới hạn chảy, hệ số thấm, góc ma sát trong, lực dính đơn vị, kết quả thí nghiệm nén Oedometer; kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, thí nghiệm xuyên tĩnh CPT, thí nghiệm cắt cánh...
  2. Tài liệu về ĐCTV: Thông tin về nước mặt, nước ngầm trong đất:
    • Cao trình mực nước và sự thay đổi mực nước theo mùa + Mực nước cao nhất;
      • Mực nước thấp nhất;
      • Mực nước trung bình.
    • Tính chất ăn mòn vật liệu của nước
  3. Tài liệu về các công trình lân cận bao gồm
    • Tầm cỡ CT, mức tải trọng, phạm vi ảnh hưởng đến nền đất CT mới;
    • Tuổi thọ CT, tình trạng kết cấu hiện thời, kết cấu móng CT cũ phải được khảo sát kỹ gồm vật liệu móng, hình dạng, kích thước, phạm vi chiếm đất và độ sâu đặt móng,

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG NÔNG

§1. Khái niệm chung I. Phân loại móng nông I. Phân loại theo độ cứng * Tải trọng CT thông qua móng truyền lên nền đất: áp lực tiếp xúc ptx  nền bị biến dạng Quy luật phân bố áp lực tiếp xúc ptx = f(độ cứng của móng và của đất). Áp lực tiếp xúc  phản lực nền r tác dụng lên móng  móng bị biến dạng. Mức độ biến dạng của móng = f(độ cứng của móng). Dựa vào độ cứng của móng phân loại thành: móng cứng và móng mềm. - Nếu độ cứng của móng đủ lớn, biến dạng móng rất nhỏ có thể bỏ qua  Móng cứng: + Đáy móng luôn phẳng; + Chuyển vị của đáy móng biểu diễn bằng một phương trình mặt phẳng.

Móng cứng: móng đơn dưới cột; móng băng dưới tường.

  • Nếu độ cứng của móng nhỏ, biến dạng móng là đáng kể không thể bỏ qua  Móng mềm:
  • Đáy móng không phẳng;
  • Chuyển vị của đáy móng là mặt cong không gian (tùy độ cứng của móng và tính chất của tải trọng.

Móng mềm: móng băng dưới hàng cột; móng bè.

  • Phân biệt móng cứng và móng mềm theo độ mảnh tương đối t của móng: t =

3 10 1 o 3 E l E h Eo: môđun biến dạng của nền đất dưới đáy móng; E 1 : môđun đàn hồi của vật liệu móng; l: nửa chiều dài dầm móng; h: chiều cao dầm móng. t > 10: móng mềm được coi như dầm dài vô hạn; 1  t  10: móng mềm có chiều dài hữu hạn; t < 1: móng cứng.

II. Áp lực tiếp xúc dưới đáy móng * Giả thiết: khi tính toán áp lực tiếp xúc, người ta coi đáy móng luôn tiếp xúc với nền đất. Quy luật phân bố áp lực tiếp xúc = f(độ cứng của móng và đất); II. Áp lực tiếp xúc dưới đáy móng cứng * Giả thiết: quy luật phân bố là tuyến tính. Áp lực tiếp xúc tại một điểm bất kỳ xác định theo ( , ) x y x y

p x y N M y M x  F  J J

N, M{Mx, My}: là tải trọng công trình ở mức đáy móng. II. Áp lực tiếp xúc dưới đáy móng mềm

  • Móng mềm có độ cứng tương đối nhỏ  móng bị biến dạng lớn khi chịu tải  sự phân bố của phản lực đất lên đáy = f(biến dạng của móng)  quy luật phân bố phi tuyến.
  • Thiết kế móng mềm: vừa phải xác định quy luật phân bố áp lực tiếp xúc dưới đáy móng vừa phải tìm quy luật phân bố nội lực trong móng.

§2. Cấu tạo móng nông I. Một số vấn đề chung * Độ sâu đặt móng: hm = f(điều kiện địa chất, tải trọng...). * Kích thước đáy móng (thỏa mãn các điều kiện về sức chịu tải và biến dạng đối với nền) Móng đơn (l*b); Móng băng (b) Kích thước đáy móng nên lấy chẵn đến 10cm. * Chiều cao móng h: thoả mãn điều kiện cường độ đối với vật liệu móng max  R * Chiều dày tối thiểu của móng: bố trí theo cấu tạo (nên t  15cm) * Bêtông lót: đặt theo cấu tạo (cấp độ bền  B7,5; chiều dày   10cm (thường  = 10cm). * Kết cấu móng: - Cốt thép: + Thép chịu lực: thép CB300-V trở lên; đường kính chịu lực   10 ; khoảng cách thép nên (10  25)cm Diện tích cốt thép As (Fa): tính toán theo điều kiện max  R  As, sau đó chọn đường kính  và khoảng cách giữa các cốt thép a, số lượng thanh thép na. + Thép cấu tạo: thép CB240-T trở lên. + Thép chờ: lấy theo kết cấu bên trên móng. - Bêtông: cấp độ bền  B15 (nên dùng  B20). * Chiều dày lớp bảo vệ Co: - Móng đổ toàn khối: + Nếu có BT lót: Co  3,5 cm. + Nếu không có BT lót hoặc BT lót chất lượng kém: Co  7,0 cm. - Dầm móng: Co  3,0 cm.

  • Gờ móng: bố trí theo cấu tạo: bề rộng gờ  5 cm. II. Cấu tạo móng đơn

b

t

b c l

l c

h m h

Th–p chfiu l ̆c B™t ́ng l„t

l

b

t 

±0 Cao tr◊nh chÍ cÈt

Th–p chÍ cÈt

l c b c

Th–p chfiu l ̆c lc b c

h m h

Th–p chfiu l ̆c B™t ́ng l„t

l

b

t 

±0 Cao tr◊nh chÍ cÈt

Th–p chÍ cÈt

  • Phạm vi áp dụng: tải trọng tương đối nhỏ; điều kiện địa chất tự nhiên thuận lợi hoặc có thể xử lý nền một cách hiệu quả.
  • Các móng lân cận nên chọn cùng độ sâu đặt móng hm.
  • Tính toán: đơn giản nên có độ tin cậy cao; chất lượng thi công đảm bảo và dễ kiểm soát  ưu tiên lựa chọn móng đơn.
  • Đáy móng: hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.
  • Kích thước cơ bản của móng là bề rộng hoặc đường kính b. Chiều dài của móng l = .b.
  • Giằng móng: là dầm liên kết các móng đơn với nhau theo một hoặc hai phương. Chiều cao giằng chọn theo điều kiện địa chất, tính chất tải trọng và lưới cột...
  • Cốt thép móng: cốt chịu kéo, đặt theo 2 phương thành lưới; thép dài đặt dưới, thép ngắn đặt trên; khoảng cách cốt thép nên (10  25)cm; lưới thép là lưới buộc hoặc lưới hàn. III. Cấu tạo móng băng

h m h

Th–p chfiu l ̆c B™t ́ng l„t

t 

±0.

b t Th–p s≠ Ín d‰c

b

  • Chỉ làm móng băng khi không thể làm móng đơn do kích thước quá lớn hoặc do công trình bên

§3. Tính toán thiết kế móng nông cứng I. Khái niệm chung * Số liệu ban đầu: - Công trình: Hồ sơ thiết kế kiến trúc, kết cấu của công trình: + Mặt bằng đáy công trình; + Tải trọng từ công trình đến cốt 0 (mặt đất): {No, Mo, Qo}; + Hệ số an toàn Fs. Độ lún cho phép (độ lún giới hạn): [S] (Sgh). - Tài liệu Địa chất công trình và Địa chất thủy văn. - Các tài liệu khác liên quan: kết cấu và móng công trình lân cận. * Nội dung tính toán thiết kế móng nông cứng - Xác định độ sâu đặt móng hm = f(địa chất, tải trọng...) - Xác định kích thước đáy móng nông (móng đơn: l*b; móng băng: b): chọn thỏa mãn điều kiện sức chịu tải, sau đó kiểm tra theo điều kiện biến dạng và các điều kiện khác (nếu cần).

  • Tính toán kết cấu móng
  • Xác định chiều cao móng h: theo điều kiện cường độ đối với vật liệu móng.
  • Xác định cốt thép móng và bố trí (hàm lượng thép As (Fa), khoảng cách cốt thép a, số lượng thanh thép na).
  • Bản vẽ thiết kế: thể hiện các thông số đã tính toán (đầy đủ các chi tiết với các yêu cầu cấu tạo)

II. Lựa chọn sơ bộ kích thước đáy móng II. Yêu cầu chung * Mục đích tính toán đảm bảo cường độ và ổn định cho CT trong mọi tình huống bất lợi nhất. - Kích thước móng sơ bộ chọn sao cho:

(II)

ptb, pmax: áp lực tiếp xúc trung bình và áp lực tiếp xúc lớn nhất ở đáy móng; Rđ ([p]): sức chịu tải cho phép của nền đất dưới đáy móng; pgh: sức chịu tải giới hạn của nền đất dưới đáy móng; Fs: hệ số an toàn. Để tránh xảy ra hiện tượng móng bị tách rời khỏi đất nền thì pmin ≥ 0:

  1. Xác định áp lực tiếp xúc dưới đáy móng
  • Móng đơn (móng chữ nhật l*b)
  • Móng chịu tải đúng tâm: áp lực tiếp xúc phân bố đều:

tx. p N N  F l b Thông thường, tải trọng công trình cho ở mức mặt đất No. Do đó, N và ptx được tính gần đúng: N = No + G = No +  Fhm

ptx =

G: trọng lượng của móng và đất lấp trên móng;  : trọng lượng riêng trung bình của vật liệu móng và đất