Bài tập tố tụng hình sự 2023 phần 2 năm 2024

Câu 1: Trong vụ trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắt được. một thời gian sau B tình cơ biết được A đang cư trú tại Phường X nên đã tố giác với cơ quan công an nơi đây. Công An phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ an được khởi tố, Điều tra viên N là người được phân công tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm tra viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiệm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được phân công chủ trị việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A, và bị hại B. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi nguồi bị hại D

  1. XÁc định tất cả các QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mới nhất đang áp dụng năm 2023

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mới nhất đang áp dụng năm 2023 quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất 2023

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự,

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM VỤ, HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

  1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

  1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  1. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  1. Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
  1. Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

  1. Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
  1. Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
  1. Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
  1. Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
  1. Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
  1. Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
  1. Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
  1. Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
  1. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
  1. Trong Bộ luật này, những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:
  1. Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp huyện.
  1. Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp tỉnh.
  1. Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu.
  1. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

đ) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

  1. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
  1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.
  1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  1. Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

  1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
  2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
  4. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
  5. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội

  1. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
  2. Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Chương II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

CÁC ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2023:

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 ra đời đã có những thay đổi nhất định về vấn đề quyền bào chữa cũng như về vấn đề chứng cứ.

Về vấn đề quyền bào chữa:

Quyền bào chữa được quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, so với quy định về quyền bào chữa tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có những điểm mới nhất định. Ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa như hiện hành, thì người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa. Quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật như hiện nay. Bổ sung quyền của người bị buộc tội được đọc bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho những đối tượng thuộc diện chính sách (điểm d khoản 2 Điều 72); mở rộng trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa với tội có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 76). Rút ngắn thời hạn cấp giấy đăng ký bào chữa xuống còn 12 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, 24 giờ đối với trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo để người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án (Điều 78).

Như vậy, về vấn đề quyền bào chữa có thể thấy Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định cụ thể, minh bạch các thủ tục bào chữa trong từng giai đoạn tố tụng, tạo cơ sở pháp lý để cả cơ quan tố tụng và người bào chữa làm tròn phận sự bảo vệ người bị buộc tội theo đúng quy định của luật. Mặt khác việc mở rộng đối tượng được quyền bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Đối với vấn đề chứng cứ: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có những điểm mới sau:

Một là, phá bỏ sự độc quyền của các cơ quan tố tụng trong việc thu thập chứng cứ; bổ sung người bào chữa và những người tham gia tố tụng có quyền thu thập, cung cấp chứng cứ (khoản 2 Điều 88). Đồng thời, quy định cụ thể cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, cũng như trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc xem xét chứng cứ do người bào chữa cung cấp (khoản 4,5 Điều 88). Điều này đảm bảo cho quyền bào chữa của người bị buộc tội đồng thời nâng cao được hiệu quả trong quá trình thu thập chứng cứ.

Hai là, bổ sung dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ quan trọng và đặc thù (điểm c khoản 1 Điều 87). Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm biến đổi thế giới và trở thành phương tiện đa năng, hữu ích của con người. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng đang bị lợi dụng đáng kể vào các hoạt động phạm tội. Có thể nói, ngoài xã hội có các loại tội phạm gì thì trên mạng thông tin toàn cầu cũng có loại tội phạm đó. Thế giới tội phạm mạng cũng bao gồm đầy đủ từ trộm cắp, lừa đảo, khủng bố đến giết người, buôn bán ma túy…

Vì vậy, việc bổ sung dữ liệu điện tử vào nguồn chứng cứ là cần thiết và khách quan. Dữ liệu điện tử không phải là sự vật hay sự kiện như quan niệm truyền thống. Đây là những ký tự được lưu giữ trong thiết bị điện tử hoặc trên mạng internet mà từ đó có thể cho ra chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh… phản ánh sự kiện phạm tội. Những dữ liệu điện tử này một mặt rất dễ bị tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi, hủy bỏ do cố ý hoặc vô ý; mặt khác, trong nhiều trường hợp tự nó không thể có giá trị chứng minh nếu không có sự tác động của nhà chuyên môn với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử và chương trình phần mềm được thừa nhận là khách quan và khoa học.

Trên cơ sở đó, Bộ luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tử, cũng như việc sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm được thế giới công nhận trong việc khôi phục dữ liệu nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ này. Những đổi mới nêu trên sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, góp phần hoàn thiện lý luận về chứng cứ nói chung và chứng cứ điện tử nói riêng.