Bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp nghiêm trọng

Hệ miễn dịch là tập hợp các tế bào bạch cầu, hạch, tuỷ xương, lympho trong máu và lá lách có nhiệm vụ bảo vệ cho cơ thể khỏi những sự xâm nhập từ các loại vi trùng có hại. Vị trí phân bố của hệ thống miễn dịch nhiều nhất là ở các “cửa ngõ” của cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp và tiêu hoá.

Hệ miễn dịch bằng cách sinh ra các loại kháng thể có thể tiêu diệt bằng các men tiêu huỷ, cơ chế thực bào, các tác nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn hay nấm sẽ bị loại bỏ và không gây ra bệnh được. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch trong cơ thể bị tổn thương và không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là bệnh suy giảm hệ miễn dịch.

Hội chứng suy giảm miễn dịch là hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị tổn thương

Hệ miễn dịch được hình thành như thế nào?

Ở một người trưởng thành, hệ miễn dịch được xây dựng và tăng cường qua những lần mắc bệnh bằng nguyên tắc “ghi nhớ”. Sau khi, cơ thể tạo kháng thể phù hợp để tiêu diệt thành công một loại kháng nguyên, cơ thể sẽ bắt đầu ghi nhớ và sử dụng cho các lần sau khi tác nhân đó xâm nhập vào cơ thể trở lại. Cơ chế này gọi là hiện tượng này là “miễn dịch chủ động”.

Hệ miễn dịch ở người trưởng thành được xây dựng qua những lần mắc bệnh bằng nguyên tắc “ghi nhớ”

Ở trẻ sơ sinh, ở những tháng đầu đời hệ thống miễn dịch sẽ tạm thời được thừa hưởng bằng dòng kháng thể nhận từ sữa mẹ. Cơ chế người ta gọi là "miễn dịch thụ động". Kháng thể này sẽ suy giảm rất nhanh qua những tháng tiếp theo, khi bé bắt đầu cai sữa mẹ. Sau mốc thời gian này, bé thường mắc hay nhiễm bệnh và đây cũng là cách xây dựng hệ thống miễn dịch cho riêng mình. 

Tuy nhiên đối với một số loại vi khuẩn có độc tính cao, gây các bệnh nghiêm trọng, cha mẹ cần chủ động ngăn ngừa cho con bằng cách tiêm vắc-xin. Vậy nên khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch tức là hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa, cơ thể rất dễ bị các tác nhân nhiễm khuẩn tấn công. Nếu hiện tượng nhiễm trùng kéo dài và lặp đi lặp lại một thời gian dài sẽ dẫn tới cấu trúc giải phẫu hoặc các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng và làm suy giảm hoạt động sống.

Nguyên nhân gây nên suy giảm miễn dịch

Hội chứng suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhiều cơ chế khác nhau. Nhìn chung, hội chứng này được chia thành 2 nhóm nguyên nhân như sau:

Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh

Nguyên nhân gây nên suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh là do rối loạn di truyền. Những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha mẹ có hệ thống miễn dịch bị suy giảm cũng khiến trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra có cha mẹ có sức khoẻ bình thường. Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như các bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, khiếm khuyết thực bào, giảm gamma globulin trong máu, thiếu hụt bổ thể,...

Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch có thể do thiếu tế bào hoặc mắc bệnh HIV/AIDS, tiểu đường,...

Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải

Có nhiều nguyên nhân gây nên suy giảm hệ miễn dịch mắc phải như sau:

  • Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS: Không như các loại virus thông thường khác, HIV lại chọn kí sinh và gây ảnh hưởng trực tiếp trên hệ thống miễn dịch của con người. Người nhiễm HIV sẽ bị suy giảm số lượng các tế bào miễn dịch nghiêm trọng khiến cơ thể không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng thông thường nên dễ suy kiệt, và gây tử vong.
  • Dùng corticoid hoặc thuốc hóa trị ung thư: Đây là các loại thuốc làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch và khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Người bệnh bị đái tháo đường: Tình trạng tăng đường huyết nghiêm trọng hoặc bệnh lý đái tháo đường không được kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây suy giảm miễn dịch kéo dài.
  • Hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng, suy kiệt, sau phẫu thuật cắt lách: Đây là các tình trạng làm số lượng tế bào miễn dịch trong máu suy giảm nghiêm trọng. Với cơ chế không tạo ra hoặc tạo ra không đủ số lượng không đảm bảo chức năng.

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Nhiễm trùng là biểu hiện nổi bật nhất của hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch. Bởi đây là chức năng cơ bản của hệ miễn dịch mà nay không được giữ vững. Đặc điểm của những của nhiễm trùng khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch khác biệt so với người bình thường thời gian ủ bệnh ngắn hơn, tần suất cao hơn, thời gian phát toàn phát kéo dài với mức độ nặng nề hơn.

Nhiễm trùng hệ hô hấp gây ho dai dẳng và sốt cao

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể và đôi khi chúng có thể xảy ra cùng lúc ở nhiều cơ quan và khiến cơ thế suy sụp nhanh chóng. Một số triệu chứng nhiễm trùng theo các cơ quan là:

  • Hệ hô hấp: Người bệnh bị sốt cao, ho dai dẳng kéo dài, khó thở, đau ngực, khò khè,..
  • Hệ tim mạch: Người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc khi gắng sức,tim đập nhanh, hồi hộp,..
  • Hệ tiêu hóa: Những dấu hiệu khi bị nhiễm trùng hệ tiêu hoá là tiêu chảy, tiêu phân sống, đau bụng, buồn nôn,...
  • Hệ bài tiết: Người bệnh đau hạ vị, đau lưng hông, tiểu buốt, tiểu đục, tiểu mủ,...
  • Hệ thần kinh: Cơ thể lừ đừ, chậm chạp, tay chân mệt mỏi, co giật, hôn mê...
  • Da niêm: Sang thương da, viêm loét, chảy mủ, bóng nước,...

Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu, da xanh xao. nổi hạch toàn thân, suy kiệt, không thể sinh hoạt bình thường. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, nhiễm trùng sẽ gây ức chế hoạt động các cơ quan trong cơ thể.

Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn suy giảm miễn dịch

Những đối tượng có tiền sử gia đình bị rối loạn suy giảm hệ thống miễn dịch nguyên phát có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn về tiền phát cao hơn người bình thường. Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể bạn có thể dẫn tới rối loạn suy giảm hệ miễn dịch thứ phát. Khi cơ thể bạn già đi, một số cơ quan sản sinh các tế bào bạch cầu trong máu cũng sẽ giảm sản xuất gây nên suy giảm hệ thống miễn dịch.

Protein rất quan trọng đối với khả năng hệ miễn dịch của cơ thể bạn. Nếu trong chế độ hàng ngày không cung cấp đầy đủ protein có thể làm bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn. Cơ thể của bạn sẽ tạo ra lượng protein giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Do đó, nếu thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch. Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư sử dụng thuốc hoá trị cũng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của bạn.

Những người già có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch rất cao

Một số phương pháp chẩn đoán suy giảm hệ miễn dịch

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị rối loạn suy giảm miễn dịch, họ sẽ tiến hành một số thăm khám như sau:

  • Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh của gia đình.
  • Thực hiện việc kiểm tra thể chất cho bệnh nhân.
  • Tiến hành xét nghiệm suy giảm miễn dịch để xác định số lượng bạch cầu và xác định số lượng tế bào T, nồng độ immunoglobulin.
  • Thực hiện xét nghiệm kháng thể vì vắc-xin có thể kiểm tra được phản ứng của hệ miễn dịch của bạn. Bác sĩ sẽ cung  cấp cho bạn một số loại vắc-xin và sẽ kiểm tra máu của bạn để biết được phản ứng của nó với vắc-xin một vài ngày và hoặc một vài tuần sau đó. Nếu cơ thể bạn không bị rối loạn suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các sinh vật có trong vắc-xin.

Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán suy giảm miễn dịch

Điều trị khi phát hiện suy giảm miễn dịch như thế nào?

Việc điều trị cho từng rối loạn suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau. Ví dụ, nếu nguyên nhân của bệnh là AIDS gây ra một số bệnh nhiễm trùng khác nhau, bác sĩ sẽ kê thuốc cho từng loại bệnh về nhiễm trùng. Và người bệnh có thể cho dùng các loại thuốc kháng virus để điều trị HIV.

Điều trị rối loạn suy giảm miễn dịch thường gồm sử dụng kháng sinh và liệu pháp immunoglobulin. Các loại thuốc chống virus khác, acyclovir và amantadine. Nếu tủy xương của người bệnh không sản xuất đủ tế bào lympho, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện ghép tủy xương.

Điều trị rối loạn hệ miễn dịch bằng kháng sinh và liệu pháp immunoglobulin

Cách phòng ngừa bệnh suy giảm miễn dịch 

Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền nên không có cách nào để ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi trẻ để sớm phát hiện và kiểm soát và điều trị kịp thời. Suy giảm miễn dịch thứ phát có thể phòng chống thông qua các yếu tố có nguy cơ phát bệnh. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng:

Vệ sinh

Vấn đề vệ sinh là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc phòng bệnh. Bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời nên diệt khuẩn và vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng đãng để ngăn ngừa mầm bệnh và các loại virus. Nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày và thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn và bảo vệ cơ quan miễn dịch của cơ thể.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là cách phòng ngừa bệnh suy giảm miễn dịch 

Chế độ ăn uống lành mạnh 

Để phòng chống bệnh suy giảm miễn dịch bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm như thịt, cá, rau xanh, củ quả, trái cây,... để cân bằng chế độ dinh dưỡng và phòng ngừa các bệnh mãn tính.

Thể dục thể thao hàng ngày

Ngoài chế độ ăn uống bạn cần nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường thể chất. Việc tập luyện không chỉ giúp bạn vóc dáng săn chắc, thon gọn, rèn luyện được thể lực và tăng cường việc trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, bạn sẽ phòng ngừa được các bệnh về nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch.

Tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Kiểm soát căng thẳng

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại có nhiều vấn đề lo toan và áp lực cao khiến cho nhiều người khó ngủ ngon giấc, dẫn đến nhiều bệnh mãn tính và nhiễm trùng. 

Vì vậy, bạn nên chăm sóc tốt cho giấc ngủ, nên đi ngủ sớm và thức dậy vào một giờ cố định hàng ngày để cơ thể được nghỉ ngơi để giảm căng thẳng và mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể của bạn. `

Khẩu trang

Khẩu trang được xem là biện pháp thông dụng giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây cúm cũng như các loại vi rút thông thường hiện nay. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy chưa thực sự an toàn khi mang khẩu trang, có thể hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh nhiễm trùng hay cảm cúm để hạn chế bị lây bệnh.

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng các bệnh nhiễm trùng hiệu quả

Tiêm vắc xin và thăm khám định kỳ

Vắc xin là phương pháp đặc hiệu giúp cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại các vi rút gây hại. Ngoài ra để phòng chống bệnh suy giảm miễn dịch bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện bệnh lý sớm và điều trị một cách kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là địa chỉ đáng tin cậy với trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ tận tâm sẽ giúp bạn chẩn đoán  khám sức khỏe hiệu quả và chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách năng ngừa bệnh suy giảm miễn dịch. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.