Bị cảm lạnh có nên đi xông hơi

Thầy thuốc nhân dân, PGS. TS. Chu Quốc Trường cho biết, xông là một trong những phương pháp truyền thống của y học cổ truyền, được nhân dân ta sử dụng từ nhiều thế kỷ nay để giải cảm hoặc chữa cảm cúm.

Với bệnh nhân có triệu chứng như ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau đầu, ớn lạnh, sợ rét, đau mình mẩy, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp xông giải cảm. Sau khi xông, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu.

Những ai không nên xông hơi?

- Những người có triệu chứng ở trên (ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau đầu, ớn lạnh...) nhưng nếu bị ra nhiều mồ hôi hoặc tiêu chảy thì không nên xông.

- Phụ nữ đang mang thai.

- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

- Người già yếu, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

- Người huyết áp cao, huyết áp giao động.

- Người có bệnh lý về tâm thần hoặc bệnh ngoài da nặng.

Một số lưu ý khi xông hơi:

- Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến dễ bị cảm.

- Chỉ nên để nhiệt độ xông hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 7-8 độ C và không được quá 30 phút.

- Nên uống bù nước sau khi xông, có thể uống 1 ly trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng. Không nên dùng các loại nước lạnh, nước đá sau khi xông vì sẽ gây mất cân bằng nhiệt độ trong cơ thể một cách đột ngột.

- Trong quá trình xông, nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng, bủn rủn... cần ngừng ngay. Trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện cấp cứu.

- Không nên lạm dụng xông quá nhiều lần. Chỉ nên áp dụng phương pháp xông giải cảm trong những ngày đầu của bệnh và chỉ nên thực hiện 1-2 lần. Không nên xông quá lâu trong mỗi lần vì dễ ra nhiều mồ hôi gây rối loạn điện giải, nước của cơ thể.

Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi cơ thể bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ra các triệu chứng: sốt, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô, không có mồ hôi, khó chịu, đau nhức mình mẩy,...

Khi xông, hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái.

Cách xông

Các loại lá xông rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi vài phút. Người bệnh ở trong phòng kín, tránh gió lùa. Đặt nồi nước xông trên giường, người bệnh trùm kín chăn ngồi xông từ 10 - 15 phút. Khi tiến hành xông cần có một người ở bên cạnh để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Trong lúc xông phải lưu ý tránh nhiệt độ tăng đột ngột. Cần mở nồi xông he hé, từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đột ngột, có thể dẫn đến sốc, tụt huyết áp, trụy tim mạch,... Khi đã ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì thôi, không nên xông kéo dài, sau đó dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch.

Cần lưu ý, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại nước không thoát được sẽ dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Sau khi xông nên ăn cháo hành, lá tía tô, cho thêm chút muối, hoặc uống nước ấm, nghỉ ngơi sẽ rất tốt.

Xông bao nhiêu lần là đủ?

Những trường hợp cảm cúm chỉ cần xông khoảng 1 - 2 lần là được. Không nên xông nhiều lần, xông liên tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, bệnh thêm nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những trường hợp không nên xông

Những trường hợp không được dùng phương pháp xông lá để trị bệnh bao gồm những người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; người già yếu; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da; người bệnh tăng huyết áp, tim mạch; người có biểu hiện bệnh tâm thần,...

Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu người bệnh bị cảm từ ngày thứ 3 trở lên, các triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì không nên xông mà cần đến cơ sở y tế hoặc các phòng khám Đông y có uy tín để khám và điều trị bằng các phương pháp khác.

Để điều trị bệnh cảm cúm có nhiều cách, từ việc sử dụng các loại thuốc Tây y cho đến việc sử dụng các dược liệu từ Đông y. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xông hơi để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Hiệu quả và cách thức thực hiện phương pháp này cụ thể như thế nào thì mời bạn theo dõi bài viết bên dưới.

Mức độ nguy hiểm của bệnh cảm cúm

Thời tiết thay đổi thất thường kèm theo độ ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, trong đó phổ biến nhất là bệnh cảm cúm. Mặc dù đây là loại bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi …

Bị cảm lạnh có nên đi xông hơi

Cảm cúm không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Tác dụng của xông hơi với bệnh cảm cúm

Phương pháp xông hơi dựa trên nguyên lý tự điều tiết thân nhiệt để cơ thể tiết ra mồ hôi, loại bỏ các độc tố ra ngoài. Đồng thời còn có tác dụng chống phù nề, trữ nước trong cơ thể…

Khi xông, hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước thẩm thấu qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái hơn nhiều.

Bị cảm lạnh có nên đi xông hơi

Xông hơi giúp giải cảm nhanh và hiệu quả

Những loại lá cần cho nồi nước xông và cách thực hiện

Một nồi lá xông giải cảm thông thường gồm có: lá sả, lá bưởi, lá cây khuyên diệp, lá ngải cứu, nhân trần, và chanh. Nếu bị cảm lạnh thì dùng thêm gừng, lá tía tô, húng lủi, và lá kinh giới.

Để thực hiện, các bạn tiến hành theo các bước như sau:

  • Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong vòng 5-10 phút.
  • Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng.
  • Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng).
  • Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới.
  • Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Lưu ý rằng chỉ đun nồi nước lá sôi vài phút rồi đem sử dụng, không đun quá kỹ tránh làm bay mất tinh hết dầu của lá thuốc.

Bị cảm lạnh có nên đi xông hơi

Có nhiều loại lá cần chuẩn bị cho nồi nước xông

Những trường hợp bạn không nên xông hơi

Những trường hợp không sử dụng được phương pháp xông hơi trị cảm bao gồm người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; người già yếu; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da; người bệnh tăng huyết áp, tim mạch; người có biểu hiện bệnh tâm thần…

Ngoài tác dụng chữa bệnh cảm cúm thông thường, xông hơi còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, đốt cháy mỡ thừa giúp chị em giảm béo, làm đẹp.

Tại sao xông hơi giải cảm?

Hơi nóng bốc lên từ nồi xông giúp làm giãn nở mạch máu ngoại vi, kích thích lưu thông khí huyết và kích thích tuyến mồ hôi đào thải các chất độc trong cơ thể. Theo đông y các tà khí gây bệnh như hàn, thấp, phong tà có thể được đưa ra ngoài thông qua mồ hôi, từ đó giúp trị cảm.

Khi nào nên xông giải cảm?

Xông khi nào? Xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu khi nhiễm lạnh. Vì khi người bệnh bị nhiễm khí độc, gió độc đang nằm dưới da nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

Xông cảm lạnh bảo lâu?

Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút. Xong, bạn mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể gạn lấy một chén nước trong của nồi nước xông (khoảng 50 ml) cho người bệnh uống. Pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37-38 độ C rồi tắm trong phòng kín gió, sau đó lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch.

Bị cảm nên xông gì?

Các loại lá nấu nước xông chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu độ, hiệu quả cho cả cảm mạo và cảm cúm. Một bó lá xông thường có: Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,… Lá tre: Giải nhiệt, tiêu đờm, thanh tâm, ra mồ hôi, sát khuẩn…