Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì

Không ít bệnh nhân có triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày song không thực sự hiểu rõ về hội chứng ruột kích thích - căn bệnh mà mình mắc phải. Chứng bệnh này có thể điều trị hay không, phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Y học luôn muốn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh lý, vấn đề sức khỏe nào đó để điều trị tốt hơn và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa xác định rõ, nhiều quan điểm về sự tương tác không tốt giữa não và đường tiêu hóa được nhiều người công nhận là yếu tố dẫn đến căn bệnh này.

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh

Yếu tố kích thích gây ra triệu chứng bệnh thường là:

1.1. Thực phẩm

Ở một phần bệnh nhân khi ăn phải một số loại thực phẩm nhất định sẽ gặp phải triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng, một số thì không.

1.2. Vấn đề tâm lý

Căng thẳng, stress hoặc ức chế tâm lý cũng dẫn đến các triệu chứng hoặc làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

1.3. Di truyền

Dù chưa làm rõ được mối liên hệ song người trong gia đình có người mắc hội chứng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng sinh và một số thuốc ảnh hưởng xấu đến đường ruột được cho là yếu tố liên quan.

1.5. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Vi khuẩn tác động cũng gây ra nhiều triệu chứng đường tiêu hóa khó chịu.

2. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất hiện nay

Những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có nhu động ruột tăng hơn so với người bình thường, triệu chứng tiêu hóa khó chịu cũng xuất phát từ đây. Dù không quá nguy hiểm song triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung giảm triệu chứng, kéo dài thời gian giữa các lần tái phát và cải thiện cuộc sống, sức khỏe cho người bệnh. Người bệnh cần duy trì điều trị và chăm sóc ngay cả khi triệu chứng đã được cải thiện.

Các phương pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích bao gồm:

2.1. Liệu pháp tâm lý

Đôi khi tâm lý lo lắng, hoảng sợ khi hội chứng ruột kích thích liên tục xảy ra chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để người bệnh an tâm, tin tưởng vào điều trị, cần hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tình trạng của mình, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn về:

  • Thông tin chính xác, chi tiết về cơ chế bệnh sinh và đặc điểm bệnh lý của hội chứng ruột kích thích, hiểu rằng đây là bệnh lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm, triệu chứng sẽ khởi phát theo từng đợt.

  • Phương pháp điều trị bệnh thích hợp để kiểm soát triệu chứng, giảm đau đớn và cải thiện chất lượng của sống cho bạn,...

Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của bạn về căn bệnh này với bác sĩ, cả hai sẽ đồng hành trong quá trình điều trị chống lại bệnh.

2.2. Điều trị bằng thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt

Chế độ ăn hợp lý là cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn sau:

Ăn thực phẩm khó tiêu hóa khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn

  • Hạn chế dung nạp các loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đau bụng và tiêu chảy như: bánh ngọt chứa nhiều bơ, hoa quả chứa nhiều đường, sắn, khoai, thực phẩm ăn sẵn bảo quản lâu, chất kích thích như rượu bia café, thức uống có ga, nước ngọt,…

  • Hạn chế ngồi quá lâu một tư thế, hãy đi lại vận động sau 1 - 2 giờ ngồi để cơ thể cũng như đường ruột không bị đình trệ.

  • Tăng cường ăn chất xơ, rau củ quả.

  • Uống đủ nước.

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng.

  • Tập thể dục mỗi ngày.

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress, căng thẳng thần kinh.

  • Cố gắng rèn cho bản thân phản xạ thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Đa phần bệnh nhân khi thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trên, triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ được cải thiện đáng kể.

2.3. Điều trị bằng thuốc

Nếu triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì người bệnh cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng là để hỗ trợ triệu chứng đau bụng,... Tùy từng người bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

Người bệnh cần dùng thuốc chống tiêu chảy khi triệu chứng này nghiêm trọng và xảy ra liên tục

Trong đó, các thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng phân là:

Các loại thuốc điều trị tiêu chảy

Các loại thuốc này sẽ có tác dụng hoặc sử dụng vi khuẩn thay thế, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột.

Các loại thuốc điều trị táo bón

Bác sĩ thường chỉ chỉ định dùng thuốc điều trị này trong thời gian ngắn khi triệu chứng táo bón nghiêm trọng, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc chống co thắt

Các loại thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc chống co thắt hướng cơ trơn sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, chướng bụng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Thuốc chống trầm cảm

Khi tình trạng đau do hội chứng ruột kích thích quá mức hoặc bệnh nhân bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển, từ đó cải thiện triệu chứng đi tiêu ra máu, tiêu chảy, nôn ói, nuốt khó,…

Thuốc chống trầm cảm cũng được dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cải thiện triệu chứng, giảm đau đớn khó chịu cho người bệnh. Chỉ khi triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, không thể điều trị bằng cách trên mới sử dụng đến thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị đều có thể gây tác dụng phụ nhất định, vì thế không nên lạm dụng trong thời gian dài.

Hội chứng ruột kích thích [IBS - Irritable bowel syndrome] hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.


Những ai dễ mắc ruột kích thích?

            IBS thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn...

Nguyên nhân:

            Cơ chế bệnh sinh hiện chưa rõ, bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, hai yếu tố chủ đạo là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý, ngoài ra yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết... Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.

Triệu chứng:

            Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

            EĐau bụng: là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện

            EĐại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu theo phân.

            ETáo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.

            EChướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.

            Các triệu chứng trên thường tái phát lặp đi lặp lại, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt, sút cân nhanh, đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen, tự sờ thấy khối bất thường ở bụng hoặc biểu hiện của thiếu máu như da niêm mạc nhợt, hay chóng mặt hoa mắt... thì cần cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị và phòng ngừa:

            Điều trị IBS là một khó khăn chung cho cả Tây y và Đông y, mặc dù điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

            E Y học hiện đại:

            Các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: Thuốc bổ sung chất xơ; Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc kháng sinh...

            E Y học cổ truyền:

            Hiện nay, dùng thuốc Đông y là một hướng điều trị ngày càng được nhiều người bệnh mắc IBS ưu chuộng sử dụng. Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí... Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà Đông y phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Nhưng pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả [nếu đại tiện lỏng], nhuận tràng thông tiện[nếu đại tiện táo]..

            EĐể điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đối với bệnh nhân cần thực hiện tốt 1 số điểm sau:

1. Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ.

2. Ăn uống đúng giờ, lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.

3. Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải, tăng cường rau xanh chất xơ, hoa quả.

4. Hạn chế uống bia rượu và cà phê

5. Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, bắp cải, nho, táo...

Ts.Bs Trần Văn Chiển

Khoa Y học cổ truyền

Video liên quan

Chủ Đề