Bị trật cổ tay bao lâu thì khỏi

Trật khớp cổ tay là một trong những chấn thương phổ biến mà các vận động viên và những người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thường gặp phải, chiếm từ 3% đến 9% các trường hợp chấn thương thể thao.

Vận động sai cách có thể dẫn đến nguy cơ trật khớp cổ tay cao

Khi bị đau cổ tay, nhiều người thường có thói quen chườm đá hoặc tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có thể làm mờ cơn đau tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả chữa đau tận gốc. Thực chất, cơn đau có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cấu trúc cổ tay như căng giãn dây chằng, đứt dây chằng, lệch đầu xương trong ổ khớp… Việc chậm trễ trong điều trị hoặc chữa trị sai cách đều có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động vùng cổ tay, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính nguy hiểm.

1. Cấu trúc xương cổ tay

Nhiều người thường nhầm tưởng phần cổ tay chỉ là một khớp nối ở giữa bàn tay và cẳng tay, nhưng thực chất cấu trúc phần xương cổ tay khá phức tạp bao gồm 15 đầu xương riêng biệt, được hợp thành bởi nhiều khớp nối phức tạp và hệ thống các dây chằng dày đặc, giúp cổ tay hoạt động dễ dàng.

Dây chằng nối giữa các xương rất dễ bị tác động, dẫn đến nguy cơ bị giãn hoặc đứt, gây ra các tổn thương sâu vào khớp xương cổ tay. Những vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn hoặc tác động một lực mạnh đột ngột lên cổ tay đều có thể gây đứt dây chằng, khiến cấu trúc xương cổ tay bị tác động, tổn thương và trật khớp.

Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…

2. Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột hoặc liên tục gây tổn thương dây chằng. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ, khiến phần đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp, gây ra biểu hiện trật khớp.

Hầu hết những nguyên nhân gây trật khớp cổ tay có thể kể đến:

  • Tác động của một lực mạnh lên cổ tay [khi té ngã dùng tay chống đỡ, khi nâng đỡ một vật quá nặng…].
  • Vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn, xoay cổ tay quá mức.
  • Các hoạt động gây tổn thương dây chằng tiềm ẩn như vận động quá tay, tổn thương cổ tay nhiều lần và liên tục.
  • Những người có tiền sử viêm khớp, mắc hội chứng ống cổ tay rất dễ bị trật khớp cổ tay.

3. Triệu chứng gặp phải khi bị trật khớp cổ tay

Ban đầu người bị trật khớp sẽ cảm nhận thấy những cơn đau mạnh, dồn dập nơi cổ tay rồi giảm bớt dần, chỉ còn lại cảm giác đau nhức khi cử động tại vị trí này. Tuy vậy tình trạng này sẽ vẫn diễn ra liên tục trong những ngày sau, biểu hiện đau nhức ngày càng nhiều, khiến cổ tay khó cử động và không thể cầm nắm vật nặng.

Khi gặp phải tình trạng trật khớp cổ tay, người bị chấn thương sẽ nhận thấy có các triệu chứng:

  • Cổ tay đau nhức dữ dội liên tục trong nhiều ngày.
  • Tại vị trí cổ tay thấy có biểu hiện sưng, phù nề.
  • Khó cử động cổ tay như trước, không thể cầm nắm các vật nặng, nghiêm trọng hơn có thể không cử động được cổ tay.

Có 3 mức độ trật khớp cổ tay từ nặng đến nhẹ mà người bị trật khớp có thể gặp phải:

  • Mức độ 1: Dây chằng nơi cổ tay bị căng hoặc có dấu hiệu bị giãn, sắp rách. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân.
  • Mức độ 2: Tổn thương nghiêm trọng hơn, một vài dây chằng bị xé, rách và các cơn đau cũng xuất hiện nhiều, liên tục.
  • Mức độ 3: Một hoặc một vài dây chằng bị đứt hoàn toàn, xê lệch khỏi vị trí bảo vệ xương, dẫn đến khả năng đầu xương cổ tay có thể bị lệch khỏi vị trí của ổ khớp, gây trật khớp.

Bong gân cổ tay phải làm sao để mau khỏi?

Bong gân cổ tay là chấn thương khá phổ biến, gây ra nhiều đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, nếu cổ tay bị bong gân không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng…

4. Cách điều trị trật khớp cổ tay không dùng thuốc của Phòng Khám ACC

Ngay khi gặp phải chấn thương cổ tay, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhằm tránh nguy cơ đối mặt với các biến chứng về sau. Người bệnh cần hết sức lưu ý khi vận động tay sau chấn thương, cũng như không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc làm theo các phương pháp chữa trị dân gian.

Tại Phòng Khám ACC, trước khi bắt đầu các liệu trình điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kiểm tra chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra những liệu trình điều trị hiệu quả an toàn mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Liệu trình điều trị trật khớp cổ tay của ACC bao gồm phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc xương khớp sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó các cơn đau cũng sẽ biến mất.

Thủ môn Bùi Tiến Dũng đang được bác sĩ Timothy Gallivan kiểm tra cổ tay

Đồng thời, tùy vào mức độ chấn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp với sóng sung kích Shockwave và phương pháp chiếu tia Laser thế hệ cao giúp tái tạo các mô bị tổn thương, kích thích quá trình làm lành, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng kết hợp băng dán cơ Rocktape tại vị trí bị đau. Băng dán cơ RockTape có tác dụng giảm đau nhanh chóng, cải thiện khả năng tuần hòan, đẩy nhanh quá trình hồi phục, mang lại hiệu quả hơn hẳn các loại băng dán thông thường.

Tìm hiểu sản phẩm
Băng dán cơ Rocktape

Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong điều trị các bệnh lý xương khớp, Phòng khám ACC tự hào mang đến cho các bệnh nhân những liệu pháp chữa đau tận gốc, cải thiện cấu trúc bên trong, mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

> Xem thêm: Nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay và cách điều trị hữu hiệu

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em,

Trật khớp nếu được xử lý đúng cách thì sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 - 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể vài ngày.

Em đi khám bác sĩ để nắn khớp là đúng. Trong thời gian lành bệnh em không được tập gym, nên để khớp hồi phục hoàn toàn rồi hãy tập lại, trước khi tập phải khởi động cho kỹ, nếu xoay tay thấy đau thì khoan tập các bài tập sử dụng nhiều cổ tay.

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Chân thành cảm ơn.


Trật khớp cổ tay là một hiện tượng thường gặp khi vận động không đúng cách. Tuy không nguy hiểm nhưng chữa trật khớp cổ tay cần được thực hiện kịp thời và đúng phương pháp để không gây ra di chứng.

Trật khớp cổ tay là gì?

Cổ tay bao gồm một hệ thống tám xương nhỏ và các dây chằng giúp giữ chúng liên kết và hỗ trợ cử động. Nếu vết rách xảy ra ở một hay nhiều dây chằng tại đây cũng có thể dẫn đến việc các xương cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí bình thường của chúng. Khi tình trạng này xảy ra, cổ tay sẽ sưng lên, bầm tím kèm theo các cơn đau nhói khó chịu. Đây là hiện tượng trật khớp cổ tay.

Trật khớp cổ tay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến vận động. Đối với các mức độ nhẹ, chứng trật khớp có thể tự khỏi sau vài tuần. Ở mức độ nặng hơn, người bị trật khớp có thể phải cần đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa.

Biểu hiện của trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến xảy ra khi vận động quá mức hoặc sai cách. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

Đau nhói tại vùng khớp bị tổn thương: cảm giác đau tăng lên khi cử động ngay sau khi bị thương. Sau đó, khớp cứng lại và không gây đau đớn. Một giờ sau, vùng khớp bị tổn thương sẽ sưng lên, bầm tím do chảy máu bên trong và gây đau nhức khi hoạt động. 

Khó cử động cổ tay do vết sưng làm hạn chế cử động của khớp. Cơn đau kéo dài nhiều ngày và kèm theo sưng tấy. 

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng trật cổ tay còn tùy thuộc vào độ nghiêm trọng khi dây chằng bị tổn thương.

Cấp độ 1: dây chằng cổ tay bị căng, giãn nhưng chưa rách. Đây là mức độ nhẹ, có thể tự khỏi.

Cấp độ 2: tình trạng nặng, dây chằng bị rách một phần, cơn đau dữ dội và liên tục hơn.

Cấp độ 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn, xương cổ tay lệch khỏi vị trí, mức độ rất nặng.

Gãy xương cũng có một số biểu hiện tương tự với hiện tượng trật khớp, vì thế hầu hết các trường hợp đều cần phải chụp X-quang để phân biệt và đưa ra hướng chữa trật khớp cổ tay đúng đắn.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Khi có lực mạnh tác động mạnh và đột ngột hoặc liên tục lên dây chằng cổ tay, khiến chúng bị tổn thương, giãn hoặc đứt, các xương cổ tay không còn được bảo vệ, sẽ lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp, gây ra chứng trật khớp cổ tay.

Các yếu tố có thể là gây ra tình trạng bong gân ở cổ tay bao gồm:

  1. Té ngã: tác động lớn của lực lên cổ tay có thể gây ra ở vùng này. Trật khớp cổ tay do nguyên nhân này thường xảy ra khi dùng tay chống đỡ lúc té ngã. 
  2. Vận động sai cách: vặn, xoay cổ tay quá mức hoặc cố mang vác vật nặng.
  3. Hoạt động gây tổn thương dây chằng một cách tiềm ẩn như vận động quá sức, tổn thương cổ tay nhiều lần và liên tục: các môn thể thao sử dụng cổ tay thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân khiến khớp cổ tay tổn thương, bao gồm: cầu lông, tennis, bóng bàn, bóng chuyền, đấu kiếm, đấu vật,…
  4. Tiền sử mắc bệnh viêm khớp, hội chứng ống cổ tay.

Trật khớp cổ tay phải làm sao?

Để giảm bớt các cơn đau và triệu chứng khác của trật khớp cổ tay, có thể áp dụng các biện pháp tạm thời sau:

  • Cố định vùng cổ tay bằng băng vải để nâng đỡ phần khớp bị tổn thương.
  • Chườm lạnh để giảm cơn đau và co mạch, giảm tình trạng bầm tím và sưng phù. Lưu ý, không nên để túi đá ở một chỗ quá lâu vì chúng có thể gây ra tổn thương ở mô mềm vùng xung quanh.
  • Nâng hoặc kê vùng bị tổn thương để giúp giảm sưng và bầm tím.
  • Hạn chế cử động, tì đè lên vùng bị thương.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường.

Đối với những trường hợp nặng, nghi ngờ đứt dây chằng, cần đưa người bị thương đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trật khớp cổ tay kịp thời.

Các bài tập ngăn ngừa trật khớp khi chơi thể thao

Để phòng ngừa các chấn thương không đáng có xảy ra trong quá trình vận động hoặc luyện tập thể thao, bạn nên chú ý khởi động thật kỹ và đều đặn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào: 

  • Giãn cơ [3-4 động tác]: bắp chân, cơ đùi trước, cơ đùi sau, cơ đùi trong, cơ gập hông
  • Khởi động: [2-3 động tác]: chạy tới – lui, bật ngang, nâng cao đùi, chạy ngang vặn mình, gót chạm mông, xoay cánh tay, xoay vai, đá chân, nằm vặn mình
  • Thăng bằng [2-3 động tác]: nâng từng chân [giữ yên], giữ thăng bằng từng chân với sự nhiễu loạn, nhảy tại chỗ/ nhảy lò cò
  • Sức mạnh [2-3 động tác]: 

          + Cơ bụng: gập bụng, plank

          + Hông/ đùi: squat, lunge, deadlift, cuộn chân, động tác cây cầu

  • Phương pháp luyện tập sốc cơ: nhảy chân đôi, bậc nhảy một chân, leo bậc thang, chạy qua chướng ngại vật

Lưu ý khi thực hiện các động tác khởi động: 

  • Đối với các động tác nhảy: tiếp đất nhẹ nhàng, hơi khuỵu gối
  • Khi squat: mũi chân và gối hướng cùng một phía, gối không được vượt quá bàn chân

*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Top tìm kiếm: đau nhức xương khớp, viêm khớp có nguy hiểm không, bài tập cho người thoái hóa khớp gối, đau đầu gối khi chơi thể thao


Everything You Need to Know About Dislocated Wrists

//www.healthline.com/health/dislocated-wrist#causes

Hand & wrist dislocation, fracture and sprain

//www.thechristhospital.com/services/joint-and-spine/your-care-and-treatment/hand-and-wrist/dislocation-fracture-and-sprain

Video liên quan

Chủ Đề