Bổ nhiệm quyền tổng giám đốc trong bao lâu


Tỉnh Vĩnh Phúc đứng vị trí thứ 6 cả nước về điểm trung bình thi THPT Quốc gia 2019

Đáp ứng kịp thời yêu cầu lãnh đạo

Có một điểm mới trong 2 năm gần đây của Vĩnh Phúc, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ được bổ nhiệm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu tất cả các đồng chí được bổ nhiệm phải xây dựng chương trình hành động và viết bản cam kết hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao trước khi nhận quyết định. Sau 1 năm được bổ nhiệm, nếu đồng chí nào không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc sẽ điều động sang vị trí khác.

Chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hiện nay các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tiến hành bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương như vậy. Để thực hiện các chủ trương của Trung ương về công tác cán bộ, Vĩnh Phúc đang tích cực và có rất nhiều nỗ lực, cố gắng. Một trong những đổi mới đó là việc bổ nhiệm Quyền Giám đốc Sở GD - ĐT.

Theo đó, ngày 1.6.2019, ông Phạm Quang Tuệ, Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc được nghỉ hưu theo quy định, việc kịp thời kiện toàn chức danh Giám đốc Sở để bảo đảm sự kịp thời trong điều hành là hết sức cần thiết. Căn cứ vào các quy định của Trung ương về công tác cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa, xây dựng và ban hành 4 quy định [số 01, 02, 03, 05]. Trong đó, nêu rõ nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ và tiêu chuẩn chức danh; tập thể xem xét, quyết định trên cơ sở phát huy đầy đủ, trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hoạt động của cơ quan, đơn vị; ưu tiên những người được đào tạo chính quy, tập trung, có năng lực thực tiễn, những người được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để chuẩn bị một bước cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Từ những nguyên tắc đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã thận trọng thực hiện quy trình rà soát nguồn cán bộ bổ nhiệm Giám đốc Sở GD - ĐT. Qua rà soát nguồn nhân sự tại chỗ, Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc có 3 người hiện giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở, thì 2/3 quá tuổi bổ nhiệm theo quy định; còn lại 1 người còn tuổi, trong quy hoạch chức danh Giám đốc Sở GD - ĐT nhưng lại chưa được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính. Đối với nhân sự ngoài cơ quan Sở, có 2 người trong quy hoạch chức danh Giám đốc sở GD - ĐT. Trong đó, có ông Nguyễn Văn Huyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP Phúc Yên [trước đó là Phó Chủ tịch UBND thành phố] và một người nữa đang công tác tại một Ban của Tỉnh ủy nhưng đang trong thời gian thi hành kỷ luật.

Ngoài ra, qua rà soát còn 24 người giữ chức vụ từ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có trình độ đào tạo chuyên môn ban đầu là sư phạm nhưng cũng không đủ điều kiện để bổ nhiệm. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng khẳng định, trên địa bàn đến thời điểm hiện tại, cán bộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của Bộ GD - ĐT hết sức khó khăn.

Từ thực trạng trên, để đáp ứng kịp thời yêu cầu lãnh đạo của ngành giáo dục tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Huyến giữ chức Quyền Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc.

Ưu tiên sử dụng nguồn cán bộ tốt nhất

Qua tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Văn Huyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP Phúc Yên, sinh năm 1976, trình độ chuyên môn Đại học sư phạm, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; trình độ Lý luận chính trị cao cấp; được quy hoạch các chức danh: Bí thư Thành ủy Phúc Yên, Giám đốc Sở GD - ĐT, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Mặc dù ông Nguyễn Văn Huyến chưa có đủ thời gian trực tiếp quản lý giáo dục theo quy định của Bộ GD - ĐT với chức danh Giám đốc Sở GD-ĐT [Quyết định số 81 - 2008/QĐ - BGDĐT] song là cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy. Quá trình công tác, ông luôn được đánh giá là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, để tạo nguồn cán bộ cho nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định kỹ về các tiêu chuẩn, điều kiện, nhất là tiêu chuẩn về chuyên môn, lý luận và tiêu chuẩn lịch sử chính trị hiện nay; lấy ý kiến của các cơ quan liên quan chuyên môn. Trên cơ sở rà soát thực trạng nguồn cán bộ; đối chiếu với các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; ưu tiên bổ nhiệm cán bộ trẻ được đào tạo chính quy. Ngày 9.5.2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã họp, sau khi phân tích kỹ tình hình đã thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín, 13/13 ủy viên nhất trí điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Huyến giữ chức Quyền Giám đốc Sở GD - ĐT.

Có thể thấy, trên cơ sở rà soát thực trạng nguồn cán bộ, đối chiếu với các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, ưu tiên bổ nhiệm cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, việc điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Huyến giữ chức Quyền Giám đốc Sở GD - ĐT không trái với quy định và phù hợp với thực tiễn ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, một số ban, ngành Thành phố không chấp nhận với lý do, việc ghi “Thời hạn bổ nhiệm lại là 5 năm, từ ngày 1/7/2020” là không đúng mà phải ghi là “Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, từ ngày 1/7/2020”.

Ông Sơn tham khảo Điều 5 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo thì thấy có quy định “Điều 5. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm...”. Ông Sơn hỏi, cách ghi như thế nào là đúng?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Theo Luật Cán bộ, công chức và Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cấp có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác đến dưới 5 năm thì thời hạn bổ nhiệm lại chỉ tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại.

Do vậy, tại quyết định bổ nhiệm cần xác định rõ thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm và mốc thời gian để tính thời hạn bổ nhiệm theo quy định.

Chinhphu.vn


Tại Khoản 12.2 và Khoản 12.3 Điều 12 Quy chế quy định, thời hạn giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó phòng, Quản đốc, Phó Quản đốc và tương đương là 3 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Trước 3 tháng tính đến thời điểm nhân sự hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét, bổ nhiệm lại.

Điều 25 [Điều khoản thi hành] quy định, trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn vướng mắc, Giám đốc trình Hội đồng quản trị xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Thực tế, trước khi ban hành Quyết định - Quy chế bổ nhiệm ngày 31/7/2019, Công ty XPH không có quy định bổ nhiệm lại cho các chức danh Trưởng phòng, Phó phòng, Quản đốc, Phó Quản đốc và tương đương. Trong các quyết định bổ nhiệm cũng không ghi thời gian giữ chức vụ là bao nhiêu năm.

Quy chế bổ nhiệm ngày 31/7/2019 không có quy định hiệu lực trở về trước, không có quy định việc xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đã bổ nhiệm trước ngày có quy chế bổ nhiệm lại.

Ông Sơn hỏi, khi có Quyết định - Quy chế bổ nhiệm lại ban hành ngày 31/7/2019 thì Công ty có phải tiến hành bổ nhiệm lại tất cả các trường hợp hay không? Hay là sau 3 năm [kể từ ngày 31/7/2019] thì mới tiến hành bổ nhiệm lại các chức danh Trưởng, Phó phòng với nhiệm kỳ 3 năm?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Lê Hồng Sơn như sau:

Theo phản ánh của ông Lê Hồng Sơn, ngày 31/7/2019, Công ty cổ phần XPH của ông ban hành Quyết định kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm các chức danh, chức vụ Trưởng, Phó phòng; Quản đốc, Phó Quản đốc và tương đương trong Công ty. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký [31/7/2019].

Tại Khoản 12.2 và Khoản 12.3 Điều 12 Quy chế này quy định, thời hạn giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó phòng, Quản đốc, Phó quản đốc và tương đương là 3 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Trước 3 tháng tính đến thời điểm nhân sự hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét, bổ nhiệm lại.

Theo đó, việc bổ nhiệm lần đầu người giữ chức danh quản lý trong Công ty, thời hạn giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm, thời điểm tiến hành quy trình xem xét, bổ nhiệm lại, áp dụng Khoản 12.2 và Khoản 12.3 Điều 12 Quy chế, kể từ thời điểm Quy chế bắt đầu có hiệu lực [ngày 31/7/2019] và trong thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực.

Do Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh quản lý của Công ty XPH ban hành ngày 31/7/2019 không quy định hiệu lực trở về trước, không quy định việc xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đã bổ nhiệm chức danh quản lý trước ngày ban hành Quy chế. Vì vậy, đã có cách hiểu khác nhau khi thực hiện. Trường hợp này, việc giải thích Quy chế thuộc người có thẩm quyền ban hành Quy chế là Hội đồng quản trị công ty, hoặc căn cứ Điều 25 của Quy chế: “Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn vướng mắc, giám đốc trình Hội đồng quản trị xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”.

Theo luật sư, đối với trường hợp đã được Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm chức danh quản lý theo thẩm quyền quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp vào thời điểm trước khi Quy chế được ban hành, mà trong các quyết định bổ nhiệm đó không ghi thời hạn giữ chức vụ, thì có thể vận dụng quy định về thời hạn nhiệm kỳ, quyền hạn của Giám đốc nêu tại Bản điều lệ của Công ty XPH làm căn cứ xác định thời hạn của người được Giám đốc bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý.

Theo đó, trước ngày Công ty cổ phần XPH ban hành quy chế bổ nhiệm [31/7/2019], trong thời hạn nhiệm kỳ 3 năm, Giám đốc Công ty có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh quản lý trong Công ty. Về nguyên tắc thời hạn giữ chức vụ của người được bổ nhiệm chức danh quản lý trong doanh nghiệp không cao hơn thời hạn giữ chức vụ của người có quyền bổ nhiệm [Giám đốc].

Như vậy, đối với trường hợp đã được bổ nhiệm lần đầu chức danh quản lý trong Công ty trước ngày Công ty ban hành Quy chế bổ nhiệm, tính từ ngày quyết định bổ nhiệm có hiệu lực đến ngày Quy chế có hiệu lực [31/7/2019] mà chưa đủ 3 năm, thì tiếp tục giữ chức vụ cho đến khi đủ 3 năm. Trước 3 tháng tính đến thời điểm đủ 3 năm giữ chức vụ được bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét, bổ nhiệm lại.

Đối với trường hợp đã được bổ nhiệm lần đầu chức danh quản lý trong Công ty trước ngày Công ty ban hành Quy chế bổ nhiệm, tính từ ngày quyết định bổ nhiệm có hiệu lực đến ngày Quy chế có hiệu lực [31/7/2019] đã đủ hoặc vượt quá 3 năm, thì cấp có thẩm quyền phải tiến hành ngay quy trình xem xét, bổ nhiệm lại.

          Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Video liên quan

Chủ Đề