Các bước nhập công thức vào ô tính như thế nào

nêu các bước nhập công thức vào ô tính

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nêu các bước nhập công thức vào ô tính?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Tin học 7.

Nêu các bước nhập công thức vào ô tính?

- Các bước nhập công thức vào ô tính:

+ B1: chọn ô tính cần thao tác

+ B2: gõ dấu =

+ B3: nhập công thức

+ B4: ấn phím Enter để kết thúc

Kiến thức mở rộng về tính toán trong Tin học

1. Sử dụng công thức để tính toán

* Ưu điểm:

- Thực hiện các tính toán nhanh chóng, chính xác và lưu lại kết quả.

- Thay đổi kết quả tùy theo dữ liệu tương ứng mà không cần viết lại công thức.

* Các phép toán được sử dụng:

- Thứ tự ưu tiên khi tính toán: từ trái qua phải∗ / + -

- Thực hiện các phép toán trong dấu ngoặc ( ) trước, sau đó là phép lũy thừa, sau đó là * / + -

2. Nhập công thức

- Dấu = là dấu đầu tiên cần gõ khi nhập công thức vào một ô

- Các bước thực hiện lần lược là:

+ Chọn ô cần nhập công thức

+ Gõ dấu =

+ Nhập công thức hay địa chỉ ô

+ Nhấn Enter

3. Sử dụng địa chỉ trong công thức

- Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô 9hoặc hàng, cột hay khối)

- Nội dung của ô kết quả sẽ được tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong các ô dữ liệu thay đổi.

4. Hàm trong chương trình bảng tính

* Khái niệm hàm:

- Hàm là các công thức được định nghĩa sẵn từ trước, dùng dữ liệu cụ thể để tính toán.

* Ưu điểm khi dùng hàm:

+ Dùng hàm giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn.

+ Tiết kiệm thời gian và tránh được những sai sót khi phải tự viết công thức.

+ Có thể sử dụng địa chỉ ô để tính toán.

Ví dụ: Tính trung bình cộng của 3 số

+ Theo công thức: = (2 + 4 + 6)/3

+ Theo hàm: =AVERAGE(2,4,6) hoặc =AVERAGE(A1,A2,A3) như ảnh dưới.

* Cách sử dụng hàm

- Cú pháp của hàm

+ Phần 1: tên hàm( VD: AVERAGE, SUM, MIN,..)

+ Phần 2: các biến. các biến được liệt kê trong dấu “( )” và cách nhau bởi dấu “,”.

- Đối số của hàm

+ Là các biến, biến ở đây có thể là 1 số, 1 địa chỉ ô, hay 1 khối.

+ Số lượng đối số( biến) này phụ thuộc theo từng hàm khác nhau.

- Sử dụng

+ Bước 1: chọn ô cần nhập và nháy đúp

+ Bước 2: gõ dấu =

+ Bước 3: gõ hàm theo cú pháp chuẩn, đầy đủ tên hàm và biến

+ Bước 4: nhấn phím Enter

5. Một số hàm thường dùng

a. Hàm tính tổng

- Tên hàm: SUM

- Ý nghĩa: dùng để tính tổng cho 1 dãy các số.

- Cú pháp: =SUM(a,b,c…..).

- Ví dụ:

+, =SUM(15,24,45) tính tổng 3 số 15, 24, 45 dựa trên giá trị số cụ thể.

+, =SUM(A1,A2,A3) tính tổng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =SUM(A1:A3) tính tổng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

Kết quả: 12

b. Hàm tính trung bình cộng

- Tên hàm: AVERAGE

- Ý nghĩa: tính trung bình cộng của 1 dãy các số.

- Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,…)

- Ví dụ:

+, =AVERAGE(2,4,6) tính trung bình cộng 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể.

+, =AVERAGE(A1,A2,A3) tính trung bình cộng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =AVERAGE(A1:A3) tính trung bình cộng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

c. Hàm xác định giá trị lơn nhất

- Tên hàm: MAX

- Ý nghĩa: xác định số lớn nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MAX(a,b,c,…)

- Ví dụ:

+, =MAX(2,4,6) xác định số lớn nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 6

+, = MAX (A1,A2,A3) xác định số lớn nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =MAX(A1:A3) xác định số lớn nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 6 ( địa chỉ ô là A3)

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

- Tên hàm: MIN

- Ý nghĩa: xác định số nhỏ nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MIN(a,b,c,…)

- Ví dụ:

+, = MIN (2,4,6) xác định số nhỏ nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 2

+, = MIN (A1,A2,A3) xác định số nhỏ nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, = MIN (A1:A3) xác định số nhỏ nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 2 ( địa chỉ ô là A1)

6. Bài tập

-Sử dụng tiếp bảng tínhChi_phi_gia_dinhvà thực hiện các bước sau đây:

b) Quan sát và nhận biết hàm SUM được tự động chèn vào cùng với gợi ý về khối dữ liệu sẽ được tính tổng (hình 1.30). Nhấn phímEnternếu chương trình cho gợi ý đúng, nếu không, hãy sử dụng chuột để chọn lại khối dữ liệu rồi nhấnEnter.

c) Xóa dữ liệu trong ô B3 và lặp lại bước a). Quan sát vùng dữ liệu được gợi ý.

d) Khôi phục lại dữ liệu trong ô B3 và nhập dữ liệu văn bản tùy ý vào ô B3. Thực hiện lại bước a) và quan sát vùng dữ liệu được gợi ý. Ghi lại nhận xét của em.

Trả lời:

b) Do chương trình gợi ý sai nên em phải sửa lại hàm SUM gợi ý thành E3 = SUM(C3,D3) rồi nhấnEnter:

c) Xóa dữ liệu trong ô B3 và lặp lại bước a, chương trình sẽ hiện gợi ý hàm SUM như sau:

d) Khôi phục lại dữ liệu trong ô B3 và nhập dữ liệu văn bản tùy ý vào ô B3. Thực hiện lại bước a, chương trình sẽ hiện gợi ý hàm SUM như sau:

Bài 2:Khởi động Excel và mở bảng tính có tênChi_phi_gia_dinh.

a) Sử dụng hàm SUM để tính lại các tổng và trung bình đã tính. So sánh với các kết quả đã có.

b) Sử dụng các hàm MAX và MIN để tính chi phí nhiều nhất và ít nhất cho mỗi mục tiền điện, tiền nước (vào các ô trống tùy ý).

Lời giải:

- Để mở bảng tính có tênChi_phi_gia_dinh, em mở thư mục lưu tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp:

b) Sau khi mở tệp bảng tínhChi_phi_gia_dinh, em thấy nội dung bảng tính như sau:

- Gọi C8 là chi phí lớn nhất của tiền điện:

→ C8 = MAX(C3,C4,C5)

- Gọi C9 là chi phí nhỏ nhất của tiền điện:

→ C9 = MIN(C3,C4,C5)

- Gọi D8 là chi phí lớn nhất của tiền nước:

→D8 = MAX(D3,D4,D5)

- Gọi D9 là chi phí nhỏ nhất của tiền nước:

→D9 = MIN(D3,D4,D5)

- Lần lượt nhập các công thức tính vào bảng tính, ta được kết quả:

Các bướclần lượt như sau:

Bước 1 : Chọn ô cần nhập công thức

Bước 2 : Gõ dấu =

Bước 3 : Nhập công thức

Bước 4 : Nhấn ENTER hoặc nháy chuột vào nút này để kết thúc.