Các chất trong thức ăn qua hệ tiêu hóa được biến đổi như thế nào

Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa

Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa I. Sự biến đổi thức ăn Trong ống tiêu hoá thức ăn được biến đổi cả về mặt lý học và hoá học. Sự biến đổi xảy ra chủ yếu ở 3 nơi: khoang, miệng, dạ dày và ruột non 1. Tại khoang miệng Lý học: Thức ăn vào khoang miệng, bị răng cắt xé, nghiền nhỏ rồi tẩm với nước bọt thành một chất nhão dính, nhờ lưỡi viên lại thành viên, rồi đẩy xuống phía dưới qua động tác nuốt Hoá học: Trong nước bọt có men amilaza hoạt động trong môi trường kiềm và nhiệt độ 370C. dưới tác dụng của men amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường manto. Nước bọt được bài tiết theo cơ chế phản xạ Trẻ dưới 3 tháng tuyến nước bọt chưa phát triển, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột còn rất hạn chế 2. Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày Thức ăn tới dạ dày được lưu giữ lại. Thời gian lưu giữ tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn: Gluco được lưu lại 3 – 4 giờ, Protit 5 – 6 giờ, lipit 6 -8 giờ, sữa mẹ: 2 – 3h30, sữa bò: 3 – 4h. Ngoài ra thời gian lưu trữ thức ăn còn tuỳ thuộc lứa tuổi giới tính, trạng thái cơ thể, tâm lý Lý học: Nhờ sự co bóp của dạ dày thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vị do tuyến vị tiết ra. Hoá học: Thức ăn tới dạ dày 6 – 8 phút, tuyến vị bắt đầu tiết dịch vị. Thành phần chính của dịch vị là: axít HCl, chất nhầy men pepsin, men prezua [đông vón sữa] một ít men lipaza, muối khoáng. Axít HCl: tạo môi trường cho men pepsin hoạt động, sát khuẩn, đóng mở môn vị. Men pepsin: hoạt động trong môi trường pH = 1,5 – 3,1, t0= 370C, biến đổi protit thanh peptit. Men prezua: men này chủ yếu có trong dịch vị của trẻ em nhiều hơn dịch vị của người lớn. Men này hoạt động trong môi trường pH = 5 – 6, trẻ càng lớn độ pH giảm dần, men prezua mất dần tác dụng. Khi pH xuống 1,5 thì men này không có tác dụng thay vào đó là men pepsin. Dưới tác dụng của men pre-zua làm cho sữa từ dạng hoà tan trở thành đông vón tách phần chất lỏng để ngấm qua thành ruột vào máu. Men lipaza: trong dịch vị chỉ có một ít men lipaza, men này hoạt động trong môi trường pH = 4 – 5, nếu độ pH xuống dưới 1,5 men này không hoạt động. Men lipaza của dịch vị chỉ có tác động lên một số mỡ và lòng đỏ trứng. Trong giai đoạn đầu [chừng 20 phút] khi thức ăn tới dạ dày, dịch vị chưa ngấm vào thức ăn, môi trường thức ăn chưa chuyển sang môi trường axít, men amilaza trong nước bọt tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành đường manto. 3. Sự biến đổi thức ăn tại ruột non Tại đây xảy ra sự biến đổi thức ăn đầy đủ nhất, triệt để nhất. Trong đó có sự biến đổi về hoá học là chủ yếu. * Lý học: Nhờ có co bóp của cơ ở thành ruột, thức ăn tiếp tục được nhào trộn, ngấm dần các dịch tiêu hoá: dịch tụy, dịch ruột, mật. Đồng thời nhờ sự co bóp của cơ thành ruột thức ăn được đẩy dần xuống dưới. Thức ăn được lưu giữ ở ruột non 3 – 5 giờ. * Hoá học

Tác dụng của dịch tụy: trong dịch tụy có 3 loại men tiêu hoá: protit, gluxit, lipit. Dưới tác dụng của các men tiêu hoá protit, gluxit, lipit được biến đổi đến sản phẩm cuối cùng.

Pr Trypsin axit amin

aminopeptidaza

Gluxit Amilaza Manto Mantaza Gluco Lipaza Lipit

axit béo + Glyxenrin

Tác dụng của dịch ruột Dịch ruột không được tiết ra trong khi ăn, mà được tiết ra do tiếp xúc trực tiếp của thức ăn với phần ruột đó. Trong dịch ruột có đủ cả 3 loại men tiêu hoá protit, gluxit, lipit, các men này tiếp tục biến đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản phẩm là axit amin, glico, axit béo, glyerin Tác dụng của dịch mật. Dịch mật không có men tiêu hoá, song nó có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá và hấp thu; có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy, dịch ruột, đặc biệt đối với sự tiêu hoá mỡ. + Phân chia Lipit thành những hạt nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của lipit với men lipaza + Axit béo được tạo thành trong quá trình tiêu hoá cùng với muối mật tạo thành một chất hoà tan trong nước, dễ dàng ngấm qua thành ruột vào máu. II. Sự hấp thụ thức ăn và sự thải bã 1. Sự hấp thụ Hấp thụ: là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá các chất dịnh dưỡng từ lòng ống tiêu hoá vào máu Tất cả các đoạn của ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu. Nhưng ruột non là nơi có khả năng hấp thu nhiều nhất vì: Ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp gấp, cộng thêm lớp lông ruột làm diện tích hấp thu tăng lên đáng kể [tới 200 – 500m2 ]. + Các tế bào hấp thu ở ruột non có cấu trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ lòng ống tiêu hoá vào máu. + Đến ruột non toàn bộ thức ăn đã được biến đổi đến mức đơn giản nhất để có thể hấp thu được · Cơ chế hấp thu Các chất dịnh dưỡng được chuyển từ ống tiêu hoá vào máu theo hai cơ chế. Cơ chế thụ động: nồng độ của các chất trong ống tiêu hoá cao hơn trong máu, các chất dinh dưỡng được chuyển từ ống tiêu hoá qua màng ruột, thành mạch máu vào máu + Cơ chế chủ động: khi nồng độ của các chất dinh dưỡng ở trong ruột thấp hơn trong máu, các phần tử thức ăn [axit amin, gluco …] gắn vào những chất vận chuyển, nhờ những chất vận chuyển mà các chất dinh dưỡng được chuyển vào máu. Ví dụ: B1 cần cho sự vận chuyển gluco. Vitamin B6 cần cho protit · Đường đi của các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng a xit amin, gluco, axit béo làm thành dung dịch dinh dưỡng vào máu và bạch huyết. Trong đó các axit a min và gluco được thấm thẳng vào máu và bạch huyết và sẽ được tới gan để rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới và theo vòng tuần hoàn tới các tế bào trong cơ thể. Chất béo phần lớn [70%] được chuyển vào mạch bạch huyết rồi vào máu, phần nhỏ [30%] được chuyển thẳng vào máu · Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu Sự hấp thu các chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào thành phần, nguồn gốc của thức ăn, cách chế biến và khả năng hấp thu của cơ thể. Khi sự hấp thu bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới sự dinh dưỡng của cơ thể, nhất là đối với trẻ nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao sự hấp thu không tốt dễ dàng dẫn đến suy dinh dưỡng. 2. . Sự thải bã Khi thức ăn tới ruột già phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ Tại ruột già hấp thu thêm một vài chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thu lại nước, cô đặc chất bã, một số vi khuẩn của ruột già phân huỷ những chất còn lại của protit, gluxit lên men tạo thành phân được tống ra ngoài nhờ nhu động của ruột già và theo cơ chế phản xạ. Phân được đẩy ra ngoài qua 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Phân được tích đầy đại tràng sigma, giai đoạn này không do ý muốn. Giai đoạn 2: cục phân được đẩy xuống trực tràng, chạm vào niêm mạch gây cảm giác mót đại tiện Giai đoạn 3: vừa do phản xạ, vừa do ý muốn, cơ thắt hậu môn mở ra để phân thoát ra ngoài. Cơ thắt hậu môn ngoài là cơ thắt vân Ở trẻ nhỏ do sự phát triển của cơ vân và hệ thần kinh chưa hoàn thiện do đó động tác đại tiện chưa chủ động. Số lần đại tiện trong một ngày giảm dần theo lứa tuổi Trẻ dưới 1 tuần 4 – 5 lần Trẻ trên 1 tuần 2 – 3 lần Trẻ 1 tuổi: 1 lần * Tính chất của phân thay đổi theo chế độ ăn. Trẻ sơ sinh: là phân su, có màu xanh sẫm, không mùi. Gồm những chất bài tiết của ống tiêu hoá. Trẻ đi trong ngày đầu Trẻ bú mẹ: phân màu vàng sền sệt, có mùa chua

Trẻ ăn nhân tạo phân nâu vàng, mùi thối, rắn, đôi khi thành khuôn.

- Các chất nào tronh thức ăn ko bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

- Các chất nào trong thức ăn đc biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

- Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

Hằng ngày, cơ thể chúng ta nạp đủ các loại thức ăn, nào là protein, chất xơ, chất béo đến các vitamin,… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc cơ thể chúng ta đã hấp thu các chất dinh dưỡng này như thế nào không? Và liệu những thứ ta nạp vào cơ thể có gây khó khăn gì cho hoạt động của hệ tiêu hóa? Cùng tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở người cũng như cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa để biết cách ăn uống khoa học và hợp lý hơn nhé!

Sự tiêu hóa thức ăn là quá trình thế nào?

Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các hoạt chất đơn giản để cơ thể hấp thu dễ dàng. Bộ máy tiêu hóa của cơ thể con người được chia làm hai phần:

  • Ống tiêu hóa: Miệng – Thực quản – Dạ dày – Ruột non – Ruột già [Sắp xếp từ trên xuống dưới].
  • Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến tụy và tuyến gan.

Từ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra theo quy trình như sau: Tiếp nhận thức ăn – Nghiền nát – Chuyển hóa dinh dưỡng – Đào thải.

Thực phẩm được nạp trong miệng, tiêu hóa rồi chuyển hóa tạo năng lượng sẽ phải trải qua 2 cơ chế là cơ học và hoa học. Trong khi cơ học là các hoạt động riêng của từng bộ phận trong hệ tiêu hóa, thì cơ chế hóa học là quy trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa. Điều này giúp hỗ trợ ống tiêu hóa [Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già] phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Và đây được gọi là quá trình tiêu hóa thức ăn ở người.

Cụ thể, thức ăn sẽ được tiếp nhận từ miệng, sau đó cơ thể sẽ tiết ra nước bọt để nhào trộn, góp phần đưa thức ăn qua ống thực quản và dạ dày dễ dàng. Trong dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát thành phân tử nhỏ để dễ dàng chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Những chất cặn bã không có lợi cho cơ thể sẽ được đưa xuống ruột già và đào thải ra ngoài. Nếu chức năng tiêu hóa hoạt động không ổn định sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe, khiến rối loạn tiêu hóa kéo dài và những biến chứng đường ruột khác và gặp phải những chứng bệnh như: trào ngược dạ dày, đau dạ dày, chướng bụng đầy hơi,…

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, nhưng trước đó, khi khứu giác cảm nhận được mùi vị của thức ăn, thậm chí là xảy ra trong suy nghĩ thì tuyến nước bọt được sản xuất. Khi miệng tiếp nhận thức ăn sẽ nghiền xé và kết hợp cùng với nước bọt để nhào trộn tạo thành viên nuốt. Vì hành động nuốt là tự nhiên nên khi ăn chúng ta cần phải nhai kỹ tránh bị nghẹn

Về cơ bản, quá trình tiêu hóa ở miệng gồm 2 hành động là nhai và nuốt. Đây là một trong những quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại khoang miệng. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của dịch tiêu hóa – ở miệng gọi là nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, men amylase, men khử khuẩn và số ít men maltase. Men amylase có nhiệm vụ biến tinh bột chín thành đường maltriose, dextrin và maltose. Men maltase  thì có tác dụng biến lactose thành glucose. Quá trình này mang lại kết quả như sau: Lipid và Protid chưa được phân giải, 1 phần tinh bột chín được phân giải thành maltose.

Do thời gian thức ăn lưu lại ở miệng là rất ngắn, sự tiêu hóa là không đáng kể nên chưa có hiện tượng hấp thụ.

Trong dạ dày có chứa nhiều men tiêu hóa như Renin [chymosin, presure], men pepsin tiêu hoá protid, chúng có tác dụng biến đổi caseinogen thành casein, kết hợp với canxi tạo thành váng sữa. Loại men này rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngược lại thì người lớn rất ít xảy ra quá trình biến đổi này.

Với men lipase tiêu hóa lipid, loại này thích nghi với môi trường kiềm, nhưng vì trong dạ dày là môi trường toàn, nên khả năng hoạt động của men lipase tiêu hóa lipid là yếu. Nếu có thì chúng chỉ có tác dụng thủy phân lipid của sữa, lòng đỏ trứng để biến đổi thành chất acid béo, glycerol và monoglycerid.

Trong dạ dày còn chứa acid HCL, chúng có tác dụng làm trương protid giúp quá trình phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Đây là hợp chất Acid không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người. Ngoài ra, loại men này cũng góp phần kích thích nhu động dạ dày hoạt động, sát khuẩn, chống thối, cũng như tham gia vào cơ chế đóng mở ở hậu môn.

Dạ dày gồm 2 loại chất nhầy đó là hòa tan và không hòa tan. Sự kết giữa hai loại chất nhầy này cùng bicacbonat tạo thành lớp màng phủ kín hành tá tràng và niêm mạc dạ dày. Từ đó mang tới tác dụng trung hòa acid, che chở, bảo vệ cũng như ngăn chặn sự phá hủy của pepsin và acid lên thành dạ dày.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày giúp thức ăn được biến đổi thành 1 chất có tên gọi là vị trấp. Trong đó gồm, 10% protid biến thành polypeptid, 1 nửa lipid đã nhu hóa phân giải thành acid béo và monoglycerid. Do trong dạ dày không có men tiêu hóa, nên hầu như glucid vẫn chưa được tiêu hóa. Bởi vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày cũng chỉ là bước đệm cho giai đoạn tiêu hóa ở ruột non.

Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Nhờ tác dụng của các dịch tiêu hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, thức ăn sẽ được phân giải tới mức đơn giản nhất để có thể đào thải chất thừa ra cơ thể dễ dàng.

Dịch tụy tiêu hóa lipid, protid, glucid, khi thiếu những chất này, cơ thể sẽ phản ứng và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng.

Acid mật là chất duy nhất có tác dụng tiêu hóa. Chất này tồn tại dưới dạng kali và natri, nên thường gọi chung là muối mật.

Muối mật có tác dụng nhũ hóa lipid, tăng khả năng tiếp xúc lipid với men lipase. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa lipid có trong thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, mật còn tạo ra môi trường kiềm ở ruột, từ đó giúp ức chế vi khuẩn lên men, kích thích nhu động ruột hoạt động. Trong ruột có đủ các loại dịch làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, biến đổi chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột thành và hấp thụ.

Quá trình tiêu hóa ở ruột non mang lại kết quả như sau: Thức ăn biến đổi thành dạng sệt, protid thủy phân hoàn toàn biến đổi thành dlycerol, chất béo và các loại chất khác, Glucid thủy phân phần lớn thành glucose, fuctose và galactose. Tất cả các hoạt chất này đều hấp thụ được. Còn chất xơ, lõi tinh bột,… không tiêu hóa được sẽ chuyển xuống ruột già.

Tóm lại, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người là quá trình phức tạp nhưng nó quan trọng. Vì nhớ quá trình này, thức ăn mới được chuyển hóa thành dinh dưỡng, từ đó tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cơ thể của mình!

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Video liên quan

Chủ Đề