Các món cháo cho người niềng răng

Bạn đang lo lắng không biết sau khi niềng răng cần bổ sung những thực phẩm nào để không bị sụt cân, hóp má? Yên tâm. Bài viết dưới đây Up Dental sẽ  bật mí tất tần tật thực đơn cho người niềng để bạn có thể tham khảo.

Trong quá trình niềng răng, thời gian đầu sẽ gặp phải tình trạng vướng víu, khó chịu, đặc biệt sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề trong việc vệ sinh răng miệng và ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý người niềng răng. Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm là Niềng răng có ăn được, thực đơn cho người niềng răng sẽ như thế nào?

Giải đáp thắc mắc, Bác sĩ tại Up Dental cho biết: Niềng răng hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thời gian đầu mới niềng răng về, bạn chưa quen với những khí cụ trong miệng, có thể gây đau và bạn cảm thấy khó ăn uống. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vấn đề này chỉ xảy ra trong thời gian đầu, sau khoảng 2 - 3 tuần sau khi quen, bạn có thể ăn uống bình thường. 

Tại sao cần chú ý về thực đơn cho người niềng răng

Ngày bạn quyết định lựa chọn niềng răng để cải thiện các khiếm khuyết về răng miệng như hô, móm, thưa, lệch lạc… cũng là lúc chuyện ăn uống của bạn phải có những điều chỉnh phù hợp. Bởi vì những lý do sau:

1. Chưa quen với khí cụ niềng răng

Khi niềng răng, bạn có thể bạn phải đeo các khí cụ niềng răng như thun tách kẽ, mắc cài, nong hàm… Với những bạn chưa quen với sự hiện diện của những khí cụ này sẽ cảm thấy cộm và khó ăn. Việc lên thực đơn phù hợp sẽ giúp bạn ăn uống thoải mái và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, ăn uống đúng cách trong thời gian này, sẽ hạn chế được việc tiếp xúc giữa khí cụ và vùng trong khoang miệng. Điều này giúp bạn không bị trầy xước hay chảy máu môi, nướu. 

Ăn đồ cứng sẽ làm gãy hoặc bung mắc cài

Khi niềng răng, răng bạn đang trong quá trình di chuyển từ từ về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Nếu bạn ăn những thức ăn quá cứng, sẽ làm gãy hoặc bung mắc cài, gây ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng của bạn.

2. Giảm thiểu tình trạng đau, ê khi niềng răng

Cẩn thận trong việc ăn uống khi niềng còn giúp bạn giảm đau, ê và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…

3. Tạo cảm giác ăn uống ngon miệng

Với những bạn mới niềng răng, việc ăn uống sẽ khó khăn hơn vì có thêm những khí cụ trên răng. Vì thế, lên thực đơn với những móm ăn phù hợp sẽ giúp việc ăn uống trở nên thuận lợi, tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đặc biệt hạn chế được tình trạng bung, rớt mắc cài.

4. Hạn chế tình trạng tổn thương răng, nướu

Khi niềng răng, bạn ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai sẽ khiến bung, gãy mắc cài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu của bạn. Vì thế, lên thực đơn phù hợp khi niềng răng, sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng tổn thương răng, nướu. Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

[cta-braces-tea]

Bật mí món ăn trong thực đơn dành cho người niềng răng

Mới niềng răng nên ăn gì?

Những ngày đầu mới niềng răng, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm và thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng để hạn chế tình trạng hóp má. Dưới đây là các món ăn dành cho người mới niềng, bạn có thể tham khảo:

  • Các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua.

  • Các sản phẩm từ trứng:  Bánh flan, bánh bông lan, trứng cuộn, bánh tráng miệng từ lòng trắng trứng…

  • Thức ăn được chế biến từ ngũ cốc như Bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…

  • Các sản phẩm giàu chất đạm như các loại hạt, đậu, gạo lứt...

  • Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản

  • Các thực phẩm từ rau xanh, củ quả… đã được ninh nhừ

  • Thực phẩm được nấu mềm như cháo, súp, phở…

  • Nước ép trái cây, sinh tố

Các món ăn khi niềng răng đã ổn định

Khi răng bạn đã ổn định và quen dần với những khí cụ niềng răng, răng bạn không còn đau hay khó chịu nên việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Lúc này, bạn nên tiếp tục duy trì ăn uống như thực đơn dành cho người mới niềng. Bên cạnh đó chú ý bổ sung protein và các món ăn sau:

  • Thực phẩm giàu canxi và magie như trứng, thịt, cá. 

  • Các loại thực phẩm giàu tinh bột như hạt ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu

  • Các loại bánh mỳ mềm, không rắc hạt

  • Rau xanh, củ quả tươi

  • Sinh tố, nước ép, trái cây…

  • Các loại bánh mềm như cookies, brownies

[cta-bao-gia]

Những lưu ý khác cho người niềng răng

Ngoài chuyện ăn uống, vệ sinh răng miệng như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bạn qua tâm. Với hàng răng sắt gắn trên răng, chắc hẳn việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn để tránh mắc các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu nhé.

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 - 3 lần mỗi ngày

  • Bạn nên chọn những bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng [bạn có thể mua tại nha khoa] để có thể làm sạch các mảng thức ăn bám trên răng.

  • Đánh răng đúng cách theo sự hướng dẫn của Bác sĩ, dùng bàn chải làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống để làm sạch thức ăn còn sót lại.

  • Nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để hỗ trợ loại bỏ dư cặn vướng lại, rửa trôi những mảng bám và mắc cài.

4. Review thực đơn ăn uống của các khách hàng tại nha khoa Up Dental

Hoàng Thị Thuỳ Trang [26 tuổi], cô nàng quyết định niềng răng để cải thiện răng hô, khấp khểnh của mình. Trải qua 2 năm đeo niềng, kinh nghiệm ăn uống của cô nàng là: “Những ngày đầu khi vừa mới gắn mắc cài hay mới đi siết răng thì mình thường ăn cháo, nhưng chỉ 1 - 2 ngày đầu thôi còn những ngày sau mình có thể ăn cơm lại bình thường. Đồ ăn mình phải cắt nhỏ ra để ăn, thịt, xương mình không ăn được rồi, mình chỉ ăn được những đồ ăn nhẹ. Mình không được uống đá, nước đá nói chung uống cũng được nhưng cảm giác mình uống xong nó sẽ hơi bị tê buốt răng một chút”.

>> Xem thêm: Địa chỉ niềng răng uy tín ở TP.HCM

Nguyễn Trịnh Thuỳ Duyên, hiện tại đang làm sale mỹ phẩm, niềng răng mắc cài kim loại hơn 2 năm tại nha khoa Up Dental để can thiệp hàm răng thưa. Nói về king nghiệm ăn uống của mình, cô nàng cho biết: “Mới đầu niềng em ăn những món mềm, ăn cứng như cục xương rất là đau nên em cẩn thận về chuyện ăn uống. Giống như đồ ăn là ăn những cái mềm và thịt có xương em cũng lóc thịt ra em ăn, em hạn chế cắn xương nhiều”.


[cta-tu-van]

UP DENTAL – NIỀNG RĂNG CAO CẤP DÀNH CHO BẠN TRẺ

Đối với những người niềng răng thẩm mỹ thì vấn đề ăn uống như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Không những phải đảm bảo cho người bệnh có một bữa ăn ngon miệng mà còn phải đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa món ăn cho người niềng răng còn phải tránh gây ảnh hưởng xấu tới răng miệng cũng như không làm giảm trọng lượng cơ thể. Bài viết dưới đây ISOFHCARE sẽ mách bạn thực đơn chuẩn cho người niềng răng bạn hãy tham khảo nhé!

Những món ăn cho người niềng răng phải được đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít tinh bột, đủ dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người niềng răng bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

a. Cháo dinh dưỡng

Cháo là món ăn cho người niềng răng khá quen thuộc, đặc biệt trong giai đoạn đầu và những ngày đầu của chu trình niềng răng. Bởi trong những ngày đầu niềng răng, nhất là trong giai đoạn đặt thun tách kẽ và đeo mắc cài thì bạn hầu như là không ăn được bất cứ món ăn cứng nào. Bạn có thể chế biến các loại cháo với những hương vị khác nhau để tránh cảm giác nhàm chán khi nhìn thấy món ăn. Các loại cháo dinh dưỡng đơn giản mà bạn có thể tự tay chuẩn bị chỉ trong thời gian ngắn và dễ dàng, đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo gà, cháo thịt, cháo tôm, cháo rau củ,…

b. Súp

Bạn hoàn toàn có thể nấu súp để thay đổi khẩu vị hoặc làm thành món ăn phụ ăn kèm với cháo dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn những món súp đơn giản, thơm ngon, dễ làm và đầy đủ dinh dưỡng như: súp ngô, súp yến, súp gà, súp rau củ,… Hoặc bạn cũng có thể tự tay chế biến cho mình những món ăn riêng biệt phù hợp với khẩu vị.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 1900638367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng ISOFHCARE!

c. Cơm mềm

Trong quá trình niềng răng bạn cũng có thể ăn cơm nhưng lưu ý là nên ăn cơm mềm. Bạn có thể lựa chọn những loại gạo thơm, dẻo và nấu cho mềm. Bạn hãy cố gắng ăn cơm ngay khi có thể để tránh tình trạng mệt mỏi khi ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

d. Rau, củ, quả

Rau, củ luộc cũng là món ăn cho người niềng răng không thể thiếu trong giai đoạn này. Mặc dù việc lựa chọn rau, củ, quả trong giai đoạn niềng răng này sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu khi thức ăn mắc vào mắc cài nhưng đây là thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế thiếu vitamin C gây nhiệt miệng, táo bón,…

Ngoài ra nước ép hoa quả, rau củ còn được coi là cứu tinh cho những ai gặp khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những loại hoa quả nhiều chất dinh dưỡng, không quá nhiều đường để đảm bảo hàm răng không bị nhiễm các bệnh lý sau khi niềng răng.

e. Sữa

Trong quá trình niềng răng thì sữa luôn là một đồ uống bổ dưỡng không thể thiếu được. Bạn có thể mua sữa bột dinh dưỡng để pha uống trong những ngày đầu niềng răng. Hoặc bạn cũng có thể mua thêm sữa tươi để dễ dàng mang theo bên mình khi cần sử dụng, vô cùng tiện lợi. Uống sữa sẽ không gây tác động mạnh đến mắc cài.

f. Uống đủ nước

Bạn cũng đừng quên uống nước lọc mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Đồng thời còn giúp làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả nhất, hạn chế thức ăn còn tồn đọng trong miệng.

g. Thực phẩm chế biến từ trứng

Trong trứng chứa nhiều hàm lượng vitamin D, protein,… là những dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra thành phần fluor, acid amin trong trứng còn có khả năng ngấm sâu vào răng miệng giúp răng chắc khỏe hơn. Các thực phẩm được chế biến từ trứng là những món ăn mềm, không phải nhai nhiều mà vẫn cung cấp hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể giúp răng chắc khỏe. Một số món ăn như: bánh flan, phomai, bơ, trứng luộc/chiên,…

h. Thực phẩm cung cấp protein

Các loại thịt bò, thịt gà, hải sản,… đều cung cấp một hàm lượng protein dồi dào để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động trong một ngày dài làm việc. Lưu ý khi chế biến bạn cần lưu ý chế biến thực phẩm này đủ mềm, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để tránh lực nhai mạnh, ảnh hưởng tới răng.

2. Người niềng răng không nên ăn gì?

Đối với những người niềng răng việc ăn uống cần phải cẩn thận, việc ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn bình thường. Nếu muốn kết quả chỉnh nha được hài lòng nhất bạn cũng cần loại bỏ một số món ăn dưới đây ra khỏi thực đơn hàng ngày:

a. Đồ ăn dẻo, dai

Các loại kẹo cao su, bánh nếp, bánh dày,… là những món ăn đầu tiên bạn cần đưa ngay vào danh sách không ăn khi niềng răng. Bởi chúng sẽ khiến hàm của bạn phải hoạt động nhiều hơn mới nghiền nát được thức ăn và gây dính, vướng vào mắc cài.

b. Món ăn cứng

Những món ăn cứng không tốt cho hàm răng của bạn như: xương, đùi gà, bắp ngô, quả ổi,… đây đều là những thực phẩm mà bạn nên tránh khi đang niềng răng. Vì khi ăn những đồ ăn cứng hàm răng của bạn sẽ phải vận động mạnh hơn để nghiền nát thức ăn. Trong khi cấu trúc răng khi niềng đang dịch chuyển, việc này sẽ tác động xấu tới việc kiểm soát vùng xương hàm, làm dây cung bị đứt hoặc bong mắc cài.

c. Đồ ăn quá nóng, lạnh

Bạn nên hạn chế những món ăn như: kem, đồ uống lanh, lẩu,… Vì khi niềng răng nếu tiếp xúc với những đồ ăn này răng sẽ bị ê buốt, ảnh hưởng tới lực kéo của răng.

d. Đồ ăn nhiều tinh bột

Những đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhanh nhiều đường sẽ dễ sinh acid gây sâu răng và các bệnh lý về răng miệng không tốt cho người niềng răng. Bên cạnh đó bạn cũng hạn chế sử dụng café, trà,… bởi đây là đồ uống chứa nhiều dưỡng và chất tạo màu gây ố răng.

Hy vọng những thông tin mà iSofhcare chia sẻ đã giúp bạn có thêm thông tin khi lựa chọn món ăn cho người niềng răng. Từ đó xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý để có kết quả sau niềng răng hài lòng nhất. Nếu bạn đang cảm thấy chưa rõ và cần được tư vấn thêm, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới ISOFHCARE để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Video liên quan

Chủ Đề