Các phương pháp xã hội học của karl marx?

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌCTƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC CƠ BẢN CỦA KARL MARX[1818 – 1883]Nhóm thực hiện: Nhóm 2Lớp: Nhân Văn 5 và Văn bằng 2MỞ ĐẦULịch sử xã hội học là lịch sử của các lý thuyết xã hội học đấu tranh vớinhau, cạnh tranh và bổ sung lẫn nhau trong việc giải quyết những vấn đề màcuộc sống thực của con người luôn đặt ra trước xã hội học. Trong tiến trìnhphát triển xã hội loài người, như Engels từng nhận xét, luôn xuất hiện nhữngcon người khổng lồ biết phát hiện vấn đề và đưa ra câu trả lời cho những câuhỏi lớn của thời đại. Sự kiện như vậy cũng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sửxã hội học.Tư tưởng xã hội học đã xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà hiềntriết phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, khoa học xã hội học mới cóchiều dài lịch sử hơn một thế kỷ rưỡi kể từ khi Auguste Comte - nhà triết họcthực chứng, nhà xã hội học người Pháp - lần đầu tiên, vào khoảng năm 1838- 1839, sử dụng thuật ngữ xã hội học [Sociologie] để chỉ một lĩnh vực nghiêncứu chuyên về sự tổ chức và sự biến đổi xã hội loài người.Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các học thuyết xã hội học thành một dòngchảy suốt chiều dài lịch sử phát triển xã hội là vấn đề cơ bản có tính triết họccủa nó. Đó là vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội: con người đã tácđộng tới xã hội như thế nào và xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới conngười.Người đã kế thừa và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất về mặt tưtưởng và nhận thức mà loài người đã tạo ra từ trước cho đến khoảng giữathế kỷ XIX để đưa ra một học thuyết chính xác, vạn năng cho khoa học xã hộihọc là Karl Marx. Ngày nay, xã hội học ngày càng khẳng định vị trí và tầmquan trọng của mình trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam. Do đó, việc tìm hiểu tư tưởng của các nhà xã hội học - đặc biệt làKarl Marx ngày càng có ý nghĩa thiết thực.Đối với nhân dân Việt Nam và tất cả các dân tộc tiến bộ trên thế giới,chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất. Học thuyếtcủa Marx nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp mà ở đó, "sự phát triển tự do củamỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người" mãi mãi là ngọnđuốc sáng ngời dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân loại giải phóng mình khỏiách áp bức và bóc lột tiến lên xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. JacquesDerida thừa nhận rằng sẽ luôn là một sai lầm, nếu không đọc đi đọc lại nhữngtác phẩm của Marx và sẽ "không có tương lai mà lại không có Marx".Với kiến thức còn hạn chế và lượng thời gian cho phép, bài viết chắcchắn sẽ chưa sâu sắc và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự gópý chân tình của thầy để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.NỘI DUNG1. Khái quát bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới những thập kỷ đầucủa thế kỷ1.1. Điều kiện lịch sử và những tiền đề ra đời chủ nghĩa MarxTư tưởng của Karl Marx ra đời trong điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX.Nó là kết quả tất yếu của sự phát triển tư tưởng và sự phát triển của khoa họcnói chung, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế- xã hội của thế kỷXIX.Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và ở cả Đức. Nước Anh đã hoàn thành cuộccách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc lớn nhất. Nước Pháp, cuộccách mạng công nghiệp đang vào giai đoạn hoàn thành. Ở Đức, cách mạngcông nghiệp cũng làm cho nền kinh tế nước này phát triển mạnh.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho mâu thuẫn xã hội càng gaygắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giaicấp vô sản. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là: một bên là tính chất xãhội hóa và trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa vàmột bên là quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa.Ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai cấp vôsản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vai trò quantrọng trong đời sống chính trị - xã hội. Tiêu biểu là: phong trào Hiến chươngAnh, cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông [1831] ở Pháp, cuộc khởi nghĩacủa thợ dệt Xilêdi [1844] ở Đức.Những vấn đề của thời đại do sự phát triển chủ nghĩa tư bản đặt rađược phản ánh bởi tư duy lý luận từ những lập trường giai cấp khác nhau,hình thành nên những học thuyết với tính cách là một hệ thống những quanđiểm lý luận về triết học, kinh tế và chính trị xã hội khác nhau. Sự lý giải vềnhững khuyết tật của chủ nghĩa tư bản đương thời, về sự cần thiết phải thaythế nó bằng một xã hội tốt đẹp, thực hiện sự bình đẳng xã hội theo những lậptrường giai cấp đã sản sinh ra nhiều biến tướng của chủ nghĩa xã hội như."chủ nghĩa xã hội phong kiến", "chủ nghĩa xã hội tư sản", "chủ nghĩa xã hộitiểu tư sản"... Do vậy, muốn khái quát được tiến trình lịch sử và xác minh mộtcách khoa học con đường phát triển tiếp theo của xã hội, cần phải tiến hànhmột công tác nghiên cứa khoa học lớn, phải dựa vào tất cả những thành tựucủa tư tưởng khoa học trước đó. Để làm được nhiệm vụ đó, K.Marx vàF.Engels đã kế thừa những thành tựu lớn lao của tư tưởng loài người: triếthọc cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh, kinh tế chính trị cổ điểnĐức.Ý nghĩa lịch sử nổi bật của triết học cổ điển Đức là ở chỗ, nó là mộttrong những tiền đề lý luận cho việc hình thành thế giới quan biện chứng. Ởđây, phải kể đến phép biện chứng Hegel và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc.Karl Marx đã kế thừa "hạt nhân hợp lý" của Hegel bằng cách cải tạo, lột bỏcái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng - phép biệnchứng duy vật, đồng thời cải tạo chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Từ đó, KarlMarx đưa ra một lý luận mới mà trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biệnchứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ.Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểuxuất sắc nhất là A.Smith và Đ.Ricardo là nguồn gốc không thể thiếu đượctrong việc hình thành tư tưởng của Karl Marx. Chính việc nghiên cứu nhữngvấn đề triết học về xã hội đã khiến Karl Marx phải đi vào nghiên cứu kinh tế vànhờ đó mới có thể đi tới hoàn thành chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời xâydựng nên học thuyết kinh tế của mình.Việc cải tạo có tính chất sáng tạo các học thuyết xã hội chủ nghĩa, đặcbiệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với các đại biểu nổi tiếng là SaintSimon, S. Fourier, R.Owen cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hìnhthành tư tưởng Marx, đặc biệt là quan điểm duy vật về lịch sử và những dựbáo về tương lai cộng sản chủ nghĩa.Ngoài ra, những thành tựu của khoa học tự nhiên cũng là tiền đề cho rađời tư tưởng của Marx. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, khoa học tựnhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng. Trong đó, phải kể đếnba phát minh có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa duyvật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bàovà thuyết tiến hóa của Đácuyn. Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ramối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vậnđộng khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biệnchứng của sự vận động và phát triển của nó. Những điều kiện lịch sử, nhữngtiền đề kinh tế - xã hội, lý luận và khoa học đó có một ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với sự ra đời của chủ nghĩa Marx. Và cũng chính thời đại đó đã sinhra những thiên tài có khả năng khái quát toàn bộ lịch sử phát triển nhân loại,bao gồm cả lịch sử các tư tưởng triết học, kinh tế học và xã hội học, cả lịchsử các khoa học tự nhiên, khái quát được những kinh nghiệm lịch sử và trảlời đúng đắn những câu hỏi mà thời đại đặt ra. Thiên tài tiêu biểu đó là KarlMarx.1.2. Tiểu sử Karl Marx [1818 - 1883]Các Mác [Karl Marx] - một trong những vĩ nhân kiệt xuất của lịch sửnhân loại, Người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhà triết học, nhàkinh tế học lỗi, lạc lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới. Marx sinhngày 5 tháng Năm năm 1818 ở thành phố Tơrevơ tỉnh Ranh của nước Đức[phía Tây nước Đức] trong một gia đình trí thức lớn. Cha của Marx là HenríchMác [1777 - 1838], luật sư gốc Do Thái, có tầm hiểu biết sâu rộng về các tácphẩm của các nhà khai sáng. Ông không những là người cha, người thầy màcòn là người bạn thân thiết của Karl Marx. Mẹ của Karl Marx có tên làHenriétta Phrétbuốc [1787 - 1863]. Bà có ảnh hưởng lớn đến tình cảm củacác con mình đối với những người lao động nghèo khổ.Năm 1830, Marx vào học trường trung học Tơria. Cậu học rất giỏi vànổi bật ở lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo, có năng lực về toán học. Dođược tiếp xúc với những người thầy có trình độ cao về chuyên môn, theo chủnghĩa duy vật và có xu hướng tự do nên Marx đã tỏ rõ tư tưởng biết gắn hạnhphúc của mình với hạnh phúc của nhiều người. Bản luận văn tốt nghiệptrường Trung học của Marx "Suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề"[1835] đã chứa đựng mầm mống thiên tài của chủ nghĩa nhân văn cao cả.Tháng Mười năm 1835, Marx vào học ngành luật tại trường Đại họcTổng hợp Bonn và sau đó học tại trường Đại học Tổng hợp Béclin. Ở đây,Marx bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học, sử học và rất hăng say học ngoạingữ. Ngày 15 tháng Tư năm 1841, Karl Marx được phong học vị tiến sĩ triếthọc khi mới ở tuổi 23, với đề tài: "Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên củaĐêmôcrít và triết học tự nhiên của Epiquya" tại trường Đại học Tổng hợpIêna.Ngày 19 tháng 6 năm 1843, lễ thành hôn giữa Marx và Gienny được tổchức tại Croixnác, bất chấp sự phản đối kịch liệt của họ tộc Gienny. Cuối nămđó vợ chồng Marx phải đi Paris và bắt đầu cuộc sống lưu vong chính trị ởnước ngoài.Lần đầu tiên Karl Marx gặp Ph.Engels tại Paris vào cuối tháng 11 năm1842. Lần gặp gỡ thứ hai vào tháng Tám năm 1844 đã đánh dấu sự hợp táclâu dài suốt cả cuộc đời giữa hai bộ óc bách khoa và thiên tài của thế kỷ XIX.Trong thời gian làm chủ bút “Nhật báo tỉnh Ranh” [1842 - 1843], Marxđã chuyển dần từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, từ chủ nghĩadân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Năm 1844, ông viết tác phẩm"Phê phán triết học pháp quyền của Hegels". Trong tác phẩm này, lần đầutiên Marx đã tuyên bố: giai cấp có thể thực hiện giải phóng toàn thể nhân loạichỉ có thể là giai cấp vô sản. Những tư tưởng về kinh tế và những quan niệmduy vật về lịch sử rất cơ bản và sâu sắc được trình bày trong tác phẩm "Bảnthảo kinh tế - triết học năm 1844” về sau được ông phát triển trong bộ "Tưbản". Mùa xuân năm 1846, Marx và Engel đã viết chung hai tác phẩm: "Giađình thần thánh hay là Phê phán sự phê phán có tính chất phê phán. ChốngBrunô và đồng bọn" và "Hệ tư tưởng Đức", phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duytâm chủ quan của phái Hegels trẻ và toàn bộ chủ nghĩa duy tâm, cũng nhưchủ nghĩa duy vật không triệt để của Phoiơbắc, khẳng định vai trò quyết địnhsự phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân.Mùa xuân năm 1847, Marx và Engels gia nhập Hội đồng minh nhữngngười cộng sản. Cuối năm đó cho đến năm 1848, hai ông được giao soạnthảo Cương lĩnh hoạt động của tổ chức này. Bản "Tuyên ngôn của Đảng cộngsản" được soạn vào tháng 2 năm 1848 ở Luân Đôn đã làm rung chuyển chếđộ tư bản chủ nghĩa. Lời hiệu triệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" đãlàm cho sức mạnh tinh thần của giai cấp vô sản tăng lên gấp bội. Kể từ lúcnày, giai cấp vô sản đã tìm thấy sức mạnh tinh thần ở triết học và triết học đãtìm thấy ở giai cấp vô sản lực lượng vật chất của mình. Tác phẩm này là mộtcương lĩnh của chủ nghĩa Marx và đảng vô sản, nó soi sáng cho giai cấp côngnhân toàn thế giới con đường đấu tranh để thoát khỏi chế độ nô lệ của chủnghĩa tư bản và đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi. Hai ông đã vạch rõ tínhquy luật của cách mạng vô sản, nêu rõ phải sử dụng bạo lực cách mạng đểgiành chính quyền về tay giai cấp vô sản và khẳng định: chính giai cấp vô sảnlà người sáng tạo ra xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.Không chỉ sáng tạo lý luận cho phong trào vô sản, Karl Marx còn làngười tổ chức, lãnh đạo Quốc tế Trong, tức "Hiệp hội công nhân quốc tế[được thành lập ngày 22 tháng Chín năm 1864]. Ông được coi là linh hồn, trítuệ của tổ chức này.Năm 1867, Bộ Tư bản được xuất bản tập I. Bộ Tư bản như là một đònbẩy lớn của lịch sử, một sức mạnh cách mạng theo ý nghĩa chân chính nhất.Tập II, III của Bộ Tư bản sau này được Engels hoàn thành. Trong bộ Tư bản,Marx đã trình bày những vấn đề hết sức quan trọng của sản xuất tư bản nóichung: sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trịthặng dư tương đối, sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản [tích lũy tưbản], tích lũy ban đầu của tư bản, những vấn đề giá trị thặng dư và lợi nhuận,tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay... Marx vạch rõ quy luật giá trị thặngdư và quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung của nền sản xuất hàng hóađược phát triển trong quy luật cung và cầu, trong những quy luật lưu thôngcủa tiền tệ... Trong phần kết luận, Marx đã nêu lên sự tất yếu phải thủ tiêu chếđộ tư bản chủ nghĩa và thay thế nó bằng một hình thái tổ chức cao hơn là xãhội cộng sản chủ nghĩa.Cho đến nay, hơn một thế kỷ, bộ Tư bản của Karl Marx vẫn được đánhgiá là bộ sách phân tích sâu nhất và kỹ nhất về chủ nghĩa tư bản và bản chấtcủa nó. Nhiều nhà tư bản lớn khẳng định: Chính nhờ có học thuyết của Marxmà chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh cơ chế hoạt động và thái độ đối vớingười lao động để thích ứng và có sự phát triển như hiện nay. Marx vẫn đượccoi là một trong số mười nhà tư tưởng tiêu biểu của thiên niên kỷ thứ hai.Sau Công xã Paris [1871], Marx viết tác phẩm "Nội chiến ở Pháp", nêulên hình thức hợp lý nhất của chuyên chính vô sản là kiểu tổ chức chính trịnhư Công xã Paris. Phê phán những kẻ cơ hội trong Đảng xã hội dân chủĐức, ông đã viết tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gôta” [1875]. Ông đã nêu ramột vấn đề rất quan trọng về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa cộng sản và hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản. Năm 1876, sau khiQuốc tế Trong giải tán, Marx đã nêu lên ý kiến thành lập các đảng vô sản ởcác nước là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của phong trào công nhân. Marx vàEngels hoạt động không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh của phong tràocông nhân quốc tế. Hai ông thực sự là ngọn đuốc trí tuệ và là ngọn cờ tiênphong của giai cấp vô sản toàn thế giới.Hệ thống quan điểm của Karl Marx phản ánh sâu sắc những biến đổicủa xã hội thế kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa vàchủ nghĩa tư bản đang tan rã chế độ phong kiến và trật tự xã hội tồn tại hàngngàn năm trước đó.Với tư cách là nhà khoa học xã hội xuất chúng, Karl Marx phân tích sâusắc sự vận động của xã hội và chủ nghĩa tư bản về mặt lý luận. Karl Marx chỉra quy luật phát triển lịch sử của xã hội trên toàn thế giới. Trong các tác phẩmcủa mình, Karl Marx vạch ra quy luật lịch sử tự nhiên của sự vận động kinh tếcủa xã hội chủ nghĩa tư bản và chỉ ra con đường và xu hướng phát triển tấtyếu của xã hội loài người là tiến tới chủ nghĩa cộng sản.2. Nội dung học thuyết.Karl Marx được coi là một trong những người sáng lập ra ngành xã hộihọc. Cống hiến to lớn của Karl Marx đối với sự phát triển xã hội học là lý luậnvề lao động và lao động bị tha hóa, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lýluận về hình thái kinh tế- xã hội.2.1. Lý luận về lao động và lao động bị tha hóaSự hình thành và tiến triển tư tưởng của Karl Marx, bắt đầu từ tácphẩm "Bản thảo kinh tế - triết học” [1844], lao động là khái niệm đầu tiên màKarl Marx đưa ra.Lý luận của Karl Marx chỉ ra rằng bản chất của xã hội và con người bắtnguồn từ trong quá trình sản xuất thực của xã hội, từ trong hoạt động làm racủa cải vật chất, tức là từ trong lao động. Bản chất đó thể hiện qua một sốđiểm cơ bản sau:Thứ nhất, bản chất của cá nhân và bản chất của xã hội đều bị quy địnhbởi hoạt động sản xuất của cải vật chất. Engels nhận định: Lao động là điềukiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến mộtmức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo rabản thân con người. Luận điểm này có ý nghĩa xã hội học rất quan trọng. Đólà cần phân tích sự nảy sinh và diễn biến mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa con người với xã hội trong việc sản xuất ra các phương tiện đểsinh tồn, phát triển.Thứ hai, cùng với việc sản xuất ra các phương tiện để thỏa mãn cácnhu cầu tồn tại, con người không ngừng tạo ra các nhu cầu mới, cao hơn.Trình độ phát triển của xã hội phụ thuộc vào trình độ tổ chức lao động sảnxuất của con người trong việc đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của conngười. Karl Marx nhấn mạnh rằng sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của mộtquá trình sống.Thứ ba, trình độ sản xuất của xã hội phụ thuộc vào phân công lao độngtrong xã hội. Học thuyết Marx chỉ ra rằng nhân tố quyết định lịch sử loài ngườilà sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Do đó, trình độ phát triển củaxã hội do trình độ phát triển của lao động [sản xuất ra của cải vật chất và tinhthần] và trình độ phát triển của gia đình quyết định.Khi phân tích sự tổ chức quá trình sản xuất trong xã hội có giai cấp,nhất là xã hội tư bản chủ nghĩa. Karl Marx vạch ra sự bóc lột lao động và sựtha hóa. Theo ông, lao động là sức mạnh bản chất của con người và nó làmột quá trình kép: thứ nhất nó thỏa mãn nhu cầu vật chất, thứ hai nó bộc lộnăng lực sáng tạo của con người. Karl Marx cho rằng chính sự phân công laođộng trong các xã hội có giai cấp không cho phép con người tự do biểu hiệnvà phát triển các năng lực người của mình. Karl Marx đã đưa ra khái niệm"lao động bị tha hóa". Và nó đã trở thành một khái niệm cơ bản, một chủ đềtrọng tâm trong nghiên cứu xã hội học hiện đại, nhất là đối với xã hội học laođộng, xã hội học công nghiệp và xã hội học kinh tế.Karl Marx không phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm "tha hóa".Trước đó, Rousseau đã dùng khái niệm này trong lĩnh vực chính trị. Hegel nóiđến "tha hóa của tinh thần". Feureubach nêu lên "tha hóa tôn giáo". NhưngKarl Marx là người đầu tiên đưa khái niệm tha hóa vào các quan hệ xã hội,trước hết là trong mối quan hệ của con người với các điều kiện lao động.Trong các tác phẩm của mình, Karl Marx đã chỉ rõ những biểu hiện củalao động bị tha hóa, nguyên nhân dẫn đến lao động bị tha hóa và xác địnhphương thức và những lực lượng có thể thực hiện sự nghiệp giải phóng conngười thoát khỏi sự tha hóa để tiến tới một xã hội mà "sự phát triển tự do củamỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".Lao động bị tha hóa có rất nhiều biểu hiện nhưng có ba biểu hiện cơbản: Một là, lao động bị tha hóa là lao động làm cho người lao động đánh mấtmình trong "hoạt động người" nhưng lại tìm thấy mình trong "hoạt động vật".Người lao động thực hiện hoạt động lao động không phải để thỏa mãn nhucầu lao động mà chỉ vì sự sinh tồn. Đó là lao động bị cưỡng bức. Người laođộng chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện nhưng chứcnăng động vật như ăn uống, sinh con đẻ cái... còn trong các chức năng conngười thì họ chỉ cảm thấy mình như một con vật.Hai là, lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn các quan hệ củangười lao động. Trong lao động, người lao động thực hiện quan hệ với tư liệusản xuất là thực hiện quan hệ với đồ vật và hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệusản xuất. Hơn nữa, chỉ vì phải có sản phẩm để nhận thù lao nên người laođộng đã phải lao động nên họ bị sản phẩm của chính bàn tay mình làm ra nôdịch. Như vậy, quan hệ giữa con người với đồ vật [trực tiếp là quan hệ với tưliệu sản xuất, với sản phẩm của quá trình sản xuất] đã trở thành quan hệ giữacon người với kẻ thống trị xa lạ. Còn người lao động quan hệ với chủ qua sốsản phẩm của người chủ thu được và số tiền mà người lao động được trả.Cho nên, về bản chất quan hệ giữa người và người trở thành quan hệ giữangười với đồ vật.Ba là, lao động bị tha hóa là lao động làm cho người lao động phát triểnquè quặt. Với mục đích sản xuất vì lợi nhuận nên khoa học, kỹ thuật, côngnghệ càng phát triển mạnh thì máy móc thay thế người lao động càng nhiều,chuyên môn hóa lao động càng sâu, số người lao động bị máy móc thay thếcàng lớn, những người còn lại bước vào quá trình lao động thuần tuý thựchiện những thao tác mà dây chuyền sản xuất đã quy định.Karl Marx cho rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lao động bị tha hóalà chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Sự ra đời của phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa với chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất đã tập trungnhững tư liệu sản xuất cơ bản vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tưbản làm cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động trở thành vô sản. Do nhu cầusinh tồn đã buộc những người không có tư liệu sản xuất này phải tự nguyệnmột cách cưỡng bức đến với nhà tư bản và họ đã trở thành những người làmthuê cho nhà tư bản. Do đó, quá trình người bóc lột người, quá trình lao độngbị tha hóa đã diễn ra.Từ đó, Karl Marx chỉ ra rằng muốn xóa bỏ, khắc phục lao động bị thahóa tất yếu phải xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó - chế độ chiếm hữu tư nhânvề tư liệu sản xuất xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.2.2. Lý luận về hình thái kinh tếb - xã hộiHình thái kinh tế- xã hội cũng là một trong những nội dung trọng tâmcủa xã hội học Marx. Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩaduy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với mộtkiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhấtđịnh của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứngđược xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.Với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Karl Marx đã chứng minh lịchsử phát triển của xã hội trên toàn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp nhau củacác hình thái kinh tế - xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất. KarlMarx lập luận rằng lịch sử xã hội loài người trải qua năm phương thức sảnxuất tương ứng với năm hình thái kinh tế - xã hội với năm thời địa lịch sử:cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Từ đó,Karl Marx đưa ra luận điểm: "Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội làmột quá trình lịch sử tự nhiên". Bởi lẽ sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật phổ biến, vừa chịu sự chi phốicủa các quy luật đặc thù riêng. Các quy luật vận động phát triển phổ biến củaxã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượngtầng và các quy luật khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đómà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp tới cao, đó là conđường phát triển chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, con đường phát triểncủa mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tácđộng bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như về điều kiện tựnhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về tác động quốc tế... Vì vậy, lịchsử phát triển nhân loại vừa tuân theo những quy luật chung, vừa rất đa dạng,phong phú. Tính đa dạng phong phú nói lên tính độc đáo riêng trong lịch sửphát triển của mỗi dân tộc. Tính đa dạng phong phú đó thể hiện ở chỗ, mộtmặt, cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở các nước khác nhau cónhững hình thức cụ thể khác nhau; mặt khác, có những dân tộc lần lượt trảiqua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có thể bỏqua một hay một số hình thái nào đó. Chẳng hạn, Việt Nam bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Việc bỏ qua này cũng diễn ra theomột quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan.Như vậy, quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳngnhững diễn ra theo con đường phát triển tuần tự, mà bao hàm cả sự bỏ qua,trong những điều kiện nhất định, một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hộinhất định.Quan điểm của Karl Marx mở ra bước ngoặt có tính chất cách mạngtrong nhận thức của con người về phân chia các giai đoạn lịch sử trong xãhội. Vượt lên trên hệ thống các học thuyết trước đó, học thuyết Marx chỉ ra sựbiến đổi xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn từ hệ thống sản xuất, cơ cấukinh tế của xã hội. Theo Karl Marx, sản xuất là hoạt động đặc trưng của conngười và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sảnxuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặtchẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sởcủa sự tồn tại và phát triển của xã hội.Sản xuất vật chất được tiến hành bằng một phương thức sản xuất nhấtđịnh. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sảnxuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của lịch sử loài người.Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đờisống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau củacác phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hộiloài người từ thấp đến cao.Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuấtở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiêntrong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng đượccon người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồmngười lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệusản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức laođộng của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kếthợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện nănglực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất hàng đầulà “người lao động". Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao độngsản xuất. Bằng thể lực tri thức và kỹ năng lao động của mình, người lao độngsử dụng tư liệu lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra củacải vật chất. Cùng với quá trình sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động, nhấtlà trí tuệ ngày càng được nâng cao. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa họcvà công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu.Cùng với người lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản của lựclượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ laođộng là yếu tố động nhất trong tư liệu lao động, nó không ngừng được cải tiếnvà hoàn thiện trong quá trình sản xuất. Chính sự cải tiến và hoàn thiện khôngngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độphát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên củacon người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.Ngày nay, khoa học đã thâm nhập vào quá trình sản xuất và trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp.Mặt thứ hai của phương thức sản xuất là quan hệ sản xuất biểu hiệnmối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất [sản xuất và táisản xuất xã hội]. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tưliệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phânphối sản phẩm sản xuất ra. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sởhữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng choquan hệ sản xuất trong từng xã hội. Do đó người nào sở hữu tư liệu sản xuấtthì người đó có khả năng kiểm soát lao động, quản lý quá trình sản xuất vànắm quyền phân phối sản phẩm. Người nào không có tư liệu sản xuất thìngười đó bị lệ thuộc và phải bán sức lao động, bị bóc lột và phải sản xuất đểnuôi sống bản thân và làm giàu cho chủ, bị áp bức và chịu sự cai quản, thốngtrị của kẻ sở hữu.Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữucơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu tưnhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong taymột số ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Do đó,quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xãhội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Đặc trưng cho hình thứcsở hữu này trong lịch sử tương ứng với các chế độ xã hội: chế độ chiếm hữunô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản. Sở hữu công cộng là loại hình sởhữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của cộng đồng. Nhờđó, quan hệ giữa người với người của mỗi cộng đồng là quan hệ bình đẳng,hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Tương ứng với các chế độ xã hội: công xã nguyênthủy và cộng sản chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời nhau,tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phùhợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - quyluật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội. Trong đó, lực lượng sảnxuất là nội dung, thường xuyên biến đổi, phát triển, quan hệ sản xuất là hìnhthức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định.Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ củalực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ củacông cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ tổ chức và phân cônglao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Trình độ của lựclượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tựnhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó.Gắn với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sảnxuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chấtcá nhân lên chỗ có tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủcông, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu cótính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại, phân cônglao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.Sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thayđổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mớira đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất là trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là "hình thức pháttriển" của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệsản xuất đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho lực lượng sản xuất phát triển.Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làmcho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự pháttriển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích"của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêucầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thếquan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ pháttriển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất mới tiếp tụcphát triển, phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đờithay thế.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sảnxuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lựclượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của lực lượng sản xuất,tác động đến thái độ của người lao động, đến tổ chức phân công lao động xãhội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ... do đó tác động đến sựphát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn mộtcách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sựphát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ đượcthay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giảiquyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phảigiản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của conngười. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông quacách mạng xã hội.Tóm lại, quy luật này có thể phát biểu như sau: sự phát triển của lựclượng sản xuất đến một giai đoạn nhất định lại làm cho quan hệ sản xuất từchỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sảnxuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" kìm hãm sự phát triểncủa lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sảnxuất tất yếu sẽ dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sảnxuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, thúc đẩylực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Phương thức sản xuất cũ mất đi,phương thức sản xuất mới ra đời thay thế, hình thái kinh tế - xã hội cũ đượcthay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sảnxuất là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội. Nó chi phối sự vận động, pháttriển của toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịchsử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chếđộ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai làdo sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là cơ bảnnhất.2.3. Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấpPhân tầng giai cấp của xã hội là một khái niệm trung tâm của xã hội họcmác xítTrong lịch sử xã hội học, chủ nghĩa Marx lần đầu tiên đã xác định kháiniệm giai cấp một cách chặt chẽ về lý luận. Giai cấp là một phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổicủa lịch sử. Karl Marx khẳng định giai cấp không phải là hiện tượng bẩm sinhcủa xã hội, không xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội. Đã có nhữnggiai đoạn phát triển của xã hội chưa có giai cấp, đó là chế độ công xã nguyênthủy. Giai cấp xuất hiện gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định củasản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất phải đến một trình độ nhấtđịnh mới tạo ra những điều kiện cho giai cấp ra đời. Giai cấp sẽ mất đi khiđiều kiện kinh tế- xã hội cho sự tồn tại của nó không còn. Tư tưởng này thểhiện trong bức thư Marx gởi Iôxíp Vâyđơmaiơ ngày 05- 03- 1852. Marx viết:"Còn về phần tôi thì tôi không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của cácgiai cấp trong xã hội hiện đại, cũng không phải có công lao là đã phát hiện racuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. Các nhà sử học tư sản trước tôirất lâu đã trình bày sự phát triển của lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó,còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày sự giải phẩu kinh tế của giaicấp. Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1] Sự tồn tại của các giai cấpchỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, 2] đấutranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, 3] bản thân nền chuyênchính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới một xãhội không có giai cấp". Đối với Marx cả ba mệnh đề trên đều có quan hệ ràngbuộc lẫn nhau nhưng với chúng ta, với tư cách là những người nghiên cứuMarx dưới góc độ xã hội học thì mệnh đề quan trọng nhất là: "Sự tồn tại củacác giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sảnxuất". Bởi lẽ, theo luận điểm này thì giai cấp mang tính lịch sử xã hội cụ thể.Giai cấp không tồn tại mãi mãi, giai cấp sẽ mất đi khi điều kiện kinh tế thayđổi. Nếu do trình độ phát triển của sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của giai cấpthì đến một lúc nào đó cũng do sự phát triển cao của sản xuất [tính chất xãhội hóa cao, của cải sản xuất ra rất nhiều] sẽ tạo điều kiện để giai cấp mất đi.Và cũng từ đây có thể hiểu rằng theo Marx sự phân chia xã hội thành các giaicấp là do nguyên nhân kinh tế. Marx lý giải sự phát triển của lực lượng sảnxuất dẫn đến sự phân công lao động. Sự phân công lao động làm cho laođộng được chuyên môn hóa, đưa đến năng suất lao động được nâng cao. Từđó dẫn đến của cải dư thừa tương đối. Do có của cải dư thừa tương đối đãtạo ra khả năng chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng. Điều đó đã tạođiều kiện cho chế độ tư hữu ra đời. Chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự phânhóa xã hội thành giai cấp có lợi ích đối kháng nhau. Như vậy, nguồn gốc củagiai cấp là từ chế độ kinh tế.Karl Marx chỉ ra rằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sảnsinh ra cấu trúc phân tầng xã hội gồm hai tầng bậc chủ yếu:Giai cấp hay tập đoàn người làm "ông chủ”, sở hữu tư liệu sản xuất,chiếm vị trí thống trị và bóc lột người khác.Các nhóm hay các giai cấp còn lại trong xã hội không nắm tư liệu sảnxuất.Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu đối vớitư liệu sản xuất, giai cấp đó sẽ nắm được quyền quản lý, tổ chức sản xuất vàquyền chi phối sản phẩm, từ đó có địa vị thống trị trong xã hội. Sự khác nhauvề địa vị đó lại quyết định giai cấp này chiếm đoạt lao động của giai cấp khác,và thực chất đó là đối kháng giai cấp.Trên cơ sở quan niệm đúng đắn về giai cấp, Marx đã phân tích nhữngcuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Ông cho rằng lịch sử xã hội loài ngườitừ khi có giai cấp đối kháng đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đây là quátrình tất yếu khách quan của xã hội có áp bức giai cấp, không do một lý thuyếtxã hội nào tạo ra. Bởi vì, giai cấp thống trị và giai cấp bị trị có lợi ích đối khángnhau không thể điều hòa được. Những cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô,giữa nông dân và chúa đất, quý tộc phong kiến, giữa tư sản và vô sản đã làmcho xã hội vận động chuyển từ xã hội nọ sang xã hội kia.Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quầnchúng nhân dân bị áp bức chống lại bọn đặc quyền đặc lợi, giai cấp thống trịbóc lột nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp thống trị bóc lột vàquần chúng nhân dân bị thống trị, bóc lột. Cuộc đấu tranh này có ý nghĩa cáchmạng sâu sắc nhằm xóa bỏ những chế độ xã hội cũ, những giai cấp thống trịlỗi thời, thay đổi những quan hệ sản xuất cũ đã trở nên lạc hậu, xây dựngquan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho lựclượng sản xuất phát triển. Với ý nghĩa đó, đấu tranh giai cấp là phương thứcthay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới cao hơn,đồng thời là một trong những động lực phát triển quan trọng của lịch sử xãhội. Do đó, đấu tranh giai cấp không chỉ là đòn bẩy để thay đổi hình thái kinhtế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn rèn luyện bản thângiai cấp tiên tiến cách mạng.Như vậy, sự xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và xóa bỏ giai cấpđều là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứgiai cấp nào. Khi điều kiện khách quan chưa cho phép thì không giai cấp nàocó thể thực hiện được mục tiêu của mình. Điều kiện khách quan đó bắt nguồntừ trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội.Từ sự phân tích trên của Karl Marx có thể rút ra hai ý tướng quan trọngcho xã hội học: Về thực tiễn, cần xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất chủ yếu thay bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để xây dựng mộtxã hội phát triển công bằng, dân chủ, văn minh. Về mặt lý luận: nghiên cứu xãhội học cần tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội để chỉ ra trong xã hội hiện tồnđó giai cấp nào có lợi và giai cấp nào bất lợi. Hay nói cách khác, bất bìnhđẳng xã hội là vấn đề cần nghiên cứu của xã hội học.3. Phương pháp nghiên cứuCác tác phẩm của Karl Marx chứa đựng hệ thống lý luận xã hội họchoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ một môn khoa học nào.Mặc dù, Marx không xem mình là nhà xã hội học, nhưng các nhà nghiên cứukhắp thế giới đều coi Marx là một nhà xã hội học vĩ đại của mọi thời đại, làngười đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội học hiện đại.Hệ thống quan niệm duy vật biện chứng của Marx về các quá trình vàhiện tượng xã hội là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứngvề xã hội và lịch sử. Luận điểm gốc của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng:sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sởcủa mọi chế độ xã hội, rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phânphối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự chia xã hội thành giai cấphoặc đẳng cấp, đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gìvà sản xuất bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó được traođổi như thế nào. Do đó, cần tìm nguyên nhân cuối cùng tất cả những biến đổixã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta mà trongkinh tế của thời đại tương ứng.Theo Marx, nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào phân tích cuộcsống thực, phải xuất phát từ tiền đề "là những cá nhân hiện thực, là hoạtđộng của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ". Tiền đề đầu tiêncủa lịch sử loài người là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, bởi vìngười ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử. Sự kiện lịchsử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thoảmãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người.Về phương pháp luận, Marx kế thừa có phê phán và sáng tạo phépbiện chứng của Hegel trong nghiên cứu giới tự nhiên, xã hội và con người.Phép biện chứng duy vật đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mốiliên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, trong mâu thuẫn và vận động, phát triểnkhông ngừng của lịch sử xã hội.Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ cấu xã hội,nói theo thuật ngữ xã hội học hiện đại là cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội. Xãhội được hiểu là một chỉnh thể gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại vớinhau như các giai cấp, các thiết chế, các chuẩn mực giá trị, văn hóa... Khinghiên cứu cấu trúc xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx đặc biệt nhấnmạnh tới cơ cấu giai cấp và chỉ ra rằng, với tư cách là một chỉnh thể, xã hội tưbản chủ nghĩa gồm hai phe, hai giai cấp đối lập nhau, đó là giai cấp tư sản vàgiai cấp vô sản.Theo quan điểm của Marx, các bộ phận của xã hội không chỉ tác độngqua lại lẫn nhau mà còn mâu thuẫn với nhau làm cho xã hội vận động, pháttriển.Luận điểm đặc biệt quan trọng về mặt lý luận và hành động cách mạngcủa chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự vận động, biến đổi tuân theo các quy luậtmà con người có thể nhận thức được. Và con người có khả năng vận dụngcác quy luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích củamình. Marx cho rằng con người không chỉ là giải thích thế giới mà còn cải tạothế giới. Cái quý nhất Marx đưa ra cho xã hội học thế kỷ XX là cái nhìn biệnchứng về xã hội, là phương pháp biện chứng trong nghiên cứu xã hội. Theoquy luật lịch sử, xã hội phát triển từ cơ cấu xã hội đơn giản đến phức tạp.Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản vàvô sản tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp. Do đó, nhiệm vụ của lý luận vàphương pháp luận khoa học xã hội là phải chỉ ra các điều kiện để con ngườinhất là giai cấp công nhân nhận thức được lợi ích giai cấp mình để từ đóđoàn kết và tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm xóa bỏ trật tự xã hội cũ, xâydựng trật tự xã hội mới đem lại tiến bộ, văn minh và công bằng cho tất cả mọingười.Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem sự biến đổi xã hội là thuộc tính vốn cócủa mọi xã hội, bởi vì con người không ngừng làm ra lịch sử trong quá trìnhhoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình. Điều đó đòihỏi nghiên cứu xã hội phải hướng vào việc chỉ ra được nguồn gốc biến đổi xãhội trong lòng xã hội, chứ không phải tìm các yếu tố bên ngoài xã hội.Về phương pháp nghiên cứu xã hội, Marx đã để lại cho chúng ta mộtmẫu mực về phương pháp nghiên cứu xã hội trong bộ Tư bản. Trong côngtrình nghiên cứu đồ sộ này, Marx chỉ ra rằng đối với việc tìm hiểu, phân tíchcác sự vật và hiện tượng xã hội ta không thể dùng công cụ của khoa học tựnhiên như kính hiển vi hay các chất thử hóa học. Đối với hiện tượng xã hộinhà khoa học cần phải phát huy sức mạnh của trí tuệ, của tư duy trừu tượng,phải sử dụng và phát triển bộ công cụ gồm các thuật ngữ, khái niệm, phạmtrù khoa học. Trong Tư bản, Marx xuất phát từ một hình thức đơn giản là giátrị, sự trao đổi hàng hóa và ông nhận định rằng hàng hóa chứa đựng trong nónhững mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Hàng hóa là một bô phận vànó gắn liền với cái tổng thể, một tổng thể chủ nghĩa tư bản như một hệ thốngkinh tế, chính trị và xã hội. Theo Marx, tổng thể được cấu thành trong trạngthái liên kết của các hiện tượng, các sự kiện không tách rời nhau và các yếutố còn lại trong một quan hệ tất yếu với cái toàn thể mặc dù chúng cũng cótính độc lập tương đối.Chủ nghĩa tư bản được nghiên cứu như là một khái niệm trừu tượng,một hình thái thuần khiết, loại bỏ tất cả những nét đặc thù lịch sử. Do đó,phương pháp luận chỉnh thể của Marx giả định một chủ nghĩa tư bản lýtưởng, một hình thái trên thực tế không bao giờ tồn tại, một mô hình đượcông sử dụng khi phân tích về biến đổi xã hội, về sự hình thành giai cấp và cấutrúc xã hội. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng chỉ cóthể hiểu được bằng cách tách biệt những yếu tố phổ biến cho tất cả các hìnhthức sản xuất và nắm được cái phương thức mà những yếu tố đặc thù tronglịch sử tách khỏi cái tổng quát. Như vậy, phương pháp của Marx là bắt đầu từmột cái toàn thể có sẵn, như dân số, sản xuất, nhà nước... và rút ra nhữngyếu tố cấu thành của cái toàn thể, sau đó, thông qua một quá trình, nhữngyếu tố này lại được gắn kết hữu cơ vào chính cái toàn thể đó.Kế thừa di sản phương pháp luận của Marx, xã hội học hiện đại ra sứcphát triển và sử dụng trừu tượng hóa, thao tác hóa khái niệm, giả định hơn đểgạt sang một bên những hiện tượng bên ngoài và tập trung vào nghiên cứu,vạch ra thuộc tính, bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng của xã hội.KẾT L UẬNTóm lại, học thuyết Marx nói chung và chủ nghĩa duy vật lịch sử nóiriêng có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với lý luận xã hội họcnói riêng và đối với các khoa học xã hội nói chung. Trong các nước phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa, học thuyết Marx là cơ sở lý luận, hệ tưtưởng định hướng và phương pháp luận của nền xã hội học mácxít. Trongcác nước khác, lý luận xã hội học của Marx được nghiên cứu khá rộng rãi.Công lao của Marx đối với sự hình thành và phát triển xã hội học hiệnđại thật là to lớn. Các tác giả của cuốn Từ điển bách khoa khoa học xã hộiviết rằng, đối với toàn bộ khoa học xã hội, học thuyết duy vật về lịch sử củaMarx và sự phân tích của ông về xã hội tư bản chủ nghĩa đã đưa Marx trởthành một nhân vật có ảnh hưởng to lớn nhất của thế kỷ XX.Về giá trị, ý nghĩa, nguồn gốc, nội dung và tinh thần của lý luận Marx,Lênin khẳng định: "Học thuyết của Marx là học thuyết vạn năng vì nó là mộthọc thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ, nó cung cấpcho người ta một thế giới hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mêtín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tưsản. Nó là người kế thừa chính đáng tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loàingười đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh vàchủ nghĩa xã hội Pháp".Các quan niệm của Marx về lịch sử xã hội và cấu trúc xã hội tạo thànhkhung lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xã hội học theo nhiều hướngkhác nhau. Chẳng hạn, xã hội học Marx ảnh hưởng tới trường phái lý thuyếtxã hội phê phán, lý thuyết về mâu thuẫn và xung đột xã hội, lý thuyết về hệthống thế giới, lý luận về nhà nước, lý luận về văn hóa, tư tưởng, lý thuyết vềcấu trúc xã hội và nhiều trường phái lý thuyết khác.Các nhà xã hội học mác xít cần vận dụng phép biện chứng duy vật củaMarx để nghiên cứu cấu trúc xã hội, mâu thuẫn xã hội và sự phân tầng xã hội,cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích thực trạng và nguyênnhân của sự biến đổi xã hội.Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, xã hội học hiện đại cần nghiêncứu mối tác động qua lại giữa một bên là các hiện tượng xã hội, các quá trìnhxã hội, các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người, và một bên làphương thức sản xuất, phân công lao động và cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn, cácnhà xã hội học có thể nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế, cách tổchức lao động xã hội hay giá trị văn hóa tới hành vi, hoạt động của con người,nhóm hay giai cấp xã hội.Xã hội học cần nghiên cứu xã hội với tư cách là hệ thống xã hội gồmcác bộ phận, thành phần quan hệ biện chứng với nhau. Các nhà nghiên cứacần phân tích ảnh hưởng của chính sách xã hội tới việc cải thiện điều kiện vặtchất của con người. Trên thực tế, hướng phân tích chính sách xã hội đang trởthành một trong những lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu của xã hội học.Việc Marx nhấn mạnh cấu trúc giai cấp của xã hội đã mở ra hướngnghiên cứu xã hội học giai cấp và phân tầng xã hội theo giai cấp.Điều quan trọng nhất là, làm theo lời Marx các nhà xã hội học tiến bộkhông những có những nhiệm vụ phải giải thích thế giới mà còn góp phần vàocông cuộc đổi mới xã hội để xây dựng xã hội phát triển, công bằng, dân chủvà văn minh.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ giáo dục và đào tạo [2005], Giáo trình triết học Mác - Lê nin, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.2. Bộ giáo dục và đào tạo [2006], Giáo trình triết học Mác - Lê nin [dùngcho học viên cao học và nghiên cứu sinh], Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.3. Bùi Quang Dũng [2004], Nhập môn lịch sử xã hội học, Nxb Khoa họcxã hội.4. Bùi Quang Dũng [2005], Lịch sử xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, HàNội.5. Lê Ngọc Hùng [2002], Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại họcquốc gia Hà Nội.6. Thanh Lê [2002], Lịch sử xã hội học, Nxb Khoa học xã hội.7. Nguyễn Hữu Vui [1998], Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.8. Một số trang web...---//--TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌCTƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC CƠ BẢN CỦA KARL MARX[1818 – 1883]Nhóm thực hiện: Nhóm 2Lớp: Nhân Văn 5 và Văn bằng 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Video liên quan

Chủ Đề