Cách dạy con của cha mẹ Việt

Nuôi dạy con là một hành trình dài đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có sự kiên nhẫn, nỗ lực và học hỏi nhiều phương pháp. Trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của hai cách nuôi dạy con của “mẹ hổ” châu Á và “mẹ sói” phương Tây, từ đó tìm ra phương pháp dạy con phù hợp nhé!

Phương pháp dạy con kiểu “mẹ hổ” xuất phát từ cuốn hồi ký “Khúc chiến ca của mẹ hổ” [Battle Hymn of the Tiger Mother] của Amy Chua - nữ giáo sư khoa Luật người Mỹ gốc Hoa đang công tác tại Đại học Yale. Quyển sách ra đời năm 2011 đã làm dấy lên nhiều tranh luận về cách nuôi dạy con của người châu Á nói chung và người Trung Hoa nói riêng. Đây là hồi ký về hành trình dạy hai cô con gái [Sophia và Lulu] của bà Amy Chua. Hiện con gái Sophia của bà Chua đã tốt nghiệp Đại học Harvard danh giá và đang làm việc tại trường Luật Yale, còn Lulu là sinh viên ngành lịch sử của Harvard.

Để các con có thành tích học tập tốt và chơi nhạc giỏi, từ nhỏ bà đã hình thành việc giáo dục nghiêm khắc với hai con, buộc chúng phải răm rắp tuân theo nội quy gia đình do bà đặt ra. Trong đó có 10 điều bà bắt buộc các con không được làm trái ý gồm: cấm qua đêm ở nơi không phải nhà mình; cấm xem phim; cấm tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường; cấm chơi game, chơi máy tính; không được oán trách hay tức giận những điều bị cấm; không được tự chọn những hoạt động ngoại khóa trong trường [mà phải do mẹ chọn]; tất cả các điểm sát hạch, điểm thi phải được mức A [mức cao nhất]; trừ môn thể dục và sân khấu, thành tích các môn khác phải đứng nhất lớp; trừ piano và violon, không được chơi nhạc cụ khác.

Chính vì theo đuổi quan điểm đó mà Amy Chua luôn gây áp lực học hành cho con cái, những khi các con luyện tập không đạt yêu cầu bà đề ra, bà không tiếc lời mắng mỏ, la hét, thậm chí xúc phạm, lăng mạ chúng. Cách “mẹ hổ” Amy Chua thực hiện với các con tương tự như cách dạy con kiểu độc đoán – theo phân loại của Baumrind [1971]. Theo đó, cha mẹ cố gắng định hình, kiểm soát và đánh giá con cái trên những chuẩn mực mang tính tuyệt đối của mình. Cha mẹ yêu cầu con cái phải tôn trọng, biết tuân lệnh, biết thứ bậc của mình. Sự trao đổi công bằng giữa cha mẹ và con cái là điều cấm kỵ trong lối dạy con này.

Không thể phủ nhận cách dạy con của các bà mẹ Trung Hoa như Amy đã mang đến kết quả học tập, thành tích đáng ngưỡng mộ, điển hình là thành tích hai cô con gái của bà. Tuy nhiên, đạt thành tích giỏi có đồng nghĩa với việc những đứa trẻ này thực sự yêu thích những gì chúng đang làm hay không?

Theo lý thuyết về tư duy phát triển của nhà tâm lý học Carol S. Dweck [2006] nói rằng, nếu cha mẹ luôn chỉ trích con cái khi chúng thất bại và chỉ dành lời khen cho con khi chúng đạt thành tích tốt thì con sẽ sợ thất bại, không dám vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân, không dám thử thách bản thân. Nếu mắc sai lầm, trẻ sẽ ngay lập tức coi đó là giới hạn của mình, mình là kẻ thua cuộc và không dám đứng lên nữa.

Đồng thời, với những áp lực từ một phía của cha mẹ còn có thể tạo nên rào cản lớn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khiến đứa trẻ sẽ cảm thấy có một áp lực vô hình khi bước chân về nhà, dễ sản sinh tâm lý sợ hãi khi tiếp xúc với cha mẹ mình.

Trong tự nhiên, sói là loài động vật có tính hiếu kỳ mạnh, chúng không bao giờ coi bất cứ điều gì là đương nhiên, mà có khuynh hướng tự mình khám phá và thể nghiệm. Thế giới tự nhiên mê hoặc và mới mẻ sẽ mãi mãi khiến chúng ngạc nhiên sửng sốt. Con sói luôn có hứng thú với hoàn cảnh xung quanh, chúng có thể liên tục phát hiện thức ăn, đoán biết nguy hiểm, nhờ thế mà có khả năng sinh tồn mạnh mẽ.

“Mẹ sói phương Tây” là cụm từ dùng để chỉ phương pháp dạy con chú trọng đến việc để trẻ tự khám phá bản thân thông qua khám phá thiên nhiên và các hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, phương pháp này cũng tương đồng với phương pháp dân chủ - theo phân loại của Baumrind. Đối lập với phương pháp độc đoán, ở phương pháp này, cha mẹ sẽ có những tiêu chuẩn rõ ràng cho con, đối xử với con như một người trưởng thành. Cha mẹ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật khi cần thiết, luôn khuyến khích sự tự lập, công bằng, tôn trọng về quyền lợi của cả hai bên.

Ở lối dạy con này, cha mẹ sẽ khen ngợi ngay cả khi con có những điểm chưa tốt, cân nhắc lựa chọn từ ngữ để tránh làm đứa trẻ bị tổn thương. Phụ huynh luôn khuyến khích con khám phá cái mới, dạy cho trẻ cách chào đón thất bại, đưa ra chỉ dẫn theo từng bước nhỏ để con đi đúng hướng. Là một đặc tính của lối dạy con dân chủ, cha mẹ phương Tây nhấn mạnh tính công bằng trong giao tiếp, cởi mở thể hiện tình cảm với con cái kể cả khi chúng lớn. Những điều trên sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, an toàn và tin tưởng hơn.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Rebeca – Đại học kỹ thuật Nanyang [Singapore, 2006] cho thấy trẻ được dạy theo cách này có sự tự tin vào năng lực bản thân, nhanh chóng thích ứng với môi trường xã hội hơn. Nếu cha mẹ hổ châu Á yêu con bằng hành động và đưa ra quyết định họ cho rằng tốt nhất cho con, thì cha mẹ sói phương Tây sẽ gợi ý, định hướng và cho con tự quyết định. Đây chính là khác biệt lớn nhất của hai phương pháp dạy con trên.

Nhược điểm của lối dạy con này là cha mẹ cần có sự kiên nhẫn rất lớn, dẹp bỏ cái tôi để giải thích cho con cũng như chấp nhận những quyết định của chúng, đặc biệt trong giai đoạn trẻ đang ở tuổi mới lớn, đã bắt đầu hình thành ý kiến độc lập dù non nớt. Trẻ được dạy theo cách của các mẹ sói phương Tây thường dễ có xu hướng nổi loạn hơn vì vốn đã được tự do đưa ra quan điểm. Ngoài ra, do tính độc lập được phát triển sớm, sau khi trưởng thành, con cái có xu hướng rời khỏi gia đình sống riêng và không gắn bó nhiều cùng các bậc sinh thành.

Dù là cách dạy con nghiêm khắc của mẹ hổ châu Á hay cho trẻ tự do khám phá bản thân như kiểu mẹ sói phương Tây cũng đều có những ưu, nhược điểm. Do đó, để lựa chọn cách dạy con đúng đắn, cha mẹ nên kết hợp các hình thức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh xã hội, nền văn hóa, con người, với từng đứa trẻ và hoàn cảnh gia đình cụ thể.

Ở phương pháp dạy con nghiêm khắc của mẹ hổ, cha mẹ có thể học được quan điểm rõ ràng trong việc dạy con, sự hoạch định mục tiêu, định hướng tương lai, thưởng phạt phân minh, xây dựng và thực hiện hệ thống các chuẩn mực cần tuân thủ, chăm sóc con cái. Quan điểm rõ ràng sẽ giúp xác định mục tiêu dạy con cụ thể cho nhiều thế hệ trong cùng một nhà, tránh được việc “3 hồi đằng này, 4 hồi đằng khác”, chuyện “ông nói gà bà nói vịt”… Bên cạnh đó, phương pháp “mẹ sói” có thể dạy con tính tự lập, tìm tòi khám phá khả năng của bản thân nhưng không quên trân trọng giá trị của lời khuyên từ người lớn, cũng như thắt chặt mối dây tình cảm cùng con.

Cha mẹ nên “gia giảm” sao cho phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế của mỗi trường phái dạy con, giúp tìm ra cách cân bằng và thích hợp nhất với con cái. Cụ thể, cha mẹ nên có định hướng rõ ràng, cụ thể mục tiêu phát triển cho con, trên cơ sở những tố chất cá biệt của con, hoàn cảnh điều kiện vốn có. Cha mẹ cũng có thể lập kế hoạch cho con, linh hoạt điều chỉnh theo sự phát triển từng giai đoạn của trẻ. Để con hiểu rằng, dù con có trưởng thành đến đâu, mạnh mẽ thế nào, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc, là nơi để con trở về tìm kiếm lời khuyên và sự che chở trước những “bão giông” của cuộc đời.

Ngoài ra, phụ huynh cần có quan niệm đúng đắn, khoa học về sự phát triển của con, về việc giáo dục con. Cần thống nhất quan điểm không có phương pháp hay cách dạy con nào là hoàn toàn tối ưu. Dành cho trẻ tất cả tình yêu của người làm cha mẹ bằng cách đưa ra những định hướng, nhưng đồng thời cha mẹ cũng nên hạn chế cái tôi của mình, để dành không gian cho trẻ được tự do thể hiện bản năng và sống đúng với độ tuổi.

Cha mẹ cũng nên hình thành nhân cách cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhặt, từ đó tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng mọi cảm xúc tích cực thông qua việc tham gia các hoạt động phù hợp với chúng, trong sự hướng dẫn và sẻ chia của cha mẹ.

Tất cả chúng ta đều muốn những gì tốt nhất cho con mình, nhưng làm cha mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Đó là lý do tại sao chương trình dạy Kỹ năng làm cha mẹ của UNICEF tập hợp một số chuyên gia trẻ em hàng đầu thế giới để giúp bạn với những lời khuyên tốt nhất, những hiểu biết và những sự thật đầy thú vị.

Thông tin bạn có thể tin tưởng để giúp cho con bạn bắt đầu tốt nhất trong cuộc sống!

Nuôi dạy con cái trưởng thành là nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người áp dụng những cách dạy con chưa đúng, khiến cho bé không những không có cơ hội phát triển mà còn sợ hãi bố mẹ. Chính vì thế, trong bài viết này, Cleanipedia sẽ gợi ý những nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách, giúp bé tự lập, đúng đắn mà ba mẹ nên biết.

Để nuôi dạy con đúng cách nên người, trước hết các bậc làm cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái nhìn và noi theo. Điều này đồng nghĩa với việc, ba mẹ tốt mới có thể dạy con tốt lên được và cũng sẽ khiến bé nể phục, nghe lời hơn. Tìm hiểu thêm cách định hướng suy nghĩ khi con bước vào tuổi dậy thì nhiều tò mò về giới tính.

Hãy khen bé khi bé làm được một việc làm tốt để bé có động lực phát huy và duy trì tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để con có những cư xử tốt. Bạn không nên dùng vật chất để khen thưởng bé vì như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho con. 

Con trẻ luôn năng động và tò mò khám phá, nên bạn hãy để cho bé được vui chơi một cách thoải mái trong tầm kiểm soát của bạn. Trong suốt hoạt động vui chơi, việc đồ chơi vương vãi khắp nơi là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách nuôi dạy con đúng cách là bố mẹ không nên quát mắng bé, mà hãy chấp nhận điều đó và nhẹ nhàng chỉ bảo bé học cách sắp xếp gọn gàng và dọn dẹp nhà cửa.

Thực tế, việc cho trẻ tự do mới là nguyên tắc nuôi dạy con thông minh được đánh giá rất cao hiện nay. Bạn hãy cho bé không gian và tự do hoạt động, đừng mãi theo dõi và quát mắng bé như “Đừng trèo lên đó” hay “Đừng động vào đó”...

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ để trẻ được tự do bay nhảy 100%. Thay vào đó, bạn chỉ cần để trẻ vui chơi dưới sự kiểm soát của bạn. Lúc này, hãy bên ở cạnh để quan sát nhằm đảm bảo rằng con vẫn đang được an toàn. Làm như thế sẽ giúp bé trở nên tự tin và kiên trì hơn, cố gắng theo đuổi mọi thứ chúng muốn. Đọc thêm cách dạy trẻ học tiếng anh nhàn tênh không có nhiều áp lực hay khó khăn.

Hãy lắng nghe con nói và tôn trọng ý kiến của bé thay vì chỉ bắt bé mãi làm theo ý của riêng mình. Bởi việc làm này sẽ khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ. 

Nuôi dạy con đúng cách bằng việc hãy luôn tôn trọng bé! Nếu ý kiến của bé hợp lý và không ảnh hưởng xấu đến con, hãy chấp nhận và cho bé tự thử thách bản thân mình. Hãy là một người ba người mẹ tâm lý để con có nhiều cơ hội phát triển hơn. Đọc thêm cách dạy con của người Nhật Bản được nhiều cha mẹ quan tâm.

Nhiều bố mẹ vẫn thường có thói quen phạt trẻ con khi chúng làm sai. Thay vì vậy, cha mẹ hãy nghĩ đến việc tạo ra những điều kiện, những quy tắc bé không được tái phạm. Cách nuôi dạy con này sẽ rèn luyện được tính tự kiểm soát hành vi của mình để không phải làm sai các quy tắc mà bạn đã đặt ra dành cho chúng. Từ đó, sẽ giúp kích thích trẻ có thói quen tự tìm cách để tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý nhằm lợi nhất cho bản thân. Tham khảo cách dạy trẻ nhỏ theo từng lứa tuổi phù hợp với hành vi phát triển.

Tự giác là một trong những đức tính tốt, ngoài việc dạy con cách tự giác, ba mẹ hãy nuôi dạy con đúng cách bằng việc tán dương chúng khi chúng thực hiện điều này. Ví dụ như việc bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy... Hãy dành một lời khen để động viên cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy. 

Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều bé muốn trong những nguyên tắc của bạn đặt ra nhưng cũng hãy dạy bé cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ. Không được tập cho bé thói quen ỷ lại vào tình thương của bố mẹ, ông bà mà trở nên ương bướng.

Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không được để bé uống những câu nói không lễ phép với người lớn hơn. Đọc thêm phương pháp dạy con ngoan ngoãn lễ phép vâng lời.

Luôn có một nguyên nhân nào đó khiến cho trẻ cư xử sai, những lý do đó thường sẽ rất ngớ ngẩn đối với người lớn. Nếu cha mẹ có thể giải quyết trực tiếp nguyên nhân đó thì ngay cả khi đứa trẻ không đạt được điều mình muốn, chúng cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn. Bởi điều quan trọng ở đây chính là sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ.

Một đứa trẻ được thừa nhận những việc mình làm, chúng có thể tiếp tục nhưng sẽ không gây nên những hành vi sai trái, dù là có chút khó chịu.

Khi trẻ có hành vi sai lệch, hãy tập trung vào vấn đề và hỏi chúng vì sao lại hành động như vậy để cha mẹ có thể tránh những điều đó ngay từ đầu. Tham khảo cách chia sẻ những kỹ năng sống cho bé giúp phát triển tự lập hơn.

Ví dụ, một đứa trẻ đánh anh trai của nó, nguyên nhân có thể là do nó bực tức bì em trai đã lấy đồ chơi của mình. Vì vậy, dạy đứa trẻ phải xin phép trước khi lấy đồ chơi của người khác. Như vậy có thể dạy trẻ cách ứng xử tốt hơn và tránh phát sinh các trường hợp tương tự.

Nếu con bạn dường như không bao giờ nghe lời bạn, có hai lý do chính:

Một là có thể do kỳ vọng của bạn không hợp lý. Kiểm tra lại những gì bạn đã yêu cầu con làm và không làm. Liệu đó là một mệnh lệnh hay một yêu cầu? Đó có phải là một lý do chính đáng không?

Một đứa trẻ dễ dàng chấp nhận làm một việc gì đó nếu chúng biết là phù hợp chứ không phải tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng.

Một lý do khác dẫn đến sự không vâng lời là do mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chưa chặt chẽ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng tốt sẽ càng dễ tạo nền tảng cho sự trưởng thành, phát triển và thành công của trẻ trong tương lai. Đọc thêm các trò chơi trẻ em giúp kích thích các giác quan sáng tạo.

Hãy tử tế với trẻ nhỏ để làm gương cho chúng trong cách xử sự tử tế và tôn trọng người khác. Bởi trẻ con thường học hỏi bằng cách bắt chước người khác và cha mẹ sẽ là hình mẫu chính của chúng.

Khi cha mẹ la mắng, thô tục hoặc gọi tên trẻ, đứa trẻ sẽ học cách làm tương tự khi chúng khó chịu với người khác. Ngược lại, dù bạn đang nóng giận mà vẫn cư xử tử tế với trẻ sẽ học cách xử sự với người khác bằng sự bình tĩnh và tôn trọng. Có một điều bạn cần lưu ý là sự tử tế không phải là nhượng bộ, dễ dãi, tử tế giúp trẻ bình tĩnh, dễ tiếp thu lý luận và dễ hợp tác hơn.

Bạn có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với trẻ đó không phải là những gì chúng nên làm thay vì phải la hét hay sử dụng một giọng điệu ác ý và nghiêm khắc. Bởi một giọng nói nghiêm khắc truyền tải sự tức giận trong khi một giọng nói cứng rắn truyền tải sự uy quyền.

Bạn không cần phải nổi nóng mà sự bình tĩnh cũng có thể giải quyết vấn đề một cách sâu sắc. Hãy đặt ra các giới hạn và thực thi đúng với giới hạn đó để con bạn biết điều gì sẽ xảy ra khi có các hành vi sai trái và cần phải làm gì trong tương lai.

Thực hành ra quyết định theo cách này giúp trẻ phát triển tư duy nhận thức, một kỹ năng vô giá cho sự thành công của trẻ sau này. Đọc thêm các trò vừa học vừa chơi tạo cho trẻ càm giác thoải mái.

Thông thường, hình phạt không thể ngăn chặn hành vi xấu, cũng như không thể dạy trẻ những hành vi tốt. Một phản ứng tích cực thay vì hình phạt sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc giải quyết một đứa trẻ quá khích và thu hút chúng hướng tới một hành vi mới, tích cực hơn.

Lãng phí thời gian để chỉ trích hay dùng hình phạt đối với trẻ không được khuyến khích trong những năm gần đây. Hình phạt thời gian chờ - “Time out’, nhiều cha mẹ đã và đang sử dụng hình phạt này, tuy nhiên cách này thực sự không đúng đắn vì khiến trẻ cô lập và hạn chế chuyển động mà không giúp chúng tiếp thu được gì.

Thiết kế ban đầu của hình phạt thời gian chờ chỉ đơn giản là đưa ra trẻ khỏi môi trường bị kích thích quá mức hoặc làm trầm trọng thêm hành vi sai trái. Sau đó đưa chúng vào một nơi không có khả năng tiếp tục hành vi sai trái đó để bình tĩnh và cảm thấy an toàn hơn.

Vì vậy, một số chuyên gia nuôi dạy con cái đã phát minh ra "time-in" để thay thế Time-out, Time-in thực ra là một ý tưởng tương tự như việc sử dụng time-out một cách hợp lý. Cách này đã được chứng minh là có tác dụng với hàng chục năm nghiên cứu của các nhà tâm lý học.

Nhưng thật khó để nhớ hết 1001 cách giải hoặc luôn có sẵn cuốn sách khi bạn cần. Vì vậy, điều quan trọng là phải sáng tạo và linh hoạt khi thực hiện kỷ luật với con mình. Hãy nhớ rằng, phương tắc nuôi dạy con tự lập là tập trung vào việc định hướng những hành vi phù hợp hơn là trừng phạt những hành vi sai trái đã xảy ra.

Cha mẹ nên quyết định và giải thích rõ ràng những hậu quả về những việc vi phạm các giới hạn của trẻ trước khi thực thi những điều đó. Ngoài ra, cha mẹ cần nhất quán và theo sát chúng, nếu không sẽ dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Đứa trẻ có thể tiếp tục kiểm tra hoặc thử thách các giới hạn để xem điều gì khác có thể xảy ra. Để trẻ làm theo lời dạy bảo của mình, cha mẹ nên gợi ý chún chứ không cần thiết phải nói ra điều gì đó. Đừng đưa ra những lời đe dọa hủy, bỏ niềm vui của con bạn chúng có hành vi sai trái. Trừ khi bạn có thể đã chuẩn bị làm những điều đó xảy ra.

Đôi khi, những gì chúng ta nghĩ là hành vi không phù hợp thực ra lại là hành vi phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ, cơn giận dữ ở trẻ mới biết đi là rất bình thường. Những đứa trẻ này có những cảm xúc lớn nhưng không thể diễn tả thành lời. Chúng cũng không có khả năng tự điều chỉnh vì phần não đó chưa phát triển. Con của chúng tôi cần sự giúp đỡ của chúng tôi trong việc học cách điều tiết.

Các giai đoạn phát triển của não bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn một nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách, con ngoan và thành tài sau này. Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo [thậm chí một ba tuổi] có thể không hiểu được hậu quả. Vì vậy, đối với họ, nên sử dụng chuyển hướng thay vì suy luận hoặc đưa ra hệ quả.

Đôi khi cha mẹ cảm thấy kiệt sức và tức giận vì hành vi ngỗ nghịch của trẻ là điều khó tránh khỏi. Nhưng đây thực sự là khoảnh khắc dễ khiến bạn thô lỗ và mạnh tay với trẻ. Nếu bạn có thể bình tĩnh và nói một cách tôn trọng thì con bạn sẽ học cách xử lý sự tức giận hoặc sự thất vọng một cách duyên dáng.

Nếu điều gì đó không theo ý con bạn, nhưng bạn lại muốn chúng có khả năng tự kiểm soát và hành xử nhẹ nhàng, điều này quả không dễ dàng. Bởi nếu bạn không thể tự mình làm điều đó thì đừng mong đợi con bạn làm được điều này.

Cha mẹ cần dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc đang trong trạng thái tức giận, hãy nói với con bạn rằng bạn cần một mình một chút thời gian vì bạn đang buồn. Và hãy đưa ra một khung thời gian mà bạn sẽ trở lại vui đùa với chúng.

Bỏ đi không chỉ dừng lại những cuộc tranh luận, xung đột mà còn giúp bạn có thời gian để bình tĩnh lại. Nhắc nhở bản thân mục tiêu kỷ luật của bạn, đó là điều nên dạy dỗ con cái chứ không phải để giành chiến thắng trong một cuộc xung đột.

Khi đó, hãy ở một mình và hít thở thật sâu để tỉnh táo, giải tỏa tâm trí cũng là lúc bạn có nhiều thời gian và không gian để nghĩ cách giải quyết vấn đề. Khi trở lại, bạn sẽ sảng khoái và sẵn sàng đối mặt với những thách thức nuôi dạy con cái của mình một lần nữa. Một cách tốt khác để cải thiện khả năng tự điều chỉnh của bạn là thực hành thiền định. Thiền định thường xuyên giúp giảm căng thẳng, giúp việc nuôi dạy con ngoan có trách nhiệm hơn.

Trẻ từ 3 tuổi được xem là đủ lớn để suy luận, mọi hành vi sai trái của chúng đều có thể trở thành một bài học vô giá trong việc giải quyết vấn đề sau này. Bài học làm vỡ đồ chơi là gì? Điều này nghĩa là đứa trẻ không thể chơi với món đồ đó nữa, đó là một hệ quả tự nhiên.

Nếu đứa trẻ không thích món đồ chơi đó, chúng nên tặng nó cho một người bạn hoặc tặng nó cho những đứa trẻ khác có thể vui đùa. Nếu chúng làm vỡ đồ chơi vì bực bội, hãy giúp chúng tìm những nơi khác để giải tỏa cơn giận chẳng hạn như đấm vào gối. Hướng dẫn chúng cách nghĩ ra những cách thay thế để giải quyết vấn đề thay vì hành động thô kệch.

Dạy trẻ từ vựng để giải thích cảm xúc của chúng [ví dụ “Con đang tức giận vì…”] thay vì cư xử sai. Bởi sự phát triển ngôn ngữ sẽ giảm đáng kể những cơn giận dữ và hành vi sai trái của trẻ nhỏ đấy.

Những quy tắc dạy con cái tích cực và kỷ luật tích cực sẽ không tạo ra những thay đổi hành vi mà cha mẹ mong muốn trong một sớm một chiều.

Thực hành nguyên tắc nuôi dạy con cái giúp trẻ phát triển toàn diện không phải là để đạt được kết quả nhanh chóng mà đó là những điều mà cha mẹ muốn con cái của họ thi đua theo thời gian.

Ban đầu, mỗi ngày bạn có thể phải giải thích rất nhiều. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để thấy những thay đổi thực sự so với hình phạt truyền thống vì trẻ con dễ học hỏi sau nhiều lần lặp đi lặp. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi con bạn bắt đầu nhận thức được những bài học mà bạn đang truyền đạt. Nhưng khi điều đó xảy ra, những nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách này sẽ rất bổ ích và có ý nghĩa lâu dài suốt đời.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cha mẹ nên ý thức về mục đích giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một người tốt trong xã hội, con người trưởng thành thật sự. Trưởng thành ở đây không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách.

1. Phương pháp dạy con đúng cách theo người Nhật. 2. Phương pháp nuôi dạy con theo người Do Thái. 3. Phương pháp nuôi dạy con đúng cách Montessori

1. Không nên áp đặt con trẻ, tạo cảm giác cha mẹ vừa là bạn vừa là thầy. 2. Hãy để trẻ phát triển đúng với lứa tuổi. 3. Cần lựa chọn phương pháp nuôi dạy con trẻ phù hợp. 4. Cha mẹ phải kiên nhẫn khi nuôi dạy con trẻ. 5. Cha mẹ luôn là tắm gương để con noi theo.

Xuất bản lần đầu 1 tháng 4 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề