Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

Quản lý các chi phí trả trước được phân bổ cho nhiều kỳ, chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và cần phải phân bổ để tính vào chi phí của từng kỳ

Khi phát sinh chi phí trả trước đơn vị sẽ tiến hành thực hiện như sau:

  • Kế toán tổng hợp sẽ tập hợp các chứng từ gốc liên quan và tiến hàng ghi tăng chi phí trả trước, xác định đối tượng chịu chi phí để theo dõi, quản lý.
  • Kế toán hạch toán và in chứng từ chuyển kế toán trưởng ký duyệt.
  • Định kỳ kế toán tổng hợp tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD.

1. Hướng dẫn định khoản ghi nhận chi phí trả trước trên Misa

- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước (thuê văn phòng, thuê TSCĐ…) phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ

  • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338,… - Tổng giá thanh toán

- Định kỳ, phân bổ chi phí trả trước

  • Nợ các TK 154, 623, 627, 635, 641, 642, 241
  • Có TK 242

2. Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ ghi nhận chi phí trả trước trên phần mềm Misa

Việc ghi nhận và phân bổ các khoản chi phí đã trả trước nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí thuê VP, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,…) được thực hiện trên phần mềm như sau:

Bước 1: Ghi nhận các khoản chi phí trả trước phát sinh

- Tuỳ thuộc vào hình thức thanh toán, các khoản chi phí này sẽ được ghi nhận trên phân hệ "Quỹ", "Ngân hàng" hoặc "Tổng hợp".

Ví dụ trên phân hệ Ngân hàng.

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

Bước 2: Khai báo các khoản chi phí cần phân bổ nhiều kỳ

- Vào menu "Nghiệp vụ" => "Tổng hợp" => "Chi phí trả trước" => "Danh sách chi phí trả trước".

- Chọn "Chi phí trả trước".

- Khai báo thông tin về khoản chi phí cần phân bổ.

+ Tại tab "Thiết lập phân bổ": chọn các đối tượng sẽ được phân bổ khoản chi phí trả trước

như đối tượng THCP/công trình/đơn hàng/hợp đồng/đơn vị => Tổng tỷ lệ phân bổ phải bằng 100% và bắt buộc phải nhập TK chi phí để làm căn phân bổ và hạch toán chi phí trong các kỳ.

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

+ Tại tab "Tập hợp chứng từ": chọn các chứng từ ghi nhận chi phí phát sinh đã được lập ở Bước 1:

  • Các bạn ấn "Chọn chứng từ".
  • Thiết lập điều kiện để tìm kiếm chứng từ cần tập hợp và ấn "Lấy dữ liệu".
  • Tích chọn chứng từ và ấn "Đồng ý".

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

  • Và ấn "Cất".

Chú ý:

  • Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), các khoản chi phí trả trước được khai báo khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào sẽ chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó. Ấn "Lấy từ hệ thống sổ tài chính" (hoặc ngược lại) trong trường hợp muốn lấy thông tin khoản chi phí trả trước từ sổ này sang sổ khác.

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

Để khai báo các khoản chi phí phát sinh trước khi sử dụng phần mềm chọn "Chi phí trả trước đầu kỳ" hoặc vào menu "Nghiệp vụ" => "Nhập số dư ban đầu" => chọn tab "Chi phí trả trước". Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu và lệ phí môn bài... bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

1. Nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN, Lệ phí môn bài bằng tiền gửi ngân hàng

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp: thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt… thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB, thuế môn bài… kế toán thuế yêu cầu chuyển khoản để nộp thuế.
  • Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước, đồng thời lập giấy báo Nợ
  • Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ kê khai số thuế đã nộp, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

1.1. Cách định khoản hạch toán khi doanh nghiệp nộp các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu và lệ phí môn bài... bằng gửi ngân hàng (nộp thuế điện tử qua mạng):

Nợ TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân

Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên

Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Nợ TK 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác

Nợ TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

1.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu và lệ phí môn bài... bằng tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

Nghiệp vụ “Nộp thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài… bằng tiền gửi ngân hàng” chỉ thực hiện được khi trên phần mềm đã phát sinh các chứng từ hạch toán chi phí thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài…

Trình tự thực hiện như sau:

- Vào phân hệ "Ngân hàng" => chọn "Nộp thuế" (hoặc vào tab "Thu, chi tiền" => ấn "Thêm\Nộp thuế").

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Khai báo các thông tin nộp thuế:

+ Tại mục "Loại thuế": chọn "Thuế khác".

+ Khai báo ngày thực hiện nộp thuế. Phần mềm sẽ lấy lên danh sách các khoản thuế phải nộp tính đến ngày nộp thuế.

+ Tích chọn các khoản thuế muốn nộp. Trường hợp số thuế thực nộp nhỏ hơn số thuế phải nộp, cần nhập lại số tiền thuế thực nộp vào cột "Số nộp lần này".

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Các bạn ấn "Nộp thuế" => phần mềm sẽ tự động sinh ra Phiếu chi nộp thuế.

- Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin của phiếu chi => ấn "Cất".

- Để nộp thuế điện tử trực tiếp từ phần mềm MISA SME.NET cho cơ quan thuế.

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

CHÚ Ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ nộp các loại thuế khác bằng tiền gửi ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng.

2. Nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN, Lệ phí môn bài bằng tiền mặt

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt… thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB, thuế môn bài… kế toán thuế yêu cầu chi tiền nộp thuế.
  • Kế toán thanh toán lập Phiếu chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ
  • Kế toán thuế nhận tiền và nộp thuế vào tài khoản của cơ quan thuế. Còn kế toán thanh toán thì căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi sổ kế toán tiền mặt.

2.1. Cách định khoản hạch toán khi doanh nghiệp nộp các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu và lệ phí môn bài... bằng tiền mặt:

Nợ TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân

Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên

Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Nợ TK 3338 - Thuế Bảo vệ môi trường và các loại thuế khác

Nợ TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

2.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu và lệ phí môn bài... bằng tiền mặt trên phần mềm Misa

Nghiệp vụ “Nộp thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài… bằng tiền mặt” chỉ thực hiện được khi trên phần mềm đã phát sinh các chứng từ hạch toán chi phí thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài…

Trình tự thực hiện như sau:

- Vào phân hệ "Quỹ" => chọn "Nộp thuế" (hoặc vào tab "Thu, chi tiền" => ấn "Thêm\Nộp thuế").

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Khai báo các thông tin nộp thuế:

+ Tại mục "Loại thuế": chọn "Thuế khác".

+ Khai báo ngày thực hiện nộp thuế. Phần mềm sẽ lấy lên danh sách các khoản thuế phải nộp tính đến ngày nộp thuế.

+ Tích chọn các khoản thuế muốn nộp. Trường hợp số thuế thực nộp nhỏ hơn số thuế phải nộp, cần nhập lại số tiền thuế thực nộp vào cột "Số nộp lần này".

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Các bạn ấn "Nộp thuế" => phần mềm sẽ tự động sinh ra Phiếu chi nộp thuế.

Cách hạch toán thuế chi phí trên phần mềm misa năm 2024

- Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin của phiếu chi => ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

CHÚ Ý: Trường hợp Thủ quỹ có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu chi nộp các khoản thuế GTGT, TNDN, TTĐB… được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu chi trên tab "Đề nghị thu, chi" của Thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ thực hiện ghi sổ phiếu chi vào sổ quỹ.