Cách nhận biết chuột hamster mang thai

Nếu cô nàng hamster nhà bạn mà có những dấu hiệu dưới đây thì bạn chuẩn bị đón một nhóc hamster mới nhé. Nhưng nhớ rằng thời gian từ khi có dấu hiệu đến khi đẻ của chuột hamster chỉ có 2 tuần thôi nhé.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai

1. Làm tổ:

Không phân biệt đực hay cái, chuột tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc chuột mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng. 
2. Đánh nhau:

Tính khí của chuột mẹ trong thời gian mang thai thông thường rất nóng nảy, hơi bất thường so với tính dịu dàng trước đây. Nhưng chuột đực lại không chú ý đến sự thay đổi của chuột cái, cứ luôn làm phiền đến chuột mẹ. Lúc này chuột cái tương đối phản cảm và sẽ đánh nhau với chuột đực, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hiên tượng ” đổ máu”. Tốt nhất lúc này chúng ta tách lồng để cho chuột mẹ có môi trường yên tĩnh và cũng là phương pháp bảo vệ an toàn cho chuột đực. 
3. Tích trữ lương thực:

Không phải chỉ có chuột mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với chuột mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày chuột mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ chuột con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì chuột mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để ” giải quyết” những chuột con có thể chất kém. 
4. Uống nhiều nước:

Thông thường vài ngày trước lúc sinh chuột mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng chuột con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý…

Còn như các bạn nuôi nhiều mà không biết em nào là đực em nào là cái thì có thể xem bài Cách nuôi chuột hamster cho người mới nhé.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai

  • 11/ 01/ 2017
  • Thái Bình Minh
  • 7 Nhận xét

1. Độ tuổi Hamster có thể giao phối và mang thai Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 4-6 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết

Cách nhận biết chuột hamster mang thai

2. Thời gian ghép đôi đực cái 
Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 16 - 22 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai


3. Uống nhiều nước : Thông thường vài ngày trước lúc sinh Hams mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng Hams con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý.

4. Đi tiểu nhiều lần : Uống nước nhiều thì số lần đi tiểu cũng nhiều. Hình như đây là sự liên hệ tất nhiên, không cần phải giải thích. Nhưng Hams mẹ trước lúc sinh thì số lần đi tiểu tương đối nhiều, chốc chốc lại thấy nó đến nơi cố định để đi tiểu. Điều này được khoa học giải thích như sau: trọng lượng của Hams con làm cho tử cung của Hams mẹ bị sa xuống và ép sát vào hệ thống bài tiết của Hams mẹ, từ đó làm cho số lần bài tiết của Hams mẹ tăng lên.

5. Cơ thể hình quả lê : Dấu hiệu này tương đối rõ với Hams mẹ trước lúc sinh vài ngày. Đôi lúc chúng ta có cảm giác là bụng của Hams mẹ đột nhiên lớn ra sau một đêm. Bụng của Hams mẹ lúc mang thai tương đối lớn, đi lại chậm chạp. Nếu chúng ta bế Hams mẹ lên tay, dùng ngón trỏ đăt nhẹ lên bụng thì có lúc sẽ cảm nhận được có một khối cứng nhỏ nhưng không rõ ràng lắm. Nhưng đừng làm như vậy vì dễ dẫn đến vấn đề lưu sản.

6. Hai hàng vú xếp thẳng hàng : Dấu hiệu này cũng dễ thấy vào mấy ngày trước lúc Hams mẹ sinh. Trước đây đầu vú của Hams mẹ do bị lông che phủ nên không nhìn thấy rõ còn bây giờ chúng ta sẽ dễ dàng thấy được. Hams mẹ có 8 đầu vú, phân bố gần tứ chi, mỗi bên có 2 cái và đối xứng đều 2 bên. Nhưng lúc mang thai chúng ta chỉ nhìn thấy 6 đầu vú bên dưới, mỗi bên có 3 cái, giống như hàng nút xếp thẳng hàng ở những kiểu y phục cũ. Nhưng đừng có cho rằng lúc nhìn thấy hiện tượng này là Hams mẹ mang thai vì lúc chuột rụng lông thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đựơc đầu vú.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai
Cách nhận biết chuột hamster mang thai

7. Để ý hamster mẹ bắt đầu làm tổ
Không phân biệt đực hay cái, Hams tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc Hams mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai

8. Nhận thấy hams mẹ bắt đầu cất giấu thức ăn


Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu. Không phải chỉ có Hams mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với Hams mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày Hams mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ Hams con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì Hams mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để " giải quyết" những Hams con có thể chất kém.

Cách nhận biết chuột hamster mang thai


9. Hiện tượng đau từng cơn : Hams con không nằm yên trong bụng mẹ mà cứ cựa quậy liên túc, cứ thích duỗi chân và tay làm cho Hams mẹ cảm thấy không yên tâm. trong thời gian nghỉ ngơi, toàn thân của Hams mẹ cứ thỉnh thoảng lại run lên đó là do hiện tượng đau từng cơn và lúc sắp sinh thì số lần xuất hiện của hiện tượng này càng nhiều.
10. Liếm phần bên dưới : Hams mẹ cúi đầu liếm phần đó là do nó đang tự mình kiểm tra xem Hams con đã chào đời hay chưa. Tất nhiên liếm phần bên dưới là một trong những thói quen của chuột nhưng nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy thời gian liếm lúc này lâu hơn so với bình thường.

LƯU Ý : Nếu bụng sưng to kéo dài hơn 7-10 ngày mà hamster không sinh sản (hoặc nếu nó không thể hiện thêm các dấu hiệu khác của việc mang thai), hãy đưa nó đến shop Hamster để được khám vì có khả năng nó đang mắc bệnh nào đó.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu thông qua dấu hiệu nàu? Bạn có biết chuột Hamster mang thai bao lâu không? Hiện nay tại Việt Nam, các giống Hamster được nuôi phổ biến nhất có thể kể tới Hamster Robo , Hamster Bear, Winter White và Hamster Campell. Giá bán Hamster khá rẻ nên ngày càng được các bạn trẻ ưa chuộng.

Mặc dù cùng thuộc họ gặm nhấm, nhưng thời gian mang thai của chuột Hamster khác nhau. Đối với một người có ý định nhân giống chuột thì việc nắm rõ chu kì mang thai của chúng rất quan trọng. Tìm hiểu thời gian mang thai của chuột Hamster bao lâu, dấu hiệu chuột Hamster có thai cũng giúp bạn kịp thời chăm sóc chúng. Hãy cùng xem Pet Mart mang tới cho bạn thông tin gì về vấn đề này nhé.

Dấu hiệu nhận biết Hamster mang thai bao lâu?

Dấu hiệu nhận biết chuột Hamster mang thai bao lâu phải xác định được thời điểm giao phối của chúng. Thông thường, ở đầu thai kì sẽ rất khó để nhận biết các dấu hiệu. Chỉ đến 1 tuần trước khi sinh các dấu hiệu mới xuất hiện rõ rệt. Bao gồm các thay đổi về thói quen, vóc dáng, tính cách của chuột cái.

Do đó nếu không biết được thời điểm giao phối thì rất khó để nhận biết dấu hiệu chuột Hamster có thai hay không. Nhiều người nuôi phải đến khi Hamster con ra đời mới biết. Thói quen sinh sản của các loại Hamster cũng không hoàn toàn giống nhau.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu nhanh nhất

Rất khó nhận biết dấu hiệu chuột Hamster có thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách nhận biết chuột Hamster có bầu thông qua việc quan sát chúng.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu qua thói quen

Nếu dấu hiệu chuột Hmaster có thai không xác đinh được, bạn có thể quan sát hành vi, tập tính của chúng. Xem có những thay đổi gì hay không? Đa số chuột cái sẽ trở nên nhát người hơn, chúng hay giật mình ngay cả khi người quen xuất hiện. Nhiều con sẽ bắt đầu đi loanh quanh và tha mùn cưa về làm ổ.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu qua tính cách

Hamster cái mang thai cũng sẽ hung dữ hơn bình thường. Chúng sẽ xua đuổi những con xung quanh, nhất là con đực. Ngay khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần cách ly chúng ngay lập tức.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu khi tích trữ lương thực

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu tiếp theo là chúng sẽ làm tổ và tích trữ đồ ăn. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ ưng ý, nó sẽ để rất nhiều thức ăn trong đó. Trước khi sinh 2 ngày chúng sẽ ở trong tổ để bảo vệ con và dưỡng sức.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu khi uống nước

Thông thường vài ngày trước lúc sinh, chuột Hamster uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng chuột con sinh ra cũng sẽ nhiều. Bạn nên có kế hoạch trước để chăm sóc chúng.

Như vậy, có rất nhiều cách nhận biết chuột Hamster có bầu khác nhau. Nếu bạn không nhớ ngày phối giống thì có thể áp dụng để có thể kịp thời chăm sóc cho chú chuột cảnh của mình.

Chuột Hamster mang thai bao lâu?

Theo các bác sĩ thú y, chuột hamster mang thai bao nhiêu ngày được tính từ lúc chúng bắt đầu có thai đến khi sinh. Chuột Hamster mang thai bao lâu còn tùy thuộc từng loài. Hamster được chia làm 2 nhóm là Hamster vàng (Hamster Bear hoặc Syrian) và loại thấp hơn là Hamster lùn (Winter White, Robo, Campell, Chinese…)

Vậy chuột Hamster mang thai bao lâu theo từng loài nhất đinh? Trung bình Hamster Bear (hay Hamster Syrian) có thời kì mang thai là 16 ngày. Đối với Hamster Winter White và Hamster Trung Quốc là 18 – 21 ngày. Hamster Robo (Roborovski) là 23 – 30 .

Thời gian mang thai này có thể dài hoặc ngắn tùy theo thể trạng của chuột cái và chế độ chăm sóc. Đối với Hamster Bear, thời gian có thể kéo dài tới 22 ngày. Nếu nuôi Hamster sinh sản bạn nên để ý thời gian giao phối để biết chính xác ngày sinh.

Chăm sóc chuột Hamster mang thai

Sau khi phát hiện được các dấu hiệu chuột Hamster có thai, việc chăm sóc chuột mẹ rất quan trọng. Điều này sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnh và chuột con ra đời thuận lợi.

Lưu ý là các cách nhận biết chuột Hamster có bầu giữa các loài cũng không giống nhau hoàn toàn.Thời gian chuột Hamster mang thai bao lâu cũng khác nhau. Tuy nhiên cũng không quá chênh lệch vì các loại Hamster có thói quen sống khá tương đồng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc chuột Hamster mang thai.

  • Cung cấp các loại thức ăn cho chuột Hamster giàu Protein.
  • Giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ.
  • Không ôm ấp, cầm nắm thú cưng, nhất là cầm vào bụng.
  • Đặt chuồng ở nơi yên tĩnh.
  • Vệ sinh chuồng nuôi 2 hoặc 3 ngày trước ngày sinh dự kiến.
  • Lót thêm giấy ăn hoặc mùn cưa để làm ổ đẻ.

Chăm sóc chuột Hamster trước khi đẻ

Chuột Hamster mang thai bao nhiêu ngày cụ thể còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và dinh dưỡng của chủ nuôi. Sau khi biết cách nhận biết chuột Hamster có bầu và xác định được chính xác, cần tiến hành lên kế hoạch chăm sóc cụ thể theo từng giai đoạn.

Cụ thể là trước và sau khi Hamster mẹ sinh con, đặc biệt là vào mùa hè phải cung cấp một bồn nước sạch, che nắng, thông gió mát mẻ. Đồng thời duy trì không gian yên tĩnh, đi lại nhẹ nhàng. Chú ý không để chó, mèo lại gần và từ chối người ngoài khi muốn xem.

Chuột Hamster sinh con như thế nào?

Chuột Hamster sinh bao nhiêu con?

Hamster cái sẽ tự sinh con và chăm sóc con. Vì thế bạn không cần phải can thiệp gì cả. Đối với chuột Hamster Bear , con đực sẽ không ở cùng con cái khi mang thai và nuôi con. Ở Hamster lùn, con đực có thể sống hòa bình với con cái. Nhưng để an toàn, bạn nên tách chúng ra ngay khi con cái sinh sản.

Số lượng con non ra đời phụ thuộc vào từng loài và thể trạng của Hamster mẹ. Hamster Syrian luôn đẻ 6 -10 con, đôi khi có thể lên tới hơn 16 con non. Trong khi đó Hamster lùn thường chỉ có 5 hoặc 6 con.

Đặc điểm của chuột Hamster mới sinh

Hamster con mới sinh hoàn toàn không có lông, chúng không thể nhìn hay nghe thấy gì và hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Hãy để Hamster mẹ tự chăm sóc con của chúng, chuột mẹ sẽ biết nó phải làm gì. Không nên động chạm vào chuột con khi chúng còn quá nhỏ. Nếu cảm thấy bị đe dọa, Hamster mẹ có thể sẽ bỏ con hoặc cắn chết con của nó.

Sau 4 tuần, Hamster con đã lớn và có thể tách đàn, đây cũng là lúc Hamster mẹ mang thai lứa tiếp theo. Riêng với Hamster lùn, con cái có thể ở chung với mẹ còn con đực nên tách ra nuôi riêng.

Chăm sóc chuột Hamster sau sinh

Sau khi chuột mẹ sinh con, điểu chỉnh mức độ Protein trong thức ăn, ngăn ngừa phát sinh bệnh viêm tuyến vú. Khi quan sát Hamster mới sinh, tay không được có mùi lạ rõ, để tránh truyền sang chuột con. Nếu như gửi nuôi, có thể bôi nước tiểu của chuột nhận nuôi lên người chuột con.

Làm thế nào khi chuột Hamster không biết chăm con

Khi chuột mẹ không biết chăm con, bạn nên tìm một chú Hamster mẹ khác nhờ nuôi con. Chú ý là chú chuột “nhận nuôi” này cũng đang nuôi con nhỏ. Bọc Hamster con và nước tiểu của chuột mẹ kia lại với nhau.

Việc này giúp cho chuột mẹ có thể làm quen nhanh với những đứa “con nuôi”. Nếu không, nó sẽ không chăm sóc chuột con. Thậm chí có thể cắn chết chúng. Nếu không tìm được “mẹ nuôi”, bạn có thể tự chăm sóc cho chuột con.

Đảm bảo chắc chắn nhiệt độ bằng cách dùng đèn sưởi để giữ ấm. Sử dụng lọ đựng thuốc nhỏ mắt đã được tiệt trùng bằng nước sôi để làm bình sữa. Đổ sữa pha loãng vào rồi cho Hamster con uống. Cứ 2 tiếng cho ăn một lần. Tùy theo sự phát triển của chuột con mới đẻ để gia tăng lượng thức ăn.

Tình trạng chuột Hamster con bị mẹ lãng quên

Có những con chuột Hamster mẹ đãng trí quên chuột con khi di chuyển. Chúng sẽ để chuột con giữa đường quên không đưa về nhà. Và Hamster con sẽ bị lạc đường vì không thấy mẹ.

Nếu chuột con rời xa mẹ quá lâu sẽ bị lạnh. Vì vậy phải nghĩ cách đưa chúng về bên cạnh mẹ. Nhưng cũng đừng vội vàng bắt Hamster con trả về bên cạnh mẹ. Tránh để chuột Hamster con có mùi của bạn. Điều này sẽ khiến cho chuột mẹ không nhận con.

Nên quan sát trước xem Hamster mẹ có quên con thật không. Nếu như qua một lúc mà Hamster mẹ vẫn chưa đem Hamster con về, thì nên lấy đũa dùng một lần di chuyển Hamster con về bên cạnh Hamster mẹ. Hoặc là dùng thìa canh di chuyển Hamster con về bên cạnh Hamster mẹ. Không dùng tay không bắt chuột con là được.

Trên đây là một số thông tin mà bạn nên chú ý về cách nhận biết chuột Hamster có bầu và hướng dẫn chăm sóc chuột Hamster sinh sản. Hy vọng nó có thể giúp ích được cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm có thể để lại thông tin dưới bài viết để nhận được sự tư vấn. Chúc bạn nuôi chuột Hamster sinh sản thành công!