Cách tập cho be ngồi ăn

Việc tập ngồi cho bé khi ăn dặm cũng giống như tập ngồi cho bé lúc bình thường. Các mẹ phải quan sát xem bé đã đủ “cứng” hay chưa rồi mới tập ngồi cho bé nhằm tránh được các ảnh hưởng xấu đến cột sống của trẻ sau này.

1. Bé được mấy tháng thì nên tập ngồi cho bé khi ăn dặm?

Thường thì khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên là lúc mẹ có thể yên tâm tập ngồi cho bé khi ăn dặm được rồi. Vì đây vừa là lúc bé cần được tập ăn dặm để bổ sung năng lượng và cũng là lúc mà xương cốt của bé đủ cứng để tập ngồi đấy các mẹ ạ.

2. Những điều cần chuẩn bị để tập ngồi cho bé khi ăn dặm

Để tập ngồi cho bé khi ăn dặm thì điều đầu tiên đương nhiên là mẹ cần phải chuẩn bị một chiếc ghế ăn cho con rồi đúng không. Tùy vào điều kiện gia đình mà mẹ nên chọn mua một chiếc ghế ăn dành cho em bé với giá cả hợp lý, nhưng phải đảm bảo là chiếc ghế ăn đó phải thoải mái, an toàn và phù hợp với độ tuổi của con.

Tiếp theo, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ tập ăn dặm dành cho bé gồm có thìa, nĩa và chén. Mẹ nên lựa mua bộ tập ăn dặm của những hãng chất lượng để đảm bảo an toàn cho bé nhà mình. Ngoài ra, trong quá trình tập ngồi cho bé khi ăn dặm, mẹ cũng cần chuẩn bị yếm ăn và khăn cho con vì chắc chắn bé sẽ làm đổ và vươn vãi đồ ăn khắp nơi.

Cuối cùng, mẹ nên lập một thực đơn ăn dặm cho bé mỗi ngày để thay đổi liên tục nhằm giúp bé không nhàm chán với đồ ăn và cảm thấy hứng thú với việc ăn dặm hơn.

Việc tập ngồi cho bé khi ăn dặm bằng cách sử dụng ghế ăn dành cho trẻ em thì có thể giúp bé ngồi ăn chung bàn được với cả nhà, trong mỗi bữa ăn như vậy thì bé có thể tập quan sát được cách mọi người xung quanh ăn uống và học theo. Điều này hoàn toàn có lợi cho sự trưởng thành của bé đấy mẹ.

Bên cạnh đó, việc tập ngồi cho bé bằng ghế ăn khi ăn dặm còn là cách để các mẹ Việt có thể học hỏi điều mà những mẹ Tây thường làm, đó là chế biến những món ăn mềm mà bé [trên 8 tháng] có thể tự bốc tay ăn như khoai tây, khoai lang, cà rốt, chuối chín, bơ…và đặt vào đĩa nhựa để lên trên bàn của ghế ăn cho bé.

Chính lúc này mẹ hãy để bé “tự thân vận động” bằng cách bốc tay trong khi ăn. Điều này sẽ giúp bé dần rút ra được kinh nghiệm về cách ăn, hơn nữa, việc để bé tự ăn cũng sẽ giúp bé hình thành sự tự giác, tự lập và trở nên ngoan hơn đó các mẹ, các mẹ cũng đừng lo bé sẽ làm đổ thức ăn ra bàn vì đó cũng là chuyện bình thường thôi mà, quan trọng là bé của bạn sẽ khám phá và học được điều gì sau mỗi bữa ăn đấy.

4. Những lưu ý khi cho bé ngồi trên ghế ăn

Mẹ cần kiểm tra độ an toàn của ghế trước rồi mới đặt con vào ngồi, cụ thể, mẹ hãy xem ghế có bị bấp bênh và có dễ đổ hay không để điều chỉnh ghế lại cho chắc chắn và an toàn. Cần thắt dây an toàn cho bé sau khi đặt bé vào ghế ăn, kiểm tra xem bé có duỗi chân được không, nếu không gian chỗ ngồi của bé khá rộng thì bạn nên đặt thêm gối để tránh cho bé bị ngã.

Khi đặt ghế ăn bé đang ngồi để ăn chung bàn với cả nhà thì mẹ nên tránh để những thứ dễ đổ vỡ như chén súp nóng, ly nước thủy tinh…quá gần tầm với của bé. Vì như vậy, bé sẽ vớ tới và làm đổ, gây nguy hiểm cho bản thân bé và cả những người xung quanh.

Qua những thông tin mà Yeutre.vn cung cấp ở trên, hi vọng rằng các mẹ sẽ biết được thêm nhiều điều bổ ích phục vụ cho “hành trình” nuôi dưỡng các con của mình. Chúc các mẹ thành công trong quá trình tập ngồi cho bé cưng ăn dặm nhé!.

Hoàng Oanh - Nguồn tổng hợp

Chỉ mới vài tháng trước đây thôi, bé vẫn còn chưa di chuyển được nếu không có sự hỗ trợ của bạn. Thậm chí bé còn không thể giữ đầu thẳng. Thế nhưng, giờ đây, bé cưng đã bắt đầu cố gắng ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ. Bạn không biết nên giúp bé như thế nào? Hãy xem bài viết sau để bỏ túi những cách tập ngồi cho bé hiệu quả cũng như biết mấy tháng cho bé tập ngồi là tốt nhất.

Mấy tháng cho bé tập ngồi?

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ biết lẫy khi được 3 – 4 tháng tuổi và chuyển sang biết chống tay rồi tự ngồi dậy trong khoảng 6 – 7 tháng tuổi.

Những bé biết ngồi sớm thường rơi vào khoảng 6 tháng tuổi và đa phần hầu hết các bé sẽ thành thạo kỹ năng này từ 7 đến 9 tháng tuổi. Do đó, nếu bé biết ngồi nhanh, sớm và cứng cáp, bạn có thể tập ngồi cho bé theo từng giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 3 – 4 tháng

Giai đoạn này, cơ đầu và cơ cổ của bé sẽ phát triển nhanh và dần cứng cáp hơn. Bé sẽ học cách ngẩng cao và giữ đầu mình trong khi lật. Sau đó, các bé sẽ tìm cách dùng cánh tay để nâng người lên và giữ cho ngực không chạm sàn. Những động tác đơn giản này sẽ giúp các cơ của bé phát triển khỏe mạnh.

2. Giai đoạn 5 – 6 tháng

Lúc này, bé đã đủ sức để đẩy cơ thể mình lên cao để có thể ngồi. Ban đầu, nếu không có sự hỗ trợ, bé chỉ có thể ngồi trong chốc lát. Tuy nhiên, ngay sau đó, bé sẽ tự tìm cách duy trì sự cân bằng cho cơ thể khi ngồi bằng cách hơi đổ người phía trước với một hay hai tay chống xuống đất. Điều này sẽ giúp bé ngồi lâu mà không bị ngã.

3. Giai đoạn 7 – 9 tháng

Bé đã có thể ngồi vững mà không cần đến sự hỗ trợ. Cơ cổ và cơ lưng cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Bé vẫn tiếp tục phát triển. 9 tháng tuổi, bé có thể tự chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi mà không cần sự hỗ trợ.

Ngoài ra, khi ngồi tay bé có thể tự do vung vẩy và khám phá, lúc này bé sẽ học cách xoay sở để với lấy những thứ mà bé thích khi đang ngồi.

Bé sẽ ngồi vững khi được một tuổi và lúc này bạn không cần phải hỗ trợ bất cứ điều gì. Khi ở độ tuổi này, bé cũng đã sẵn sàng để tập đi. Do đó, việc ngồi đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Làm thế nào để tập ngồi cho bé?

Có nên cho bé tập ngồi sớm? Bé chỉ có thể ngồi khi các cơ đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, bạn không thể ép cho bé tập ngồi quá sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp các cơ của bé làm quen với các tư thế ngồi để việc học ngồi trở nên dễ dàng hơn khi cơ thể đã sẵn sàng.

1. Khuyến khích bé nằm sấp và khám phá

Bước đầu tiên để có một tư thế ngồi hoàn hảo là phải tập giữ đầu ổn định. Cách tốt nhất để làm được điều này là tăng cường cơ cổ và cơ lưng khi nằm sấp. Đặt bé nằm sấp và để đồ chơi mà bé thích trước mặt.

Khuyến khích bé nhìn đồ chơi bằng cách nâng đầu lên. Khi bé đã làm được, hãy lặp lại động tác này. Điều này sẽ giúp bé cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi. Ngoài ra, bạn hãy giấu đồ chơi và để cho bé thấy, bé sẽ cố gắng nâng cơ thể dậy để tìm đồ chơi đấy.

2. Di chuyển bé

Cách để bé làm quen với sự vận động là bạn hãy tập cho bé. Giữ bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên một bề mặt mềm mại [nệm, chăn]. Điều này sẽ giúp định hướng để bé tự vận động.

3. Bạn hãy làm ghế tựa cho bé tập ngồi

Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn có thể dạy bé ngồi qua những buổi ngồi giả bằng cách biến cơ thể bạn thành cái ghế tựa cho bé. Đặt đồ chơi yêu thích của bé lên thảm, sau đó để bé ngồi trong lòng bạn và chơi với những món đồ chơi. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ lưng và quen với cảm giác ngồi.

4. Sử dụng sự tò mò của bé

Đến tháng thứ 9, bé đã có thể ngồi vững vàng. Đây là lúc bạn nên khuyến khích bé ngồi càng nhiều càng tốt. Để làm được điều này, bạn hãy đặt những món đồ chơi mới lạ xung quanh sao cho bé có thể lấy được khi ngồi. Bạn cũng có thể ngồi kế bên và chơi cùng bé.

5. Xây dựng sức mạnh các cơ

Bất kỳ sự vận động nào của cơ thể cũng liên quan đến cơ. Nếu cơ bắp của bé phát triển tốt, bé sẽ học ngồi nhanh hơn. Massage cho bé thường xuyên và chơi một vài trò đơn giản để tăng sức mạnh của các cơ.

Ngoài ra, các hoạt động như bò, lăn, nằm sấp cũng là những cách tự nhiên để giúp bé tăng cường sức mạnh của các cơ. Khuyến khích bé luyện tập càng nhiều càng tốt để học ngồi dễ hơn.

Hồng Loan , 06/03/2017 [23730 lượt xem]

Đâu là thời điểm cho bé tập ngồi ghế ăn dặm?

Khi bé được khoảng 6 tháng, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm song song với bú sữa mẹ. Đây cũng chính là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé tập ngồi ghế ăn dặm bởi cổ bé đã cứng cáp hơn để phát triển sang các giai đoạn tiếp theo [tập ngồi, tập đứng…].

Mẹ cũng cần lưu ý là cho bé tập ngồi ghế ngay từ khi bắt đầu ăn dặm và đừng để quá trễ mới tập. Lúc này, mẹ có thể để bé ngồi vào ghế ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng trở lên, không cần bé có thể tự ngồi vững, chỉ cần bé giữ cổ vững. Mẹ có thể chêm khăn xung quanh cho bé ngồi vững vàng hơn. Cứ dần dần như vậy chừng 2 tuần là bé quen.

Một số mẹ thường có cảm giác không an tâm vì nghĩ rằng cổ con còn yếu chưa ngồi được, nhưng thực tế thì cơ thể bé không mỏng manh như chúng ta nghĩ. Trường hợp mẹ vẫn không thể yên tâm được thì thời gian ban đầu có thể cho bé ngồi trong tư thế nửa nằm nửa ngồi trong loại ghế ăn có các cấp độ ngã khác nhau [nhưng chỉ dùng được một thời gian ngắn] hoặc cũng có thể cho bé ngồi tạm trong xe đẩy hay các loại ghế rung có thể điều chỉnh được chế độ ngả.

Lựa chọn ghế ăn dặm cho bé như thế nào?

Việc lựa chọn ghế ăn dặm phụ hợp cho bé cũng là một yếu tố quan trọng. Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu ghế ăn dặm cho bé mà mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới mẹ chiếc ghế ăn dặm Summer Deluxe của thương hiệu Summer Infant [Mỹ]. Đây là chiếc ghế ăn dặm đang được rất nhiều mẹ ưa chuộng bởi sự chất lượng, tiện lợi cũng như ưu điểm phù hợp với các độ tuổi ăn dặm của bé.

Trong giai đoạn ăn dặm, ghế ăn Summer Deluxe hỗ trợ bé ngồi vững, giúp bé ngồi yên một chỗ, tập trung ăn và giúp mẹ bớt vất vả, tiết kiệm thời gian khi cho bé ăn. Với sự  tiện lợi của chiếc ghế này, mẹ có thể để ghế dưới sàn hoặc đặt lên ghế cao của người lớn để bé có thể cùng ngồi ăn chung với cả gia đình.

Ghế Deluxe được thiết kế thông minh,  ghế có 3 điểm giữ an toàn, có 2 nấc điều chỉnh độ cao: nấc thứ nhất ghế ăn dành cho trẻ nhỏ và nấc thứ 2 dành cho trẻ mới biết đi. Đồng thời ghế có đai giữ bé và đai gắn với ghế ăn người lớn để bé ăn chung bàn với gia đình.

Đặc biệt, khay ăn an toàn, không chứa BPA, có thành cao, vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm để thức ăn trực tiếp lên khay để bé học cách ăn độc lập. Bên cạnh đó, khay ăn có thể điều chỉnh 3 nấc cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ,  dễ tháo rời và an toàn khi vệ sinh trong máy rửa bát. Sau khi gấp gọn, khay ăn có nấc để gắn vào mặt sau của ghế, cực kì tiện lợi, gọn nhẹ như một chiếc túi xách mang ra bên ngoài.

Bé tập ăn dặm với ghế ăn Summer Deluxe

Chiếc ghế ăn dặm này cũng là giải pháp thoải mái, thuận tiện cho việc cho bé ăn tại nhà hay ra ngoài, đi du lịch.

Với chiếc ghế ăn dặm Summer Deluxe thì việc gập gọn chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, để bảo vệ an toàn tối đa cho bé, chiếc ghế này được thiết kế hoàn toàn không có ốc vít. Thêm vào đó là tấm lót ghế mềm mại, tạo sự thoải mái cho bé, có thể tháo ra và giặt bằng máy. Kiểu dáng xinh xắn, màu sắc dễ thương phù hợp cho cả bé trai và bé gái. Khi bé lớn thì vẫn có thể sử dụng chiếc ghế này để ngồi chơi.

Chất lượng sản phẩm của một thương hiệu đến từ Mỹ cùng những ưu điểm trên chính là lý do mà chiếc ghế ăn dặm Summer Deluxe được nhiều mẹ ưu chuộng, tin dùng. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một gợi ý ữu ích dành cho các bé chuẩn bị một hành trình ăn dặm hoàn hảo.

Cách cho bé tập ngồi ăn dặm hiệu quả

Khi bé ở vào giai đoạn biếng ăn, thường bé sẽ ăn được vài muỗng là la hét đòi ra, hay muốn chồm đứng dậy. Vào lúc này, mẹ đừng vội cho bé ra ngay mà hãy dụ dỗ bé. Còn đối với 1 số bé tính cách hiếu động, không chịu ngồi yên, đòi ra khỏi ghế thì mẹ có thể dùng các cách sau:

- Khi cho bé ăn, mẹ bỏ thêm đồ ăn ra khay ăn cho bé bốc hay cho chén muỗng cho bé tập cầm , khám phá, sẽ giúp bé ngồi lâu hơn

- Thậm chí mẹ cho bé 1 chút cháo [nấu nhiều hơn 1 tí], cho vào chén của bé, cho bé bốc hốt. Bé nào năng động như này là phải kiếm thức ăn cho bé vọc, khám phá. “Bé nhà mình cứ phải cho cầm 1 cái gì đó thì mới ngồi yên" – Một bà mẹ trẻ cho con tập ăn dặm chia sẻ. "Cái gì đó" ở đây có thể là chén, muỗng, đồ ăn nha các mẹ, chúng ta không dùng đồ chơi để dỗ con trong giờ ăn nha!

Mục đích đưa chén muỗng hay thức ăn là để bé làm quen với những thứ liên quan tới ăn uống, mẹ mà đưa những thứ khác như gói giấy ướt, hộp sữa ... là thành đồ chơi, sai tinh thần.

- Nếu bé ói ra không ăn thì mẹ dừng không cho ăn nữa, mẹ xem lại khoảng cách giữa các bữa ăn có đủ xa [4 tiếng] khiến bé đói chưa, xem bé có trong đợt biếng ăn? Mẹ nên nhớ, rèn nếp ăn cho bé trong giai đoạn này là rất quan trọng.

- Khi đã cho ra ngoài khỏi ghế ăn là không cho ăn nữa, nếu mẹ xót con cho ra ngoài ăn thêm được 1 tí thì mẹ sẽ tạo cho con nếp ăn không tốt, con sẽ có nguy cơ có thoi quen ăn rong.

- Mẹ cần tạo cho bé có phản xạ vô ghế là ăn, ra ngoài là không ăn.  Nếu mẹ chiều con, con sẽ biết là những lần sau ra ngoài mới chịu ăn. Trường hợp khi dỗ con mãi mà không thành công, mẹ hãy bế bé ra ngoài và dừng bữa ăn nhé.

Nếu bé lỡ có ấn tượng xấu với cái ghế thì sao?

Đầu tiên mẹ hãy xem bé khó chịu gì vì điều gì? Nịch bụng có chặt quá không? Hay ghế tù túng quá? Hay là chân không thoải mái?

Ngoài giờ ăn, mẹ hãy thử đưa cái ghế cho bé khám phá hoặc cho bé ngồi ghế chung với bàn cơm gia đình, mọi người cùng ăn với bé để bé cảm nhận được không khí bữa ăn và hào hứng ăn theo nhé!

Chúc các mẹ và bé có hành trình ăn dặm đầy thú vị!

Xem thông tin sản phẩm tại đây:

Video liên quan

Chủ Đề