Cách trình bày bảng môn Tập đọc lớp 5

Cách trình bày bảng lớp của giáo viên tiểu học

Cách trình bày bảng ở tiểu học

Từ xưa đến nay trong mỗi lớp học đều được trang bị bảng lớp để phục vụ cho việc dạy và học. Bảng lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cho giáo viên thể hiện hệ thống kiến thức của từng môn học cho học sinh quan sát. 

Đây cũng là một trong các biện pháp khi dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy cho giáo viên và chất lượng học của học sinh trong các môn: tập đọc, chính tả, tập viết, tự nhiên xã hội.

Để mỗi tiết trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn khi trước mặt các em là bảng lớp một đồ dùng trực quan để các em nhìn vào đó trong suốt tiết học thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp – khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Cần đưa ra một số quy định về cách trình bày bảng đen của lớp như là:

Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên trái kẻ 1 khung hình chữ nhật có kích thước [20 x 40 cm] dùng để ghi sĩ số học sinh hàng ngày. Tính từ mép bảng phía trên trở xuống: Dòng kẻ thứ hai ghi chủ điểm hàng tháng [ bằng phấn màu]. Dòng kẻ thứ 4 ghi thứ…..ngày….tháng….năm…… ở giữa bảng.

Dòng kẻ thứ sáu: Ghi tên của môn học [VD: Toán] lùi sang trái so với thứ, ngày, tháng, năm khoảng 15 – 20 cm tùy theo đề bài dài hay ngắn. Sau đó dùng dấu hai chấm cách ra khoảng 1 ô bảng ghi tên bài học [ VD: Ôn tập về phép cộng và phép trừ]. Từ dòng kẻ thứ năm trở xuống: Tùy theo nội dung của từng môn học, bài học, ta có thể chia bảng 3 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức đã học.

- Trình bày viết bảng từ trái sang phải nếu bài có hình thành kiến thức mới thì bắt đầu ghi nội dung cần thiết vào cột đầu tiên bên trái bảng. Nếu là bài không có kiến thức mới thì bắt đầu trình bày bài 1 vào cột đầu tiên bên trái bảng.

- Lựa chọn các nội dung ngắn gọn, cụ thể để viết vào các phần được chia, biết treo tranh ảnh phù hợp.

- Không nên viết quá ít sẽ làm bảng không cân phần chữ và phần bảng hoặc viết quá nhiều sẽ làm bảng rối khó nhìn. Điều tránh không nên làm là để bảng trắng chỉ viết đầu bài như vậy khi dạy và học xong sẽ không biết học cái gì.

- Cần thường xuyên rèn chữ viết, viết đúng mẫu chữ trên bảng, không viết to quá sẽ chiếm hết bảng hay viết nhỏ quá học sinh lại không nhìn thấy. Cần viết chữ thật đều, viết thẳng hàng không lên dốc, xuống dốc. Viết cỡ chữ đủ lớn, đủ đậm để mọi học sinh đều nhìn thấy rõ.

- Cần viết bảng một cách chân phương, câu đầy đủ, hình vẽ thẳng nét.

- Khi treo tranh ảnh cần treo thắng tránh xộc xệch sẽ làm xấu bảng.

- Dùng thước kẻ cho thẳng các vạch chia bảng hay các gạch chân đầu đề, đầu bài, khi vẽ các sơ đồ bài toán, vẽ các hình học…

- Không viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng, trình bày cả những thông tin vụn vặt.

- Tùy theo từng môn học, bài học, ta trình bày bảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trình bày bảng rườm rà, tran lan, làm mất đi sự thẩm mĩ của bảng.

- Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề hay các con số cho phù hợp để khi nhìn vào thấy ngay nội dung cần học.

- Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm [ từ 2 bảng trở lên] , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.

- Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng, để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập. Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác vì thế yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ khi treo cần treo cho thẳng hàng.

Để chữ viết dễ nhìn thấy và dễ viết giáo viên cần xóa bảng sạch sẽ khi hết tiết học hoặc khi đang dạy mà không cần nội dung đó nữa.

Khi xóa bảng giáo viên nên dùng giẻ đã giặt sạch để hơi ướt [ không ướt quá hoặc khô quá] như vậy sẽ không làm bảng trắng vì còn vết phấn.

Nếu muốn học sinh lên bảng lớp trình bày nội dung bài học thì giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách viết, chữ viết, viết chỗ nào để khi nhìn vào chữ viết của cô và trò không lệch nhau quá.

Có những từ, cụm từ hay thuật ngữ, địa danh có thể viết tắt nhưng phải tuân thủ các qui định.

Chi tiết xem thêm tại file tải về

Hướng dẫn dạy Tập đọc, cách trình bày bảng

Quy trình dạy Tập đọc lớp 4, 5 giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học, cũng như trình bày bảng phân môn Tập đọc lớp 4, 5 thật hiệu quả.  Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Quy trình dạy học cấp Tiểu học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Quy trình dạy Tập đọc lớp 4, 5 đúng chuẩn

  • Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.
  • Nhóm nhận xét.
  • Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
  • Giáo viên nhận xét chung.
  • Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa.
  • Học sinh ghi tựa bài.
  • Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng

  • Học sinh đọc toàn bài.
  • Lớp đọc thầm và chia đoạn [nếu nội dung bài có phân đoạn rành mạch] đối với lớp 4, 5.
  • Học sinh tự chia đoạn, giáo viên nhận xét.

* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng [lớp 4, 5 đọc đoạn.]

  • Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
  • Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.
  • Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em chưa đọc đúng.
  • Qua báo cáo của các em giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.

* Đọc vòng 2: Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ [Lớp 4, 5 đọc đoạn.]

  • Luyện ngắt nghỉ đúng: Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng [Lưu ý những bạn lần 01 chưa đọc]. Trong khi đọc, nhóm cần phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho giáo viên những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà các em phát hiện.
  • Giáo viên đưa câu dài [đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa], đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt nghỉ.
  • Hướng dẫn giải nghĩa từ bao gồm từ ngữ trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề,…[Một số từ ngữ cần phải gắn với ngữ cảnh mới giải nghĩa được thì có thể đem xuống phần tìm hiểu bài để giải nghĩa].

* Đọc vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

  • Học sinh đọc theo nhóm đôi. sau đó có thể gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích kiểm tra kết quả đọc nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét bài đọc của bạn.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

  • Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra.Học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
  • Các nhóm báo cáo kết quả.
  • Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đoạn văn, của khổ thơ.
  • Học sinh nêu nội dung chính của bài - giáo viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại.

c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm [đối với văn bản nghệ thuật], hoặc luyện đọc lại [đối với văn bản phi nghệ thuật]

* Thông qua tìm hiểu nội dung học sinh tìm ra giọng đọc chung toàn bài [Hào hứng, sôi nỗi, nhẹ nhàng…. Những từ ngữ cần nhấn giọng [cao độ, trường độ...]

* Luyện đọc diễn cảm đoạn: Lớp 4, 5 luyện đọc diễn cảm.

  • Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa lên bảng.
  • Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe và nêu giọng đọc của đoạn, những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên bảng.
  • 2, 3 học sinh đọc lại.

- Luyện đọc nhóm.

- Thi đọc diễn cảm. HD học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.

- Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học [thuộc một đoạn hoặc cả bài]. Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh năng khiếu đọc ở mức cao hơn.

3. Củng cố, dặn dò

  • Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. [1, 2 câu]
  • Học sinh nhận xét tiết học, giáo viên bổ sung.
  • Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.

II. Các trình bày bảng Tập đọc lớp 4, 5

Thứ ... ngày ... tháng ... năm ...

Tập đọc:
Tên bài
[Tên tác giả]

Luyện đọc

- Từ khó phát âm.

- Câu văn dài [câu thơ khó] cần hướng dẫn.

- Đoạn văn [thơ] hướng dẫn đọc diễn cảm.

Tìm hiểu bài

- Ý đoạn 1:

Các từ ngữ cần giảng ở đoạn 1

- Ý đoạn 2:

Các từ ngữ cần giảng ở đoạn 1

.......................................................

Nội dung bài:

Cập nhật: 24/08/2021

Video liên quan

Chủ Đề