Cây độc không trái gái độc không con là gì

Trước 'Mẹ chồng', đã có rất nhiều bộ phim Việt khai thác chủ đề về số phận bất hạnh của những người vợ, người mẹ mang gánh nặng sinh con 'nối dõi tông đường'.

TIN LIÊN QUAN

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Dàn sao Việt đọ sắc trên thảm đỏ buổi công chiếu phim 'Mẹ Chồng'

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Đây là món quà Hà Anh Tuấn muốn dành tặng 'Mẹ chồng' Thanh Hằng

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Đạo diễn Lý Minh Thắng: 'Phim Mẹ chồng được lấy ý tưởng từ show The Face'

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Ngoài 'Mẹ chồng', 5 phim 'cung đấu' này sẽ khiến bạn 'nổi da gà' về trận chiến giữa những mỹ nhân

Tạm gác lại những lùm xùm khen – chê xung quanh bộ phim 'Mẹ chồng' của đạo diễn Lý Minh Thắng, hãy cùng nhìn sâu vào nỗi đau của những 'mẹ chồng, nàng dâu' trong gia tộc họ Huỳnh. Để rồi khi thấy họ đấu đá tranh giành quyền làm chủ đến mức dùng sinh mạng để đánh cược, ta lại thấy đáng thương thay cho thân phận người phụ nữ mang gánh nặng sinh con 'nối dõi tông đường'.

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Đối lập với nụ cười rạng rỡ của cô dâu mới…

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Là những ngày tháng thấm đẫm nước mắt khổ đau…

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

'Cây độc không trái' – từ nỗi đau không thể sinh con trai đến căn nguyên 'hóa rắn' của Ba Trân

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

 'Có phải nhà họ Huỳnh chỉ cần cháu, chứ không cần con dâu?'

Trailer phim Mẹ chồng

Trước 'Mẹ chồng', số phận bất hạnh của những người vợ, người mẹ xoay quanh vấn đề 'sinh con nối dõi'  là một khía cạnh đã được rất nhiều bộ phim khai thác và thể hiện hoặc ít hoặc nhiều. Dù mỗi phim lại có cách riêng để thể hiện khía cạnh này, song cảm xúc mang đến cho người xem vẫn là sự thương cảm, xót xa dành cho người phụ nữ, xen lẫn đó là sự giận dữ, bất bình trước cái gông cùm cổ hủ siết nặng trên vai họ. 

1. Phận đàn bà

Phận Đàn Bà là một bộ phim truyền hình tình cảm dài 38 tập do Việt Nam sản xuất, được đạo diễn Đinh Đức Liêm phụ trách. Phim lấy bối cảnh cuộc sống hiện đại, với nội dung nói về những bi kịch của người phụ nữ, một trong số đó là bi kịch 'không có con trai nối dõi' của nhân vật Bích Liên. Dù chồng là người trăng hoa, dễ sa ngã bởi những cám dỗ bên ngoài. Thậm chí ngoại tình với em họ ngay khi cô vừa mới sảy thai, nhưng Bích Liên vẫn tìm mọi cách níu giữ hạnh phúc gia đình.

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Phim 'Phận đàn bà'

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Nhân vật Bích Liên (phải) cùng chồng và người em họ mưu mô, cay độc

2. Sức ép tông đường

Phim kể về gia đình nhà bà Quý và gia đình Mong, hai gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng lại có chung một vấn đề khiến các thành viên đều mất ăn, mất ngủ. Đó chính là phải làm sao để con dâu mình, vợ mình sinh hạ được một cậu quý tử, một đứa con 'chống gậy' cho gia đình nhà chồng. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, Mai dù đã ngoài độ tuổi dễ dàng sinh đẻ, vẫn tự đi cầu tự, tẩm bổ các loại thuốc quý, thậm chí đeo bùa uống ngải.

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Còn Đợi – vợ Mong liên tục có mang. Cứ thế rồi 4 người con gái lần lượt ra đời, kinh tế gia đình sa sút khiến Đợi ngày càng xanh xao, gầy guộc. Dù thương vợ, nhưng cái suy nghĩ phải sinh được con trai cứ như con ma luôn quanh quẩn trong tâm trí Mong, khiến Mong cấm mọi biện pháp tránh thai của vợ, bất chấp lời khuyên của mọi người.

May mắn thay, những bi kịch đó đã khiến họ tỉnh ngộ. Bà Quý đã tự mình khuyên Bảo phải thương Mai hơn, còn Mong đã đi triệt sản để không còn khiến vợ phải khổ cực, đớn đau.

3. Tổ ấm gió lùa

Mang trọng trách trưởng họ có trách nhiệm trông coi nhà thờ tổ, tiếp nối tập tục thờ cúng tổ tiên, nhưng ông Tâm lại chỉ có hai cô con gái đã lấy chồng. Những ý nghĩ lạc hậu về việc nối dõi tông đường khiến cho ông lựa chọn lừa dối vợ con mình để quan hệ bên ngoài với người phụ nữ khác và có một đứa con trai như ý muốn.

Rồi một ngày, ông Tâm gặp tai nạn nặng tưởng không qua khỏi. Ông gọi Lê - cô con gái cả vào đưa một số điện thoại kèm theo một phong thư căn dặn nếu như cha mất, con hãy liên hệ với cô Bắc và đón em về chịu tang cha. Bí mật ông Tâm giấu kín bấy lâu nay đã vỡ lở, tạo nên một cú sốc tinh thần cho người vợ và 2 cô con gái. 

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Sau khi ông Tâm qua khỏi và trở về nhà, bà Tâm ngày ngày phải đối mặt với sự phản bội của người chồng, thêm vào đó còn phải chăm sóc cho đứa con riêng. Đó là nỗi đau đớn khôn nguôi khi cả cuộc đời bà đều vì gia đình và dòng tộc nhà chồng, vậy mà đến cuối cùng thứ mà bà nhận được lại là đắng cay và tủi nhục.

Chuyện trở thành tấn bi kịch khi gia đình nhà chồng chỉ chăm chăm hoan hỉ về đứa con trai nối dõi, để mặc bà ở giữa mối quan hệ 3 người, dần dẫn đến kết cục là cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cay đắng thay, con gái cả của bà Tâm cũng là nạn nhân của bi kịch ấy, khi cô phải từ bỏ hạnh phúc mái ấm mà cô đã gắn bó hơn 5 năm, chỉ vì chưa thể có được mụn con kế thừa hương hỏa.

4. Sống chung với mẹ chồng

Khía cạnh 'sinh con trai nối dõi' xuất hiện khá nhiều và xuyên suốt qua các tập phim của 'Sống chung với mẹ chồng' - bộ phim truyền hình rất được khán giả yêu thích vào nửa đầu năm 2017.

Cây độc không trái gái độc không con là gì
 

Bà Điều (Minh Phương đóng) chính là nhân vật điển hình cho mẫu mẹ chồng thích cháu trai

Bà Điều là một người phụ nữ miền quê chân chất, cam chịu. Tuy vậy ẩn dưới sự hiền lành là tư tưởng phong kiến nặng nề, trọng nam khinh nữ. Bà luôn đặt áp lực phải sinh con trai nối dõi lên con dâu.

Cây độc không trái gái độc không con là gì

Mặc dù mới có một cô cháu gái xinh xắn nhưng mẹ chồng Trang không hề thỏa mãn mà suốt ngày nhắc con dâu đẻ thêm mong có một đứa cháu trai. Tình tiết bà Điều bồng cháu gái đi chơi và bị bắt cóc đã đẩy mối quan hệ mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu lên đến đỉnh điểm, một kết cục bi thảm của gia đình đã xảy ra khi cô con dâu vì phẫn uất mà trở nên điên loạn.

Quan niệm phụ nữ phải sinh con trai 'nối dõi tông đường' vẫn luôn là đề tài quen thuộc trong phim. Từ xưa đến nay, chúng ta đã quá quen với hình ảnh người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, nhục nhã, có khi phải tranh đấu lẫn nhau để sinh được người con 'giữ gìn hương hỏa' cho tổ tiên. Chứng kiến những câu chuyện đó, khán giả không khỏi thương cảm, đau đớn và xót xa thay cho họ. Chính vì vậy mà khi theo dõi những bộ phim trên, khán giả cũng chỉ cầu mong sao cho người phụ nữ có thể dễ dàng hạ sinh thuận lợi một người con trai nối dõi. Nhưng rồi lại băn khoăn rằng, sau khi làm trọn bổn phận, làm tròn chữ hiếu của phận dâu con, có chắc chắn họ sẽ được hưởng hạnh phúc?

Cây gì không trái gái độc không con?

Rõ thật người xưa nói chẳng sai. Cây khô không trái, gái độc không con”…

Tại sao cây độc không trái?

Thay vì có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những người không thể sinh con, người đời lại gắn thêm cho họ cái danh “cây độc không trái, gái độc không con”. Người ta thường nói phụ nữ khi lấy chồng lãi mỗi đứa con, nhưng nhiều người lại không thể sinh con.