Chênh lệch độ dài ngày, đêm ở đâu biểu hiện rõ nhất

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

– Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 2327′ B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc

– Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 2327’N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

– Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày – đêm càng lớn, từ 6633’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22//6 [Hạ chí]: bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 6633’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22/12 [Đông chí]: bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ  6633’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

READ:  Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Môn Văn

Mẹo Tìm đáp án nhanh nhất

Search google: “từ khóa + timdapan.com”


Ví dụ: “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất timdapan.com”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đáp án

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

  • 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
  • 2. Ở hai miền số ngày, đêm dài 24 giờ thay đổi theo mùa
  • 3. Bài tập Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa lớp 6

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

- Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23o27' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc.

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22//6 [Hạ chí]: bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22/12 [Đông chí]: bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

2. Ở hai miền số ngày, đêm dài 24 giờ thay đổi theo mùa

- Vào 22/6 - 22/12 các điểm ở vĩ tuyến 66o33' Bắc [Nam] có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

- Các địa điểm nằm từ 66o33 Bắc [Nam] đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.

- Các điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

=> Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến đời sống, sản xuất của con người.

3. Trắc nghiệm Địa lý 6

Câu 1: Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày nào?

A. 21/3 [xuân phân]

B. 22/6 [hạ chí]

C. 23/9 [thu phân]

D. 22/12 [đông chí]

Câu 2: Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?

A. Chí tuyến Bắc.

B. Chí tuyến Nam.

C. Vòng cực Bắc.

D. Xích đạo.

Câu 3: Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm

A. dài bằng nhau.

B. ngày ngắn, đêm dài.

C. ngày dài – đêm ngắn.

D. một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Câu 4: Các địa điểm thuộc khu vực nào sau đây có ngày, đêm dài suốt 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Bắc [Nam]

C. Cực Bắc [Nam]

D. Vòng cực Bắc [Nam]

Câu 5: Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?

A. đất.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. khoáng sản.

Câu 6: Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

A. Càng giảm

B. Tùy theo mỗi nửa cầu

C. Càng tăng

D. Khác nhau theo mùa

Câu 7: Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?

A. Từ xích đạo đến chí tuyến

B. Từ chí tuyến đến vòng cực

C. Từ vòng cực đến cực

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 8: Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến

C. Vĩ tuyến 400

D. Vòng cực

Câu 9: Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

A. Do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau.

B. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là gần nhất.

C. Do Mặt Trời lên cao hơn nên tia sáng kéo dài, thẳng góc với xích đạo.

D. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là xa nhất.

Câu 10: Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào

A. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó.

B. Vận tốc quay của Trái Đất.

C. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

D. Lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được.

Câu 11: Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

A. Ngày ngắn – đêm dài.

B. Ngày – đêm dài bằng nhau.

C. Ngày dài – đêm ngắn.

D. Ngày dài 24 giờ.

Câu 12: Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

A. sự luân phiên ngày và đêm.

B. lực cô-ri-ô-lit.

C. ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

D. giờ trên Trái Đất.

4. Bài tập Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa lớp 6

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
  • Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Soạn Địa 6 Bài 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa chi tiết được giải, chia sẻ bởi cộng đồng giáo viên bộ môn địa uy tín trên cả nước đảm bảo tính chính xác và bám sát chương trình sách mới. Cập nhật nhanh nhất, hay nhất tại Soanbaitap.com.

Soạn Địa 6 Bài 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa chi tiết thuộc phần: CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

Hướng dẫn giải bài tập sgk bài 9 hiện tượng ngày và đêm dài ngăn theo mùa

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 28 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 24 SGK, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất [BN]. và đường phân chia sáng tối [ST] không "trùng nhau"?

Lời giải chi tiết

- Do Trái Đất hình cầu nên lúc nào cũng chỉ được chiếu sáng một nửa. Giới hạn sáng tối là đường ST trong hình 24 trên thực tế là một vòng tròn. Đường ST vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.

- Nhưng do trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo

=> Đường biểu diễn trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không bao giờ trùng nhau.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 28 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 24, cho biết:

- Vào ngày 22/6 [hạ chí], ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

- Vào ngày 22/12 [đông chí], ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

Lời giải chi tiết

- Vào ngày 22/6 [hạ chí], ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’B. Vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Bắc.

- Vào ngày 22/12 [đông chí], ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’N. Vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:

+ Sự khác nhau của độ dài ngày, đêm tại các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12.

+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở địa điểm c nằm trên đường Xích đạo.

Lời giải chi tiết

+ Vào ngày 22-6 ở nửa cầu Bắc, độ dài các đoạn được chiếu sáng ở các vĩ tuyến qua A và B đều dài hơn đoạn bị khuất bóng, nghĩa là ngày dài hơn đêm. Ở nửa cầu Nam, độ dài các đoạn được chiếu sáng ở các vĩ tuyến qua A" và B’ đều ngắn hơn đoạn bị khuất bóng, nghĩa là ngày ngắn hơn đêm.

Trong ngày 22-12, hiện tượng hoàn toàn ngược lại.

+ Điểm C nằm trên Xích đạo trong hình 25, nên vào ngày 22-6 và 22-12 độ

dài các đoạn được chiếu sáng và khuất bóng đều bằng nhau, nghĩa là ngày dài bằng đêm.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Vào ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có ngày dài suốt 24 giờ [ngày trắng], điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N đêm dài suốt 24 giờ [đêm trắng].

- Vào ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có đêm dài suốt 24 giờ [đêm trắng], điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N ngày dài suốt 24 giờ [ngày trắng].

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.

- Vào ngày 22-6, điểm cực Bắc có ngày dài suốt 24h, điểm cực Nam có đêm dài suốt 24h. Vào ngày 22-12 thì ngược lại.

Dựa vào hình 24 SGK, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12.

Đề bài: Dựa vào hình 24 SGK, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12.

Lời giải chi tiết

-   Ở vị trí hạ chí [22-6], nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Lúc này đường phân chia sáng tối đi qua trước vòng cực Nam và ở sau vòng cực Bắc.

⟹ Vì vậy, từ Xích đạo trở lên cực Bắc mọi nơi đều có ngày dài hơn đêm.

Hơn nữa, vào ngày này ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc xuống mặt đất ở vĩ tuyến 23o27’B [chí tuyến Bắc], do đó ở mọi nơi thuộc nửa cầu Bắc không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ở nửa cầu Nam hiện tượng sẽ ngược lại.

-    Ở vị trí đông chí [22-12], nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Lúc này, đường phân chia sáng tối đi qua trước vòng cực Bắc và ở phía sau vòng cực Nam.

⟹ Vì vậy từ Xích đạo xuống cực Nam mọi nơi đều có ngày dài hơn đêm.

Hơn nữa, vào ngày này ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’N [chí tuyến Nam], do đó ở mọi nơi thuộc nửa cầu Nam không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ớ nửa cầu Bắc hiện tượng sẽ ngược lại.

Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

Đề bài: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất:

- Kết quả:

+ Ở xích đạo [0o] luôn có ngày dài bằng đêm.

+ Càng lên vĩ độ cao, sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng biểu hiện rõ rệt.

+ Mùa hạ có ngày dài hơn đêm, mùa đông đêm dài hơn ngày.

+ Ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày đêm dài bằng nhau.

- Nguyên nhân:

+ Trong khi quay quannh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời, có lúc chúc nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

+ Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ so mặt phẳng quỹ đạo nên đường phân chia sang tối không trùng với  trục Trái Đất.

Dựa vào bảng sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Đề bài: Dựa vào bảng sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân:

Do trục Trái Đât luôn nghiêng một góc 66o33’ trong khi chuyển động nên đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất không bao giờ trùng nhau,  vĩ tuyến 66o33’ Bắc là giới hạn rộng nhất của vùng có ngày dài suốt 24 giờ và là điểm  bắt đầu có hiện tường ngày dài 24 giờ.

Càng lên các vĩ độ cao thì chênh lệch góc chiếu Mặt Trời càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực [90 độ].

Soạn Địa 6 Bài 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa chi tiết được biên soạn theo chuẩn chương trình sách mới bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn địa. Được Soanbaitap.com chọn lọc và cập nhật trong chuyên mục giải địa 6, giúp các em học tốt môn địa lý lớp 6. Nếu thấy hay hãy Chia sẻ và comment để các bạn khác cùng học tập nhé!

Video liên quan

Chủ Đề