Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm

Hình thức kinh doanh quán cơm bình dân hiện thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều người. Bởi khách hàng ở phân khúc này khá đông, chủ yếu là học sinh, sinh viên, người lao động, v.v Chỉ cần số vốn nhỏ và khéo léo nấu ăn, bạn sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng cũng vì vậy mà sức cạnh tranh của ngành này cũng khá lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất bại chỉ sau thời gian đầu hoạt động cũng đòi hỏi bạn cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu. Dưới đây là 8 bí quyết giúp bạn mở quán cơm tấm bình dân.

1. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu

Đây là việc không thể bỏ qua khi kinh doanh quán ăn nói chung và mở quán cơm tấm bình dân nói riêng. Bước này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và rủi ro kinh doanh.

Đầu tiên, bạn nên khảo sát các quán cơm bình dân nằm trong khu vực gần quán của bạn: Tình hình hoạt động của các quán đó như thế nào? Có đông khách không? Điều gì khiến khách hàng chọn quán của họ? Còn nếu quán đó phải đóng cửa thì lý do vì sao?

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Các phương pháp phân tích thị trường đưa ra kết quả chính xác
Tiếp theo, tìm hiểu xem nơi bạn sắp mở quán có khả năng kinh doanh hay không? Khu vực đó có gần trường học, toàn nhà văn phòng, khu dân cư, v.v để thu hút khách hàng?
Cuối cùng, xác định khách hàng mục tiêu của quán ăn bình dân. Nói một cách cụ thể là bạn chỉ có thể phục vụ tốt khách của mình khi biết họ là ai. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng qua phương pháp phân tích thị trường SWOT để lên kế hoạch kinh doanh, giữ chân khách hàng. Bước này giúp bạn có những chiến lược phát triển hiệu quả, thể duy trì và mở rộng mô hình quán của mình.

2. Chuẩn bị vốn để mở quán cơm tấm bình dân

Dù kinh doanh lĩnh vực nào, lớn hay nhỏ, đều cần có ngân sách, quán cơm bình dân cũng vậy. Đó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình kinh doanh. Mọi vấn đề liên quan đến không đủ nguồn vốn hay chi tiêu quá mức cho phép đều có thể khiến việc vận hành quán gặp khó khăn. Tùy theo nhu cầu và quy mô mở quán cơm tấm bình dân mà bạn có thể chuẩn bị vốn và lên kế hoạch tài chính phù hợp.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Vốn là điều kiện cần cho bất kỳ mô hình nào
Thông thường, vốn thường được chia nhỏ vào những mục đích sau:
  • Chi phí cho mặt bằng, máy móc, bàn ghế, v.v
  • Chi phí cho nguyên vật liệu, nhân viên, quảng cáo, marketing, v.v
Sau khi xác định vốn, bạn cần phân chia cho các khoản chi sao cho hợp lý. Bên cạnh đó cần chú ý đến dòng tiền thu chi hàng ngày, hàng tháng. Vì yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của quán trong thời gian đầu. Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù vốn trong vài tháng đầu kinh doanh. Bởi đây là thời gian mà quán có thể chưa có lợi nhuận nhưng lại phải chi tiêu các khoản để duy trì hoạt động của quán.

3. Chọn địa điểm kinh doanh cho quán

Sau khi đã có định hướng kinh doanh cho quán cũng như sự chuẩn bị về ngân sách thì việc tìm mặt bằng sẽ là bước quan trọng tiếp theo. Yếu tố này chiếm đến 50% khả năng thành công và thất bại của quán. Nếu bạn chọn địa điểm vắng người, ở xa khách hàng mục tiêu thì dù thức ăn của quán có ngon thế nào cũng rất khó để thu hút được họ. Hãy tìm cách để chắc chắn rằng sẽ có khách đến dùng bữa tại quán cơm bình dân của bạn.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Vị trí mở quản phải tập trung khu vực đông khách mục tiêu
Thông thường địa điểm cần chọn để mở quán cơm tấm bình dân nên gần khu công nghiệp, nhà máy nhà xưởng lớn, trường học, bệnh viện, khu dân cư, v.v Nghe có vẻ dễ dàng nhưng đây là một khó khăn thường gặp bởi tìm vị trí đẹp đã khó lại còn bị ràng buộc bởi thời gian thuê lâu dài và các thủ tục về pháp lý.
Một yếu tố nữa là bạn nên tìm hiểu về tình hình xung quanh như lượng dân cư, thu nhập bình quân khách hàng, bãi giữ xe cho khách, v.v Để bạn có thể tính toán và đưa ra mức giá hợp lý cho quán cơm bình dân của mình.

4. Đăng ký kinh doanh và xin giấy an toàn thực phẩm

Mặc dù chỉ là bán quán cơm tấm bình dân nhưng bạn cũng phải đăng ký kinh doanh. Bạn sẽ đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để khai báo việc kinh doanh của mình và đăng ký giấy phép kinh doanh.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Đăng ký kinh doanh và xin giấy an toàn thực phẩm
Ngoài ra, vì bạn kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống nên cần xin Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm. Một phần để đảm bảo các thủ tục pháp lý theo yêu cầu, một phần để tạo sự tin tưởng với khách hàng nhiều hơn.

5. Sắp xếp nhân sự cho quán cơm tấm bình dân

Quán cơm bình dân có thể sẽ không cần nhiều nhân viên, tùy vào quy mô mà bạn sắp xếp nhân sự thích hợp. Đối với quy mô nhỏ, ban đầu chưa có nhiều khách, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của người nhà. Còn đối với quy mô lớn hơn hoặc quán đã có lượng khách nhiều, bạn có thể thuê thêm nhân sự để việc vận hành kinh doanh tốt hơn.

Nếu thuê thêm nhân viên, bạn nên chọn những nhân viên nhiệt tình, trung thực. Những vị trí cần có cơ bản trong một quán cơm là người chế biến thức ăn, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Quan trọng hơn bạn cũng phải chú ý đến vai trò của người đứng bếp. Vì đó là người quyết định chất lượng của món ăn. Vì vậy bạn cần chọn người có tài nấu ăn ngon và có tâm huyết.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Thuê nhân sự để hỗ trợ hoạt động kinh doanh quán

6. Tìm nguồn nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị

Trong lĩnh vực ăn uống, chất lượng và hương vị món ăn là cốt lõi quan trọng nhất. Nhiều quán ăn thường sẽ chỉ chú ý đến món ăn ngon nhưng lại không biết rằng nguyên liệu là thành phần quyết định phần lớn đến việc món ăn như thế nào. Thịt cá tươi, rau củ sạch, các phụ gia chất lượng, v.v là những thứ bạn cần chuẩn bị cho quán của mình. Có thể sẽ đắt hơn một ít, thay vào đó thực khách sẽ tin tưởng hơn và chọn quay lại quán ăn bình dân của bạn.

Ngoài ra, khi kinh doanh quán ăn bình dân, bạn còn phải trang bị các công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho công việc. Đó là các dụng cụ bếp, bảo quản nguyên liệu ở trạng thái tốt nhất. Thức ăn ngon, phục vụ tốt vẫn chưa đủ, không gian sạch đẹp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giữ chân thực khách. Thế nên, việc chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh để giữ quán luôn sạch sẽ cũng rất quan trọng.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Sử dụng phần mềm bán hàng để kinh doanh thông minh
Riêng đối với quán cơm tấm có quy mô lớn, bạn cần chuẩn bị các thiết bị để hỗ trợ hoạt động chính của quán bán hàng. Công nghệ ngày càng có nhiều tác động đến hiệu quả kinh doanh. Có nhiều các thiết bị hỗ trợ bán hàng như phần mềm quản lý bán hàng, máy POS thu ngân, máy in bill, v.v. giúp công việc của chủ đầu tư và nhân viên trở nên nhanh chóng dễ dàng hơn. Đây là giải pháp giúp việc vận hành trở nên dễ dàng, chính xác và tiết kiệm.

7. Lập kế hoạch quảng bá tiếp thị, quảng bá cho quán cơm tấm bình dân

Đối với kinh doanh quán cơm tấm bình dân, bạn không cần quảng cáo trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình vì chi phí sẽ rất cao. Bạn có thể tận dụng các kênh truyền thông miễn phí như mạng xã hội, các trang, hội, nhóm online.

Lợi thế này có thể mang đến thành công cho quán của bạn. Chưa hết, bạn cũng không nên bỏ qua các kênh quảng cáo truyền thống như băng rôn, tờ rơi. Tùy vào hình thức tiếp thị mà chi phí sẽ khác nhau nhưng bạn nên cân đối sao cho phù hợp, tránh lãng phí mà vẫn hiệu quả. Đặc biệt phải quảng cáo đúng sự thật tránh nói quá về quán cơm của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Sử dụng công cụ công nghệ để quảng cáo hiệu quả

8. Những lưu ý để thu hút khách hàng đến quán đông

Thái độ của nhân viên phục vụ

Nhân viên phải có thái độ lễ phép, lịch sự và vui vẻ. Nếu thái độ nhân viên khó chịu cũng sẽ khiến khách hàng khó chịu. Trong quá trình phục vụ bưng đồ ăn phải nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nếu quán quá đông, tránh để cho khách hàng cảm giác phải chờ đợi lâu bạn nên hướng dẫn nhân viên bưng từng món lên một. Như vậy khách hàng sẽ cảm giác mình đang được phục vụ.

Dịch vụ ship cơm đến tận nhà cho khách hàng

Hãy cung cấp thêm dịch vụ ship cơm đến tận nơi cho những khách hàng có nhu cầu. Khi cung cấp dịch vụ này bạn vừa kiếm thêm nhiều khách hàng cho quán của mình, vừa phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu cung cấp thêm dịch vụ này bạn cần thuê thêm một nhân viên giao cơm mỗi ngày và cung cấp số điện thoại hotline để khách hàng gọi đến khi cần.

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Ship cơm tận nơi cho khách hàng

Công thức chế biến và menu đặc biệt khác quán cơm khác

Cơm Tấm có rất nhiều người kinh doanh, vì vậy để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng, bạn cần có một công thức nấu ăn đặc biệt cho riêng mình. Ví dụ đó có thể là cách tẩm ướp miếng sườn. Hoặc đa dạng các nguyên liệu chế biến mỗi ngày như hôm nay có dưa chua muối đi kèm, ngày mai sẽ là cà pháo, v.v

Chia sẻ kinh nghiệm bán com tấm
Thực đơn món phải đặc biệt hấp dẫn

Không gian quán sạch sẽ, thoáng mát

Quán phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, luôn có thùng rác ở dưới chân bàn để khách hàng có thể vứt rác vào đó, giúp bạn tiết kiệm được thời gian dọn dẹp và giúp cho quán nhìn sạch sẽ hơn.
Vào những ngày nắng nóng, khách hàng sẽ cảm thấy ngại vì phải ghé đến những quán cơm nhỏ nóng bức. Do đó hãy đầu tư thêm quạt để trong quán để giúp khách hàng thư giãn. Mùa lạnh thì cung cấp nước trà nóng, mùa hè thì cung cấp trà đá để khách hàng uống sau khi ăn xong.
Mở quán cơm tấm bình dân không phải là điều quá khó khăn, nhưng đây cũng không phải việc dễ dàng nếu bạn muốn kinh doanh và phát triển lâu dài. Bạn cần là sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Các gợi ý trên sẽ giúp bạn phần nào hình dung được những việc mình cần làm để bắt đầu mở quán. Đồng thời, điều quan trọng để kinh doanh hiệu quả cần ở chủ quán đó là không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Có như vậy việc kinh doanh mới có thể ổn định và phát triển lâu dài.