Chủ đề ngày Trái đất 2022 là gì

  • Môi trường xanh
  • Môi trường

Thứ năm, 10/03/2022 09:15 [GMT+7]

Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái Đất [Earth Day – ED - 22/4] là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Ngày Trái Đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

Ngày Trái đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường thì ngày Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Hiện nay, Ngày Trái Đất được điều phối bởi Mạng Ngày Trái đất [Earth Day Network] và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2009,Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bốngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất [International Mother Earth Day].

Ngày 22/4/2022 sẽ là Ngày Trái Đất lần thứ 51 trên thế giới. Ngày Trái Đất 2022 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 22/4/2022.

Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 ở Mỹ. Tuy nhiên, sau đó sự kiện toàn cầu này được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm. Hơn 20 triệu người và hàng ngàn trường học đã tham gia Ngày Trái Đất đầu tiên tổ chức ở Mỹ hôm 22/4/1970. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn khi thúc đẩy chính phủ Mỹ có những đạo luật mạnh mẽ hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ được đánh giá là người tiên phong trong việc cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn.

Kéo theo đó là sự ra đời mạng lưới Ngày Trái Đất [Earth Day Network - EDN] thu hút sự tham gia của gần 22.000 đối tác tại 192 quốc gia. Mỗi năm có hơn 1 tỷ người tham gia, hưởng ứng Ngày Trái Đất khiến cho nó trở thành một trong những phong trào lớn nhất thế giới.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Ngày Trái Đất 22/4 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009, trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức, nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái đất, kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người để chung tay bảo vệ hành tinh. Năm 2020, chủ đề được lựa chọn là “Hành động vì khí hậu”.

Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất [Earth Day Network] và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất [International Mother Earth Day].

50 năm qua, Ngày Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức để nhìn nhận về giá trị của môi trường tự nhiên, và qua đó kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người cùng chung tay bảo vệ Trái đất.

Ý nghĩa của Ngày Trái đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

  • Sự kiện Giờ trái đất năm 2022 được tổ chức vào tối 26/3
  • Liên Hợp Quốc: Trái Đất nóng lên làm sụp đổ hệ sinh thái
  • 'Bảo vệ tầng ozone để bảo vệ khí hậu Trái Đất' được truyền đạt từ trẻ 6 tuổi
  • Thử sống giản dị vì 'Mẹ Trái Đất'

Bạn đang đọc bài viết Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Ngày Trái Đất là gì?
  • Ngày Trái Đất 2022
  • Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất 22/4
  • Ngày Trái đất 22/4
  • ý nghĩa của Ngày Trái đất

Moitruong.net.vn – Ngày Trái Đất được Liên Hợp Quốc phát động tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

Ngày 22/4 năm nay sẽ là Ngày Trái Đất lần thứ 51 trên thế giới. Kể từ năm 1970 đến nay, Tổ chức vì Trái Đất [Earthday.org] đã và đang làm việc với hơn 75.000 đối tác tại hơn 190 quốc gia để thúc đẩy hành động tích cực bảo vệ hành tinh Trái Đất.

Hưởng ứng Ngày Trái Đất năm 2021, từ ngày 20 đến ngày 22/4, Tổ chức vì Trái Đất kêu gọi thế giới hãy cùng các nhà lãnh đạo thế giới có những hành động để ngăn chặn những thảm họa sắp tới của biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường; cùng nhau khôi phục Trái Đất.

“Khôi phục Trái Đất của chúng ta” cũng đồng thời là chủ đề của Ngày Trái Đất 2021 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid 19 và hướng tới khôi phục lại cuộc sống bình thường, khôi phục kinh tế và khôi phục Trái Đất.

Chủ đề Khôi phục Trái Đất của chúng ta tập trung vào quá trình tự nhiên và công nghệ xanh mới nổi có thể khôi phục các hệ sinh thái trên thế giới. Theo cách này, chủ đề bác bỏ quan điểm cho rằng giảm thiểu hoặc thích ứng là cách duy nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Ngày Trái Đất 2021 – “Khôi phục Trái Đất của chúng ta”

Google Doodle kỷ niệm Ngày Trái đất 22.4 bằng video truyền cảm hứng trồng cây.

Hình tượng trưng về Ngày Trái đất hàng năm của năm nay nêu bật cách mọi người có thể gieo hạt giống cho một tương lai tươi sáng hơn – mỗi lần một cây non!

Hành tinh mà chúng ta gọi là nhà tiếp tục nuôi dưỡng sự sống và truyền cảm hứng cho những điều kỳ diệu. Môi trường của chúng ta làm việc chăm chỉ để duy trì cuộc sống của chúng ta, và đổi lại kêu gọi chúng ta trả ơn.

Video Doodle của ngày hôm nay cho thấy nhiều loại cây khác nhau được trồng trong môi trường sống tự nhiên, một trong nhiều cách chúng ta có thể làm để giữ cho Trái đất của chúng ta khỏe mạnh cho các thế hệ tương lai.

Trong Ngày Trái đất 22.4 – và hàng ngày – Google khuyến khích mọi người tìm một hành động nhỏ mà họ có thể làm để khôi phục Trái đất của chúng ta. Nó nhất định sẽ bén rễ và nở hoa thành một thứ gì đó đẹp đẽ.

An Nhiên

Ngày Trái đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22-4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

Ngày 22-4 năm nay sẽ là Ngày Trái đất lần thứ 51 trên thế giới. Kể từ năm 1970 đến nay, Tổ chức vì Trái đất  [Earthday.org] đã và đang làm việc với hơn 75.000 đối tác tại hơn 190 quốc gia để thúc đẩy hành động tích cực bảo vệ hành tinh Trái đất.

Hưởng ứng Ngày Trái đất năm 2021, từ ngày 20 đến ngày 22-4, Tổ chức vì Trái đất kêu gọi thế giới hãy cùng các nhà lãnh đạo thế giới có những hành động để ngăn chặn những thảm họa sắp tới của biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường; cùng nhau khôi phục Trái đất.

“Khôi phục Trái đất của chúng ta” cũng đồng thời là chủ đề của Ngày Trái đất 2021 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid 19 và hướng tới khôi phục lại cuộc sống bình thường, khôi phục kinh tế và khôi phục Trái đất.

Chủ đề Khôi phục Trái đất của chúng ta tập trung vào quá trình tự nhiên và công nghệ xanh mới nổi có thể khôi phục các hệ sinh thái trên thế giới. Theo cách này, chủ đề bác bỏ quan điểm cho rằng giảm thiểu hoặc thích ứng là cách duy nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Rác ở hồ Uru Uru, ở Oruro, Bolivia, ngày 30-3-2021. Ảnh EPA.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu do Tổng thống Mỹ Biden khởi xướng

Vào ngày Trái đất năm nay, điều rất đặc biệt là sẽ diễn ra “Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về biến đổi khí hậu” vào ngày 22 và 23-4 và do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì. Đây là một trong những hoạt động nổi bật của các sự kiện kỷ niệm Ngày Trái đất năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các nhà lãnh đạo thuộc các quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu [12-12-2015].

Ngày 21-4, trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Mỹ tổ chức qua hình thức trực tuyến và sẽ có một bài phát biểu quan trọng.

Tổng thống Biden đã mời 40 nhà lãnh đạo thế giới bao gồm các nhà lãnh đạo quan tâm đến môi trường cùng với các nhà lãnh đạo từ các quốc gia bị đánh giá là gây ô nhiễm cao nhất, như Trung Quốc và Ấn Độ. Đây sẽ là cơ hội để tân tổng thống Mỹ cam kết ý định chống biến đổi khí hậu thông qua cuộc cách mạng năng lượng sạch cho các doanh nghiệp và tạo việc làm cho người dân. Sự kiện sẽ được phát trực tiếp để công chúng theo dõi.

Nhiều sự kiện được tổ chức vì Ngày Trái đất

Áp phích chính thức của Ngày Trái đất năm 2021. Nguồn: earthday.org.

Sẽ có hàng trăm sự kiện được tổ chức trên toàn thế giới trong sự kiện lớn nhất hành tinh này. Riêng Tổ chức vì Trái đất sẽ tổ chức “Ba ngày biến đổi khí hậu”, một hội nghị kéo dài ba ngày với nhiều hội thảo và thuyết trình.

Sự kiện bắt đầu vào ngày 20-4 với Hội nghị thượng đỉnh thanh niên toàn cầu do Tổ chức Earth Uprising chủ trì. Hội nghị thượng đỉnh thanh niên toàn cầu này gồm các hội thảo, bài phát biểu, thảo luận và thông điệp truyền đi với sự tham gia của những nhà hoạt động vì khí hậu nổi tiếng như Greta Thunberg, Alexandria Villaseñor và Licypriya Kangujam.

Tối 20-4, tổ chức Hip Hop Caucus và các đối tác tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến “We Shall Breathe”. Sự kiện kỹ thuật số này sẽ xem xét đến vấn đề công lý và công bằng cho vấn đề khí hậu và môi trường, mối liên kết của cuộc khủng hoảng khí hậu với các vấn đề ô nhiễm, nghèo đói, sự phân biệt chủng tộc và đại dịch.

Vào ngày 21-4, diễn ra Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đa ngôn ngữ kéo dài nhiều múi giờ khác nhau và có sự tham gia của các nhà hoạt động nổi tiếng từ các châu lục, tập trung vào vai trò quan trọng của các nhà giáo dục trong việc chống biến đổi khí hậu và lý do tại sao chúng ta cần giáo dục biến đổi khí hậu ngay bây giờ. Hội nghị do tổ chức Giáo dục Quốc tế [Education International] chủ trì với chủ đề Giáo dục vì Trái đất.

Song song với hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu nêu trên, Tổ chức Vì Trái đất sẽ tổ chức các hội thảo, các nhóm thảo luận đặc biệt nhằm tập trung vào chủ đề “Khôi phục Trái đất của chúng ta”, trong đó sẽ đề cập đến các quy trình tự nhiên, công nghệ xanh và tư duy đổi mới có thể khôi phục hệ sinh thái của thế giới. Các chủ đề được lựa chọn, bao gồm: Hiểu biết về khí hậu và môi trường; Công nghệ phục hồi khí hậu; Nỗ lực trồng lại rừng; Nông nghiệp tái sinh; Công bằng và công lý cho môi trường; Khoa học, giáo dục công dân về Trái đất và môi trường; Làm sạch thế giới và hơn thế nữa.

Tạo bức tranh tuyệt đẹp từ nhiều mảnh ghép của Trái đất

Để kỷ niệm Ngày Trái đất 2021, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ [NASA] sẽ tổ chức một sự kiện Ngày Trái đất trực tuyến từ ngày 21 đến 24-4, tập trung vào cách sống bền vững hơn trên hành tinh quê hương của chúng ta và khám phá mối liên hệ giữa Bầu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, rừng, cánh đồng, thành phố, chỏm băng và khí hậu của Trái đất.

Chương trình mang tên #ConnectedByEarth sẽ có các bài thuyết trình trực tiếp của các nhà khoa học NASA, các cuộc trò chuyện với các phi hành gia và nhà khoa học làm việc trong không gian, video, nội dung khoa học tương tác, một khu vui chơi thân thiện với trẻ em, một cuộc săn lùng xác thối, hàng trăm tài nguyên có thể tải xuống và hơn thế nữa.

Chương trình #ConnectedByEarth của NASA sẽ kết nối người tham gia trên toàn thế giới. Ảnh: NASA.

Ngoài ra, vào Ngày Trái đất và trong suốt cả tuần này, cá nhân mỗi người có thể ăn mừng với mọi người trên khắp hành tinh bằng cách đăng một hình ảnh lên phương tiện truyền thông xã hội về phần Trái đất kết nối bạn với hành tinh và gắn thẻ hình ảnh này với #ConnectedByEarth.

NASA cho biết, thông qua #ConnectedByEarth, những hình ảnh tập hợp của rất nhiều vùng khác nhau, con người và cả các sinh vật khác do mọi người chia sẻ sẽ tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp về nhiều mảnh ghép được kết nối với nhau trong thế giới của chúng ta.

Nguồn:

Video liên quan

Chủ Đề