Chú trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt để phát triển nông nghiệp là chính sách của thời kỳ nào

Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sống ngoài dày đặc với 2 con sông lớn gồm Sông Hồng, Sông Cửu Long và hơn 2300 con sông dài trên 10 km, 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Với điều kiện tự nhiên như vậy, từ xa xưa đất nước ta đã chú trọng và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề gắn liền với công tác thủy lợi. Tuy nhiên, với địa hình tương đối bằng phẳng so với mạng lưới sông ngòi thì về mùa mưa, lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Đến mùa khô thì dòng nước trên sông xuống thấp chỉ còn 20%-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước, khô cằn trầm trọng. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất và đời sống con người thì cần phải xây dựng hệ thống thủy nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

Cơ sở pháp lý

Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;

2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

3. Luật số 60/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Lập, phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Đê điều năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2020 ghi nhận định nghĩa về đê điều như sau:

“1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.”

Việt Nam là một quốc gia với địa hình ¾ diện tích là đồi núi cùng với mạng lưới sông ngòi đi qua núi dày đặc. Điều kiện tự nhiên này khiến cho vào mùa mưa, nước từ trên cao chảy về đồng bằng mạnh mẽ có thể gây ra sạt lở đất, lũ lụt nhấn chìm khu vực sinh sống của người dân. Chính vì vậy, việc đắp đê ngăn lũ tại các tuyến có sông đi qua là hết sức cấp thiết và cần có một chiến lược xây dựng cụ thể.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệp lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê

Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát theo định kỳ 5 năm hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể quốc gia, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi. Đồng thời, việc điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc và căn cứ đã được đề ra từ đầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê thuộc về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ sáu, 12/08/2022 14:08

TMO - Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng đến sản xuất nông nghiệp.

Theo dự báo, triều cường năm 2022 ở mức cao hơn nhiều năm gần đây, do vậy Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL theo dõi chặt chẽ dự báo dòng chảy, thủy triều từ cơ quan chuyên môn để xây dựng phương án phòng chống ngập lụt. 

Tổng cục Thủy lợi cho biết, hiện nay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã vào thời kỳ mùa lũ. Dự báo đỉnh lũ năm 2022 tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và trên báo động 1, thời gian xuất hiện vào nửa cuối tháng 10. Nguy cơ, lũ nội đồng ở vùng thượng nguồn ở mức không cao, cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Theo nhận định của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đỉnh lũ năm 2022 tại Tân Châu dao động ở mức 3,5 - 3,7 m, tại Châu Đốc (An Giang) dao động ở mức 3 - 3,2 m. Tuy nhiên, dự báo triều năm 2022 ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và các năm triều cao kỷ lục 2011, 2018, 2019, 2020, cụ thể: đỉnh triều cao nhất tại Trần Đề năm 2022 vào tháng 9 là 2,06m; tháng 10 là 2,49 m; tháng 11 là 2,64 m.

Chú trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt để phát triển nông nghiệp là chính sách của thời kỳ nào

Các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL cần chủ động phòng chống ngập lụt đối với sản xuất nông nghiệp 

Lũ nội đồng ở vùng thượng nguồn ở mức không cao, cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đến cuối tháng 8, mực nước đỉnh lũ được nhận định ở mức 3m tại Tân Châu (An Giang), với mức lũ này về cơ bản không ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè Thu. Tuy nhiên, triều cường năm 2022 được dự báo ở mức khá cao sẽ gây ra tình trạng ngập lụt, úng trên các khu vực thấp trũng thuộc vùng giữa và vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong trường hợp triều cường gặp mưa lớn. 

Để đề phòng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo dòng chảy, thủy triều do các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn và cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cập nhật và gửi định kỳ cho các địa phương.

Các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống đê bao, bờ bao, xác định cụ thể các vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy sự cố trong mùa lũ; khoanh vùng cây trồng trọng điểm cần tăng cường bảo vệ (cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao,…). Đồng thời, khẩn trương có phương án phòng, chống ngập lụt, úng; tổ chức gia cố, tôn cao các đoạn đê bao, bờ bao thấp yếu, đặc biệt các khu vực chịu ảnh hưởng của lũ kết hợp triều cường.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo dòng chảy, thủy triều do các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn và cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cập nhật và gửi định kỳ cho các địa phương. Tăng cường truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình lũ nội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng đến sản xuất, dân sinh.

Ngoài ra, các địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình nguồn nước, lũ nội đồng; các vùng sản xuất không có đê bao, bờ bao bảo vệ hoặc đê bao, bờ bao không đảm bảo an toàn phải thu hoạch trước thời gian ảnh hưởng của lũ.

Chú trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt để phát triển nông nghiệp là chính sách của thời kỳ nào

Dự báo triều năm 2022 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, các địa phương cần chủ động phòng chống 

Để tiếp tục khắc phục và chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó tập trung vào việc thực hiện nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, xác định công tác cứu hộ là "nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình" và rà soát phương án phòng, chống lũ, giảm ngập lụt ở hạ du.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.

Riêng đối với khu vực ĐBSCL, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi sát tình hình dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công để chủ động ứng phó và điều chỉnh sản xuất phù hợp, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Minh Hòa