Chu văn vương là ai

Phải đối với thầy như đối với phụ vương, hãy quỳ lạy bái người làm thầy, ngày ngày nghe thầy chỉ dạy”.

Chu Vũ vương qua nét vẽ của Mã Lân [馬麟], một họa sĩ vào thời Tống. [Ảnh wikipedia]

Những năm cuối triều Thương, Trụ Vương vô đạo, bạo ngược khiến bách tính khốn khổ, triều chính nhiễu nhương, thiên hạ loạn lạc. Chu Văn Vương là quân chủ của nước Chu nhỏ bé vẫn quyết định đứng lên tiêu diệt Trụ Vương để cứu giúp muôn dân trong thiên hạ. 

Ông luôn tìm kiếm những người có đạo đức cao thượng để trợ giúp mình. Một lần nghe nói Khương Tử Nha là một người có phẩm hạnh cao quý, học thức uyên bác, ông liền chọn ngày xem giờ, tắm rửa sạch sẽ, trai giới, cực kỳ thành kính tự mình đến mời Khương Tử Nha.

Trong lúc trò chuyện, Văn Vương thấy Khương Tử Nha là người lòng dạ bao la, tâm mang được cả thiên hạ, có tài cầm quân, lòng mang chí “tế thế an dân”, liền vô cùng cao hứng nói: “Tổ phụ ta lúc còn sinh thời từng nói với ta rằng sau này nhất định sẽ xuất hiện một vị Thánh nhân, người đó sẽ giúp ta phò Chu hưng thịnh”.

Văn Vương tiếp lời: “Ngài chắc chắn là vị Thánh nhân mà tổ phụ ta nói đến”. Nói dứt lời liền cúi đầu thỉnh Khương Tử Nha cùng mình trở về. Văn Vương mời Khương Tử Nha làm Tể tướng, lại bái ông làm thầy, một lòng xin thầy chỉ dạy phương thức, sách lược trị quốc, an dân. Từ đó nước Chu ngày cường thịnh.

Trước khi Văn Vương lâm chung, ông liền đem con trai là Vũ Vương phó thác cho Khương Tử Nha, rồi dặn dò con trai: “Phải đối với thầy như đối với phụ vương, hãy quỳ lạy bái người làm thầy, ngày ngày nghe thầy chỉ dạy”.

Vũ Vương nghe mệnh, tôn Khương Tử Nha làm Tướng phụ, ngày đêm cần mẫn học tập. Khương Tử Nha cũng không phụ lòng người, dốc lòng vì nước, phò tá Vũ Vương phạt Trụ, nhất thống thiên hạ, lập ra triều Chu tồn tại 800 năm

Sách Minh Đạo gia huấn [Dạy con sáng Đạo] viết:

Người có ba tình, phụng sự như nhau:

Cha mẹ sinh thành, ân vua vinh hiển

Công thầy truyền dạy

[Nguyên văn]

Nhân hữu tam tình, khả sự như nhất

Phi phụ bất sinh, phi quân bất vinh

Phi sư bất thành]

Con người có ba ân tình, đều phải phụng sự tôn kính như nhau, đó là Cha mẹ, Vua và Thầy.

Cha mẹ sinh ra ta, công lao nuôi nấng dưỡng dục lớn như trời bể, do đó phải hiếu kính mẹ cha, cảm ân công ơn cha mẹ sinh thành.

Vua bảo vệ và thi hành nền chính trị nhân đức để dân được sống yên ổn, xã hội thái bình thịnh trị, dân ắt có lòng cảm ân bậc quân vương minh hiển.

Thầy dạy bảo đạo lý làm người, truyền thụ tri thức, rèn rũa cho ta đức hạnh để ta có thể tạo lập công danh và phẩm cách tốt đẹp, nên không khi nào quên công ơn dạy dỗ của thầy.

Ghi nhớ ba ân tình đó là nền tảng đầu tiên cho sự trưởng thành của mỗi người

Hạnh Thi

Chu Văn Vương [chữ Hán:周文王] có thể là những nhân vật lịch sử sau:

Danh sách

  • Chu Văn Vương Cơ Xương [Tây Bá Văn Hầu thời Thương Ân, sau xưng vương tự lập, được hậu duệ là Chu Thánh Thần Đế truy tôn là Văn Đế]
  • Chu Văn Vương Vũ Văn Thái [quyền thần nhà Tây Ngụy, trước đó gọi là Văn Định Văn Công, sau được nhà Bắc Chu truy tôn làm Chu Văn Đế]

Xem thêm

  • Văn Vương
  • Thần Văn Vương
  • Hiếu Văn vương
  • Lương Văn Vương
  • Sở Văn Vương
  • Triệu Văn vương
  • Chu Ẩn Vương
  • Chu Thành Vương
  • Chu Hiếu Vương
  • Chu Ý Vương
  • Chu Trang Vương
  • Chu Khang Vương
  • Chu Điệu Vương
  • Chu Giản Vương
  • Chu Kính Vương
  • Chu Định Vương
  • Chu Huệ Vương
  • Chu Cung Vương
  • Chu Chiêu Vương
  • Chu Văn Đế
  • Chu Văn Công

Đây là trang định hướng liệt kê các bài hay chủ đề về những người có cùng tên gọi. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn cần quay lại bài đó để sửa lại liên kết đến đúng trang cần thiết.

Thể loại

Thể loại:

  • Trang định hướng nhân danh
  • Thụy hiệu

Chu Văn Vương, tên thật là Cơ Xương, năm sinh năm mất không rõ. Cơ Xương làm thủ lĩnh của tộc Chu, thời vua Trụ [nhà Thương] phong cho làm tước bá [tước thứ 3 trong 5 tước của phong kiến], còn gọi là Bá Xương.

Trong quyển “Đế Vương thế kỷ” nói ông ta có tướng mạo oai hùm, thân cao 10 thốn, ngực có 4 vú. Từ nhỏ, ông ta tham gia lao động thu hoạch cùng với nông dân rất quan tâm tới nỗi thống khổ của nhân dân. Sau khi nhận chức tước bá, ông ta rất coi trọng nhân tài, lễ hiền với kẻ sĩ xem trọng nhân tài thu phục được lòng dân, rất nhiều người tài đều đến nhờ cậy ông ta.

Bị vua Trụ giam giữ

Vua Trụ thấy thế lực của ông càng ngày càng mạnh liền mượn cớ giam giữ ông ở Hữu [nay thuộc phía Tây Bắc huyện Thang Dương tỉnh Hà Nam]. Cơ Xương tỏ ra rất tự nhiên không hề oán hận, ngồi nhàn rỗi ông chú tâm nghiên cứu Bát Quái, diễn hóa thành 64 quẻ quan tâm chu đáo tới mọi chuyện trong thiên hạ, là người đầu tiên viết bộ kinh thư “Chu Dịch” trong lịch sử Trung Quốc. Ông phát minh ra cái đàn 7 dây, sáng tác khúc nhạc “Bao U Thao” và thường biểu diễn.

Hạ thần của ông để mua sự tự do cho ông đã phải mang mỹ nữ, ngựa tốt, châu báu đến tiến cống vua trụ, cử ông Tản Tuyên Sinh mang lễ vật đến, còn vua Trụ nhìn thấy nhiều cống vật, vả lại thấy Cơ Xương không có thái độ tức giận, oán hận khi bị giam cầm nên đã thả Cơ Xương và vẫn cho nhận chức tước bá.

Sau khi được phóng thích

Đợi thời cơ phục thù

Sau khi được phóng thích, ông quyết tâm xây dựng tộc Thương thành một tộc hưng thịnh ngồi đợi thời cơ sẽ diệt trừ vua Trụ, rửa mối nhục. Tuy trong tay có rất nhiều võ tướng, nhân sĩ, nhưng vẫn thấy thiếu khuyết một người có tài văn võ để thống lĩnh toàn bộ và nung nấu tìm một người như vậy.

Gặp được Khương Tử Nha

Có một lần, Cơ Xương đi ra ngoại thành du lãm săn bắn, đi đến Bàn Khê [nơi đây thuộc một nhánh của sông Vị Thủy] thấy một ông già khoảng 70, tóc điểm bạc đang ngồi câu cá, tuy ngồi câu cá nhưng ông già lại lẩm bẩm “Có người muốn câu cá, có người muốn câu cá”. Cơ Xương rất ngạc nhiên liền đi đến ngồi nói chuyện với ông già đó. Ông già am hiểu thiên văn, thông thạo địa lý, hiểu biết tình tình trong thiên hạ mang trong lòng chí lớn, đúng là một người toàn tài cả văn lẫn võ. Cơ Xương vui mừng phấn khởi, vội vàng mời ông già về cung lập làm Quốc sư và phong làm tể tướng, thống lĩnh toàn bộ về chính trị và quân sự. Ông già tên là Khương Tử Nha hay còn gọi là Khương Thái Công, Thái Công Vọng, Sư Thượng Phụ.

Dưới những mưu sách kế hoạch của Khương Tử Nha, tộc Thương đã chỉnh đốn lại nội bộ phát triển sản xuất, đề xướng lễ nghĩa, khiến cho quốc thái dân an, quân đội hùng mạnh. Sau đó đánh bại các bộ tộc như Khuyển Nhung, Mật Tu; tiêu diệt vây cánh của vua Trụ như: tộc Lê [ở phía Tây Nam thành phố Trường Trị tỉnh Sơn Tây ngày nay], tộc Hàn [nay ở phía Tây Bắc huyện Tân Dương tỉnh Hà Nam], tộc Sùng [nay ở phía Bắc huyện Tung tỉnh Hà Nam] Và đã chọn đất đai của tộc Sùng làm đô thành làm bàn đạp tiến công triều Thương.

Những năm cuối đời

Cơ Xương vào những năm cuối đời đã giành được 2/3 đất đai trong thiên hạ, phía Tây kéo đến Thiểm Tây, Cam Túc; phía Đông Bắc kéo đến [Sơn Tây] Lê Thành, phía Đông kéo đến Tâm Dương [Hà Nam]. Phía Nam lấn tới lĩnh vực sông Trường Giang, sông Hán Thủy, sông Nhũ Thủy, tạo ra một thế đất thuận tiện để tiến công đô thành Triều Ca của nhà Thương, làm cơ sở vững chắc để tiêu diệt nhà Thương.

Lúc chuẩn bị chín mùi diệt nhà Thương, Cơ Xương lại bị bệnh nặng, ông ta biết mình không qua khỏi, sai gọi con trai là Cơ Phát đến dặn đúng 3 câu:

+ Câu thứ nhất là: “Nhìn thấy việc tốt, không được sao nhãng, phải tích cực làm ngay”

+ Câu thứ hai là: “Thời cơ đến, không được do dự, phải tóm bắt lấy ngay”.

+ Câu thứ ba là: “Nhìn thấy việc xấu, phải tránh xa”.

Vài ngày sau, ông ta từ giã cõi đời. Sau khi Cơ Xương chết, ông được lập thái miếu lấy hiệu là Chu Văn Vương

Đế Vương Trung Hoa,

Video liên quan

Chủ Đề