Chùa chân giáo ở đâu

Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A về phía Nam đến thị trấn Nghèn tại km số 31 rẽ hướng Đông theo đường Liên Hương 18km sẽ đến chùa Chân Tiên, Chùa thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà.

Chùa chân giáo ở đâu

 

Dịp vừa rồi ghé thăm Chùa Chân Tiên tôi có được đọc xem bài thơ này của một vị cố nhân, không rõ cụ là ai, chi thấy đề tên hiệu cụ là Thạch Đường, tên thật là Võ Hoàng Hóa, thấy bài thơ quá hay nên hôm nay viết lên đây xin giới thiệu tới chư vị khắp nơi cùng thưởng thức.

Non tiên đâu đó

Núi Am đây nào có kém xa chi, Cảnh thiên nhiên cũng lắm thú thanh kỳ Khách phong nhã không xem thì cũng thiệt. Chót vót đầu non cài bóng nguyệt Gập ghềnh lối đá uốn thang mây, Khách trèo non mỗi bước thêm say Đó cảnh lạ nhìn đây thêm cảnh lạ. Người đá,ngựa,thuyền,voi,lợn đá Đá bàn cờ,đá cối giã cối xay Đá vợ chồng tình son sắt cũng hay hay, Đá mười hai cửa xưa nay chừng hiếm có Trèo từng động để nhìn xem cho rõ. Bằng cây Mai đây một chỗ xinh tươi Vẽ thiên nhiên khi Phượng hóa gốc chồi, Câu Cẩm Tú giục người ni lắm khúc Hang Phật thâm nghiêm bên động Trúc Bước thê nhân Trần tục có hay đâu. Bóng thiều quang khi nắng mới giải màu Hoa muôn thứ ánh vàng châu thêm sắc, Chàm Thạch Động ai tô màu thủy mặc Chùa Chân Tiên xa nức tiếng danh lam Thú kỳ quan đây một cảnh siêu phàm. Khách tao mặc đi về không biết mỏi Hương Giác Ngạn trăm ba sương tắm gội Nhạc Nghê Thường muôn lớp lá thông reo, Bóng Tây Thiên khi rực sáng bên đèo Màu hoa gấm tưởng chừng đây Thứu Lĩnh Dòng nước suối giọng đưa kinh đủng đỉnh Tiếng chuông chiều thức tỉnh những ai đây? Bầu càn khôn như thu lại chốn này Bàu Tiên đó bóng trời mây gương đẹp quá! Đá ông lão trước của chùa cành lá tỏa Dấu chân Tiên trên chàm đá đứng hiên ngang, Thú rồng mây thêm một cảnh nữa huy hoàng Chùa Long Điển,chùa Vân Am hội đó. Nền hoàng thạch trước hàm rồng cây bóng rễ Đài Sơn Tinh trên chàm đá cỏ hoa phiêu, Bể trùng dương khi ngắm cảnh trưa chiều Buồm khơi lộng dập dìu muôn cánh lượn. Khách du ngoạn những ai nào chưa tới chốn Cảnh bồng hồ âu cũng vốn nọ tìm chi, Đây thanh cao tráng lệ cả thành kỳ Đẹp cho phong thổ vui vì nước non

Thật nên thắng cảnh xa đồn.


 

Khi bắt đầu đọc bài thơ này tôi liên tưởng ngay tới bài "Hương Sơn Phong Cảnh Ca" của Chu Mạnh Trinh viết trong dịp ghé thăm Chùa Hương ở ngoài Bắc mà ngày xưa chúng ta được học trong chương trình văn học phổ thông, đọc thấy hai bài thơ này quả thật chả hề thua kém nhau về mặt gì, bài nào cũng là thơ tiên tuyệt diệu, khi đó mới à, à, đất Hà Tĩnh mình cũng có lắm nhân tài mà lâu nay con cháu mình không biết đó thôi. Mong các bạn cùng đọc xem và thưởng thức bài thơ của cụ. Giờ đây không biết cụ ở chốn nao trong vũ trụ nhưng chắc rằng cụ đã đang vui thú tiêu dao bầu rượu gót Tiên chốn Non Bồng rồi.

Trở lại với Chân Tiên, ở ngoài Bắc hay ở đâu đó cũng có những chùa mang tên vậy, ở đây tôi chỉ nói về Chùa Chân Tiên ở Lộc Hà - Hà Tĩnh quê tôi, Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A về phía Nam đến thị trấn Nghèn tại km số 31 rẽ hướng Đông theo đường Liên Hương 18km sẽ đến chùa Chân Tiên, Chùa thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà. Theo đó thì Chùa Chân Tiên được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13). Là một ngôi chùa khá đẹp trên núi Tiên Am, nằm cuối dãy Ngàn Hống (Hồng Lĩnh) ở sát biển Đông. Đứng trên chùa nhìn xuống là những rừng thông xanh trùng điệp. Đi về bốn phía xung quanh chùa Chân Tiên, du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp và chứng tích gắn với những truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn như: cây đa nơi Thái Thượng Lão Quân nghỉ mát, dấu Chân Tiên, chùa Bồn Sơn thờ Phật Tổ, bàn Cờ tiên, nền Sơn Tinh, nền Hoàng Thạch, Bàu tiên v.v.


Chùa chân giáo ở đâu

Chùa chân giáo ở đâu


Dấu chân Tiên còn lưu lại trên núi

Núi Am Tiên là một trong hệ thống 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh, được tôn xưng là “Am Tiên đệ nhất danh lam” nổi tiếng khung cảnh nên thơ hùng vỹ. Sự ra đời của ngôi chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết Tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xưa. Để lên tới Chùa chúng ta phải leo hàng trăm bậc đá mới đặt chân lên đến đỉnh Am Tiên, nơi có chùa Chân Tiên ngự trị. Ai đã từng đặt chân đến đây đều không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp như một chốn thần tiên. Cũng vì thế mà người ta phong cho nơi đây là “Am Tiên đệ nhất danh lam”. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, vào ngày 3/3 Âm lịch bà con nhân dân, các vị tăng ni phật tử, du khách và đạo hữu gần xa lại về lễ chùa vãng cảnh, cầu nguyện và trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân địa phương, một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của những người con quê hương Thịnh Lộc và trong vùng này. Chùa có nhiều dấu tích mang màu sắc huyền bí về chốn thần Tiên được cha ông Truyền tụng qua nhiều đời, Nào là Chuyện Tiên giáng Trần và Lưu lại dấu chân trên đá cùng dấu chân ngựa, ngoài ra gần chùa trên nền đá Hoa cương bằng phẳng còn có in hằn dấu chân mà dân gian tương truyền là dấu chân của ông Bành Tổ để lại, cạnh chùa có giếng Tiên mặc dù chỉ sâu khoảng 2 mét nhưng nước không bao giờ cạn thường được dân trong vùng tới xin lấy về để uống, rồi có bụi Mai* tương truyền của một Tiên nữ ngày xưa đã trồng luôn luôn xanh tốt bất kể thời tiết nóng hay lạnh, cảnh đẹp khiến khách tao nhơn tới đây từng đã thốt lên rằng:

“Kỳ lạ thay tiên giáng mấy ngàn năm Dấu chân tiên vẫn còn trên mặt đá Là xứ Tiên nên núi rừng đẹp lạ

Hay núi rừng đẹp quá Tiên say”

Chùa chân giáo ở đâu

Giếng nước nằm trong khuôn viên chùa được người dân gọi là Giếng Thần


__________________
Chú giải:
*Mai:
 là một loại của họ Tre (tre, nứa, lồ ô, mét, mai..) bài có sử dụng tư liệu từ nguồn từ internet.

Trúc Lâm Sen

Chùa chân giáo ở đâu
Chùa Chân Tiên tên chữ Phúc Lâm Tự, tương truyền được lập vào khoảng thế kỷ 12, địa chỉ ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chùa Chân Tiên quay mặt về hướng tây, tam quan cùng hai cổng phụ đều mở ra phố Bà Triệu. Mặt bằng xây dựng chùa được làm theo kiểu mẫu “nội Công ngoại Quốc”. Sau tam quan với gác chuông là sân trước, bên phải có vườn tháp mộ, bên trái có nhà tưởng niệm liệt sỹ. Tiền đường rộng 5 gian cửa bức bàn, kết nối với hậu cung thành hình chuôi vồ. Chùa có các điện thờ Tam bảo, thờ Quan Âm, thờ Tổ và thờ Mẫu. Hai bên tiền đường có cửa ngách thông với hai hành lang vào dãy nhà thờ và hậu cung ở quanh sân sau.

Theo truyền thuyết, chùa vốn được dựng vào đời vua Lý Thánh Tông (thế kỷ 12). Ngoài ra còn có một giả thiết lịch sử về sự liên quan của di tích chùa này đến hội thề Đông Quan năm 1427 giữa vua Lê Lợi và hàng tướng Vương Thông, tư lệnh chỉ huy quân xâm lược nhà Minh.

Ban đầu chùa có tên là Báo Thiên, toạ lạc trên một mảnh đất giữa hai thôn Tiên Thị (chợ Tiên) và Chân Sơn Minh Cầm (tức Chân Cầm), thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên của Thăng Long (vị trí khu vực Nhà Thờ Lớn hiện nay).

Đến thế kỷ 18 chùa Báo Thiên bị di rời tới thôn An Phụ tức Phụ Khánh, tổng Tiền Nghiêm (khoảng phố Thợ Nhuộm – Lý Thường Kiệt ngày nay). Vào thời chúa Trịnh, chùa là nơi thờ Tống Thiên Thần vương, một người đã giúp Trịnh Liễu đặt quý địa. Theo báo Hà Nội Mới thì chùa được đổi tên là Chân Tiên nhằm ghi nhớ nguồn gốc từ hai thôn Tiên Thị và Chân Cầm.

Cuối thế kỷ 19, khi lấy đất xây Toà án và trại giam Hỏa Lò, thực dân Pháp đã chuyển chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh về phía nam đến đất làng Thể Giao (tức Thái Giao) cũng thuộc tổng Tiền Nghiêm cũ. Thành phố Hà Nội dần dần mở rộng, phố Bà Triệu được kéo dài về phía nam và chạy qua đây. Đình và chùa cố định ở đó cho đến nay.

Chùa vẫn giữ được một số mảng chạm khắc trên kiến trúc, tượng, di vật, đồ thờ tự, đồ tự khí, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18, 19. Hiện có 40 pho tượng tròn được tạo tác từ cuối thời Lê đến đầu thế kỉ 20. Ngoài ra cũng còn lại một số đồ quý khác như một bộ ván in gồm 237 bản khắc kinh lăng gia tâm ấn và một quả chuông đồng đúc vào thời Mạc.

Trong chùa Chân Tiên có một đôi câu đối tương truyền do chính vua ban, trong đó nêu tên cả đình lẫn chùa:

“Chân Phật xuất linh quang pháp giá tùy lâm giai lạc cảnh

Tiên nhân tằng phụ khánh gia danh triệu tích tự hoàng ân”

Ngày 2-3-1990, chùa Chân Tiên và đình Phụ Khánh (cùng trong một cụm di tích tại 151 phố Bà Triệu) đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật quốc gia. Chùa đã được trùng tu, xây lại nhiều lần. Trụ trì hiện nay là ni sư Thích Đàm Luận.

[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2017/11/Chùa-Chân-Tiên.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: chua chan tien.docx”]

Hits: 601

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

TAG

CHÙA CHÂN GIÁO