Có cần thông báo mẫu dấu không

Tôi mới thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hiện tôi đang muốn làm con dấu cho doanh nghiệp của mình. Vậy cho tôi hỏi quy định của pháp luật về con dấu của doanh nghiệp? Và có hạn chế tối đa con dấu không? Nếu trong quá trình hoạt động tôi muốn thay đổi con dấu doanh nghiệp thì làm thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Quy định của pháp luật về con dấu của doanh nghiệp?

Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

"1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Tuy nhiên, quy định trên về con dấu của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 đã hết hiệu lực. Và theo Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành chỉ có quy định về dấu của doanh nghiệp dưới đây.

Có cần thông báo mẫu dấu không

Doanh nghiệp tư nhân

Có quy định hạn chế số lượng tối đa dấu của doanh nghiệp tư nhân không?

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp cụ thể như sau:

“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật."

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của quy chế do doanh nghiệp có dấu ban hành và doanh nghiệp tư nhân sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật không giới hạn số lượng tối đa dấu của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.

Có quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp tư nhân không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Doanh nghiệp tư nhân có phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:

"1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp."

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành không đề cập đến nội dung mà con dấu phải thể hiện.

Theo Điều 34 Nghị Định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 34. Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
2. Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu”.

Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế nghị định trên không còn quy định nội dung này. Như vậy đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.